Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
- Giống :
Ca dao tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy ,kinh nghiệm sống ,kinh nghiệm tìm hiểu cachiện tượng thiên nhiên thời tiếtkhi hậu mùa màng.
- Khác :
Ca dao thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn
Tục nmgữ thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn,xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao .
-Ca dao thì là những câu thơ, thường là lục bát, thể hiện đời sống tình cảm của ông cha ta.
-Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, thể hiện kinh nghiệm sống như về thời tiết, kinh nghiệm săn xuất,...
Trả lời
Tục ngữ gồm có 6 chũ
Ca dao gồm có 5 chữ
đấy là điểm khác nhau
*Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm,một luân lý, có khi là một sự phê phán
*Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà nhiều người
đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn
*Ca Dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói, ranh giới giữ ca dao và dân ca không rõ
Giống: Đều là những thể loại văn học dân gian. Khác: -Ca dao là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. -Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội)
"Tục" là thông tục, dân dã. Tục ngữ là những lời nói được dân gian đúc kết lại về kinh nghiệm, ứng xử thông qua các sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Khôn sống mống chết; Con dại cái mang; Đời cha ăn mặn, đời con khát nước; Được múa lúa úa mùa cau, được mùa cau đau mùa lúa; Mắt lác đổ tại hướng đình;
"Ca" là hát. "Dao" cũng là hát. Ca dao là lời hát trong dân gian thể hiện tình cảm yêu thương, tình yêu thiên nhiên đất nước con người... nó được viết theo lối có vần điệu, dễ đọc dễ nhớ, thường theo câu thơ 6 - 8.
Trong đầm gì đẹp bằng sen...
Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em đứng 1 mình cũng xinh.
1. Ca Dao là những bài ca ngắn có vần, điệu để nói lên quan niệm về Vũ trụ, Thiên nhiên, Cuộc sống, Con người, và Xã hội
2. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
tục ngữ
- Con gái còn son không bằng to don Vạn Tượng
- Quảng Ngãi đãi ra sạn
- Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định hay lo, Thừa Thiên ních hết
- Ai về Quảng Ngãi
Cho tui gởi ít tiền.
Mua dùm miếng quế lâu niên
Đem về trị bệnh khỏi phiền bà con
- Chim mía Xuân Phổ
Cá bống sông Trà
Kẹo gương Thu Xà
Mạch nha Mộ Đức
- Phải đâu chàng nói mà xiêu
Tại con cá bống tại niêu nước chè
- Nghèo thì nghèo, nợ thì nợ
Cũng kiếm cho được con vợ bán don
Mai sau nó chết cũng còn cặp vị
- Sớm mai anh ngủ dậy
Anh súc miệng
Anh rửa mặt
Anh xách cái rựa quéo
Anh lên hòn núi Quẹo
Anh đốn cây củi còng queo
Anh than với em cha mẹ anh nghèo
Đôi đũa tre yếu ớt không dám quèo con mắm nhum.
- Ở đây mía ngọt nhiều đường
Tìm trai xứ Quảng mà yêu cho rồi
- Nước mía trong cũng thắng thành đường
Anh thương em thì anh biết chớ thói thường ai hay
- Thiếp gửi cho chàng, một cục đàng rim, một tiềm đường cát
- Bậu về nhớ ghé Ba La, mua cân đường phổi cho ta với mình
- Ruộng đồng mặt nước tăm te
Một đàn gà nước bay về kiếm ăn
- Nhất trong là nước phèn trôi
Nhất béo nhì bùi là cá rô câu
- Thương em vì cá trích ve
Vì rau muống luộc vì mè trộn măng
- Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông bí nấu chè hạt sen
- Ví dầu cá bống chặt đuôi
Tôm he bóc vỏ mà nuôi mẹ chồng
- Cần chi cá lóc cá trê
Thịt chuột thịt rắn nhậu mê hơn nhiều
- Khế chua nấu với ốc nhồi
Tuy nước nó xám nhưng mùi nó ngon
ca dao
Chim mía Xuân Phổ
Cá bống sông Trà
Kẹo gương Thu Xà
Mạch nha Mộ Đức
Phải đâu chàng nói mà xiêu
Tại con cá bống tại niêu nước chè
Con gái còn son
Không bằng tô don Vạn Tượng
Nghèo thì nghèo, nợ thì nợ
Cũng kiếm cho được con vợ bán don
Mai sau nó chết cũng còn cặp vị
Sớm mai anh ngủ dậy
Anh súc miệng
Anh rửa mặt
Anh xách cái rựa quéo
Anh lên hòn núi Quẹo
Anh đốn cây củi còng queo
Anh than với em cha mẹ anh nghèo
Đôi đũa tre yếu ớt không dám quèo con mắm nhum.
- Bao giờ núi Ấn hết tranh
Sông Trà hết nước anh đành xa em
- Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh
Liều mình lén mẹ theo anh phen này
- Ai về núi Ấn sông Trà
Có thương cô bậu ghé nhà mà thăm
- Ai về núi Bút, Quán Đàng
Núi bao nhiêu đá dạ thương chàng bấy nhiêu
- Ba La, Vạn Trường, Cầu Mông
Chạy quanh chạy quéo cũng về đồng Ba La
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc. Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học.
Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.
VD:
- Ca Dao: Ở hiền gặp lành.
- Tục Ngữ: Nhân chi sơ tính bổn thiện
-Ca dao thì là những câu thơ, thường là lục bát, thể hiện đời sống tình cảm của ông cha ta.
-Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, thể hiện kinh nghiệm sống như về thời tiết, kinh nghiệm săn xuất,...
1. Ca Dao là những bài ca ngắn có vần, điệu để nói lên quan niệm về Vũ trụ, Thiên nhiên, Cuộc sống, Con người, và Xã hội
2. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.