Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thứ tự: Tổng hợp → Phân tích → Quy nạp → Diễn dịch
b, Trong lời tựa Trích diễm thi tập:
+ Thao tác lập luận sử dụng: thao tác phân tích
+ Ý nghĩa: chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt
- Trong đoạn trích Hiền tài là nguyên khí quốc gia:
+ Từ câu 1 đến câu 2: tác giả dùng thao tác phân tích xem xét mối quan hệ giữa hiền tài, sự phát triển của đất nước
+ Từ câu 2 đến câu 3: thao tác diễn dịch: Tác giả dựa vào luận điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” để đưa ra luận điểm đầy thuyết phục: coi trọng, bồi đắp nhân tài cho đất nước
- Dẫn chứng rút từ lời tựa: “ Trích diễm thi tập”. Tác giả sử dụng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý, bộ phận vào một kết luận chung, khiến kết luận ấy mang toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng trước đó.
Dẫn chứng rút ra từ bài Hịch tướng sĩ, tác giả sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng khác được sử dụng làm kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” càng trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục người người nghe về lí trí, tình cảm
- Nhận định 1: chỉ đúng khi tiền đề biết chân thực, cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó, kết luận mang tính tất yếu, không thể bác bỏ, không phải chứng minh
- Nhận định 2: chưa chính xác. Quy nạp không được xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì kết luận được rủ ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn chờ thực tiễn chứng minh
- Nhận định 3: đúng. Phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm sự vật, hiện tượng mới được hoàn thành
- Lí lẽ: Nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.
- Dẫn chứng: Hoạ sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày.
- Lí lẽ: Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên hoạ sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.
- Dẫn chứng: Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không thể mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hoà nhập cùng thiếu nữ thì không khắc hoạ được thiếu nữ
a. Các từ ngữ liên kết: nếu, có lẽ, thật ra
b. Các từ ngữ liên kết: Nhưng, Từ những nét mực
- Ý kiến của tác giả vô cùng đúng đắn, chính xác. Bởi “nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vị” của chữ là những lớp nghĩa chung, được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, bất kì ai cũng hiểu. Vì vậy, người làm thơ phải tạo ra được những con chữ riêng cho bản thân mình.
- Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những bằng chứng, lí lẽ là:
+ Con người là một phần của thế giới, nằm trong nó và quan sát nó. Niềm tin, tư tưởng, tín ngưỡng của con người đều được hình thành từ sự quan sát bên trong thế giới, gắn với thế giới. Vậy nên con người chỉ là một phần rất nhỏ bé của vũ trụ to lớn này.
+ Bằng chứng về sự thông tin về nhau của tự nhiên như một giọt mưa chứa thông tin về sự xuất hiện của đám mây đen, áo hiệu trời mưa; đồng hồ chưa thông tin về thười gian trong ngày giúp ta xác định giờ làm việc;… và cuối cùng não của con người chính là nơi chứa tất cả những thông tin được tích lũy qua kinh nghiệm.+ Con người không thể tách khỏi tự nhiên; các giá trị đạo đức, tình yêu của con người đều mang tính hiện thực. Giá trị cảm xúc của con người làm nên xã hội và cũng là biểu hiện của tự nhiên.
+ Tự nhiên là nhà của con người, thế giới đa dạng, đầy màu sắc là nơi con người học hỏi, cư trú, nơi tìm hiểu và thỏa mãn sự hiếu kì bẩm sinh của con người.
- Những thông tin khoa học trong văn bản giúp cho những luận điểm chính trong văn bản sáng rõ hơn, logic hơn và có thêm sức thuyết phục cho việc nêu ra các bằng chứng, lí lẽ chứng minh luận điểm.
+ Với ý kiến thứ nhất: “Thơ gắn liền với những cảm xúc bộc phát, bốc đồng, làm thơ không cần cố gắng”, tác giả nêu ra lý lẽ “những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi” và đưa ra dẫn chứng “làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời” cùng câu nói của Trang Tử: “vứt thánh bỏ trí”.
+ Với ý kiến thứ 2, tác giả phản đối bằng cách đưa ra ý kiến ngược lại: “Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ” và đưa ra các dẫn chứng là những nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go.
- Ý kiến của bản thân: Trước hết, những tranh luận về thơ của Lê Đạt là vô cùng xác đáng. Nhưng với tôi, thơ cũng có thể gắn liền với những cảm xúc bộc phát và là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt. Vì thơ thường xuất phát từ sự đồng cảm, những rung động bên trong con người.