K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2016

À ơi…! Con đã lớn lên từ lời ru của mẹ sao, mẹ ơi! Lời mẹ ru bên nôi em con sao ngọt ngào, sao êm ái, khiến lòng con nhớ đến những ngày được mẹ địu trên lưng, được mẹ ru con ngủ. Con nhớ quá mẹ ơi, con muốn bé lại để được nằm trên lưng mẹ, để lại được mẹ ru ạ ời…

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

Câu thơ của Nguyễn Duy rất trữ tình mà vẫn đậm chất triết lí sâu xa. Dẫu có “đi trọn kiếp con người” con cũng chẳng thể đi hết “mấy lời mẹ ru” bởi tình mẹ là thiêng liêng, bao la vô tận, là bất tử; dẫu có “đi trọn kiếp con người” con vẫn mãi chỉ là một đứa bé trong lời ru ầu ơ của mẹ. Lời thơ lắng đọng lại một tình yêu thương vô bờ của đứa con với mẹ mình. Con bối rối, con bâng khuâng và con yêu biết mấy lời mẹ thiết tha trong tận sâu trái tim con. Nhà thơ đã nói hộ lòng con rằng: “Mẹ ơi, con yêu mẹ biết nhường nào!”. Con vẫn biết "Con dù lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con ", bước chân mẹ sẽ luôn theo chúng con đến trọn kiếp người. Mẹ bên con, mẹ ru con mãi mãi. Mẹ ru con bằng cả tấm lòng, bằng cả tình thương; mẹ ru con bằng cả trái tim mẹ cả! Hỡi tất cả những đứa con yêu quý, hãy ghi nhớ lấy những lời thơ như một chân lí ấy: "Ta đi trọn kiếp con người / Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru" .

 

“Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”, mẹ đã cho con cuộc sống đầy tình yêu thương và niềm hạnh phúc. Những lời ru ấm áp tình thương ấy đã cho con giấc ngủ yên lành. Con dù đã lớn, nhưng trong đêm những lúc con trở mình, đôi tay gầy của mẹ vẫn vỗ nhẹ vào con, đưa con vào giấc ngủ sâu. Làm sao con có thể quên cái cảm giác ấm áp khi được mẹ “vỗ về” cơ chứ! Mẹ lúc nào cũng thương yêu, đùm bọc, cũng chở che con trong vòng tay. Nhưng mẹ ơi, con chợt thấy buồn khi nhận ra trong cái thế kỉ hiện đại này, có nhiều người đã không còn biết hát ru con, họ để con nằm trong cái nôi ấm áp chăn đệm chứ không phải như mẹ đã ôm ấp con. Con hãnh diện biết bao vì con được lớn lên từ vòng tay mẹ. Mẹ đã địu con trên lưng những lúc trồng lúa, trồng khoai chỉ vì mẹ sợ con tỉnh dậy không có mẹ ở bên. Mẹ bảo: “Mẹ cõng mày còng cả lưng, khổ lắm, nhưng mà yên tâm, để mày ở nhà nhỡ dậy chả có ai bế lại khóc hết hơi thì tội. Thế mà mày tè cả lên người mẹ đấy”. Mẹ vừa nói vừa cười, tiếng cười của mẹ tự nhiên cứ hằn sâu trong con. Cuộc sống vất vả của mẹ đã cho con tình thương. Giờ đây khi con đã lớn khôn, mẹ vẫn gọi con là “con ranh”, vì con vẫn chỉ là một đứa bé không thể thiếu đôi tay mẹ ở bên.

Trong tim con có bao thứ tình cảm đẹp đẽ, nhưng tình yêu mẹ luôn là đẹp nhất. Mẹ có nhớ cái lần con đi chơi nhà bạn Hoa sau giờ tan học đến tận mười hai giờ trưa? Mẹ đã lo lắng, đạp xe khắp làng vừa tìm con, vừa khóc. Lần ấy, mấy cái vụt vào chân, con đã khóc nức lên, mẹ nghiêm khắc nói: “Không được khóc nữa, còn khóc mẹ lại vụt, rõ chưa?”. Nhưng mẹ ơi con đã thấy, lúc quay lưng đi mẹ đã khóc thầm. Con hứa sẽ không bao giờ như thế nữa đâu. Mẹ có nhớ không, lần đầu tiên con lỡ giận mẹ ấy, chỉ vì con còn nhiều bài tập mà quên béng đi chậu quần áo chưa giặt. Mẹ nhắc nhẹ nhàng, thế mà con lại gắt gỏng: “Con sẽ giật là được chứ gì”. Lúc ấy con cứ nghĩ “mình chẳng có lối gì cả, đâu phải tại mình lười”. Nhưng cả ngày hôm đó con đã đóng kín cửa phòng, hối hận “tại sao mình lại có thể hỗn láo với mẹ như thế được…”. Cho đến khi mẹ gọi con xuống ăn cơm và thủ thỉ: “Con gái của mẹ đà lớn rồi, con cần làm những công việc vặt trong nhà, dù nhiều bài tập thế nào nếu con biết sắp xếp thời gian biểu của mình hợp lí thì con vẫn có thể giúp mẹ cơ mà, đúng không con yêu!”. Mẹ thật tuyệt vời, mẹ là người tuyệt vời nhất của con. Mẹ dã ở bên con, nhắc nhở và dạy con cách làm người, mẹ luôn là người đỡ con dậy mỗi lần bị điểm kém, mỗi lúc con gặp khó khăn. Nhưng mẹ ơi, con chợt th

Thêm một người quả đất sẽ chật hơn

Nhưng thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt

(Đồng dao trước hoàng hôn)

Làm sao con có thể sống hạnh phúc được nếu thiếu mẹ. Hỡi những người con trên trái đất này, đừng bao giờ để mẹ mình phải buồn phiền, hãy yêu mẹ nhiều hơn nữa và đừng để tình yêu muộn màng sẽ biến thành ân hận…

Con không thể tưởng tượng được nỗi đau xé ruột của một người mẹ khi mất đi đứa con của mình. Vậy mà hiện nay con thấy có những người mẹ lại có thể bỏ rơi con. Tất nhiên họ cũng chẳng dễ gì mà dứt đi đứa con thân yêu của mình như thế. Có người vì không đủ khả năng để cho con một cuộc sống tốt đẹp , có người vì hoàn cảnh ép buộc không thể nuôi con ở bên, lại có người vì không thể sống chung với chồng… Tại sao họ không thể vượt qua hoàn cảnh? Oái oăm hơn, lại có cả người mẹ coi con như người dưng nước lã. Tất cả đã để lại cho những đứa con của họ nỗi đau đớn nặng nề , những đứa trẻ đó thật bất hạnh vì chúng thiếu thốn tình cảm vô cùng. Cuộc sống như thế chỉ đẩy những cay đắng mà thôi. Người bạn của con đã phải sống cực nhọc, vất vả cũng vì lẽ đó. Bô mẹ Ngân li hôn khi mới sinh ra Ngân, bố bỏ lên Thái Nguyên lấy vợ lẽ được mấy tháng thì bị nghiộn, mẹ thì về nhà chị gái, hai con người ấy để lại đứa con bé bỏng sống với ông bà đã già yếu. Cuộc sống của Ngân rất khổ cực với những nỗi đau chất đầy. Bố Ngân mất vì nhiễm HỈV giai đoạn cuối, người bà quá đau khổ cũng đi theo con. Ngân bơ vơ, lạc lõng, sống cùng với người ông bị dị tật, cuộc sống lại càng thiếu thốn, lam lũ hem. Ngân phải tự đi kiếm sống. Đến nước này rồi mà mẹ Ngân vẫn thờ ơ. Cảnh ngộ éo le đến thế là cùng. Xã hội đang trên đà thay đổi với những hiện đại hoá. Xã hội cũng đang làm thay đổi cả con người. Bây giờ, có một hiện thực rất phổ biến trong suy nghĩ của nhiều người mẹ. Họ nghĩ rằng chỉ cần lo cho con một cuộc sống tiện nghi, giàu có là đủ, họ chỉ cố kiếm thật nhiều tiền mà quên một điều rằng: Những đứa con của họ cần hơn bao giờ hết tình yêu của mẹ dù cuộc sống có khó khăn.

Mẹ ơi, con đã hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, đẹp đẽ biết nhường nào. Bởi mẹ đã cho con một tình mẫu tử thực sự. Con thật lòng muốn nói rằng: “Con yêu mẹ, yêu mẹ rất nhiều”. Nếu chỉ có một điều ước, con sẽ ước mãi được ở bên mẹ, “Con sẽ là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ". Con muốn tất cả những đứa con trên thế giới này biết trân trọng, giữ gìn tình mẫu tử cao quý của mình. Bởi lẽ tình mẫu tử từ xưa tới nay và cho đến mai sau vẫn sẽ là thứ tình cảm đẹp nhất trong mỗi con người.

ấy sợ, sợ một ngày không có mẹ ở bên con nữa, lúc ấy con biết phải làm sao? Mẹ có biết rằng:

 

17 tháng 12 2016

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học , mẹ đi trường đời”
Ôi! Lời ru của ai từ đâu vọng đến mà sao lại ngọt ngào, thiết tha và đằm thắm đến thế. Bỗng dưng tôi thèm được trở về cái tuổi nằm nôi, được mẹ hát ru và được lớn lên bằng chính lời ru của mẹ như đứa con trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm và “Con cò” của Chế Lan Viên. Cả hai bài thơ đều là cảm xúc nồng nàn yêu thương của người mẹ. Lời ru của mẹ đưa em vào giấc ngủ thần tiên rồi trở thành bản trường ca theo suốt dấu chân em. Em xin làm thiên ca mang lời ru của mẹ bay vào cuộc sống loài người.
Mỗi người trong chúng ta dù giàu sang hay nghèo khổ , dù được sinhra trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì đều trải qua một thời “à ơi…” tiếng mẹ đưa em vào giấc ngủ . Mẹ là người thầy đầu tiên dạy em bài học vỡ lòng , qua lời ru ngọt ngào, trìu mến mẹ đưa em vào thế giới mơ mộng thần tiên, chấp cánh cho tâm hồn em bao ước mơ tươi đẹp. Em cảm nhận được điều đó bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ . Lời ru của mẹ chính là dòng sữa ngọt ngào , nguồn nước trong mát chảy theo em trên suốt cuộc hành trình, để khilớn lên trong nhịp hối hả của cuộc đời với bao lo toan, vất vả, lời ru của mẹ lại chính là nơi ngơi nghỉ của tâm hồn em. Bởi thế mà:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.Như lời ru của mẹ đã thấm vào trong huyết quản, chỉ đợi đến khi chínmùi là cất lên , Nguyễn Khoa Điềm và Chế Lan Viên đã viết lên những khúc ru bất hủ theo từng năm tháng . Mỗi khi lời ca của “ Khúchát ra những em bé lớn trên lưng mẹ” và “Con cò được cất lên là em như đón nhận được hơi gió mát trong lành và lạ lẫm bởi sự cách tân đổi mới về hình thức lẫn nội dung . Cả hai đều mang âm hưởng của khúc hát dân ca nhưng đã được hình thức hóa thành khúc ca hiện đại, tuy nhiên vẫn giữ được tính chất Việt Nam thuần túy nguyên vẹn.
Điểm giống của hai bài là đều có kết cấu ba phần chặt chẽ , cấu trúc như một khúc ru trải dài một mạch cảm xúc . Thế nhưng mạch cảm xúc từng bài lại được cất lên theo từng cung bậc tình cảm khác nhau .
“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là khúc ru nồng nàn cảm xúc yêu thương của người mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào lao động vất vả hay đối mặt với kẻ thù hiểm nguy thì lời ru con vẫn luôn ngân vang trong tim mẹ : “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời” . Thật đặc biệt mẹ không đưa em bằng chiếc võng đung đưa, kẽo kẹt mà mẹ đưa em bằng chính đôi lưng của mình khi đang giã gạo nuôi bộ đội. Mẹ không ru em bằng tiếng
“À ơi….gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ vừa năm”
Mà mẹ ru em bằng chính lời ca của trái tim “Ngủ ngaon a-kay ơi, ngủngoan a-kay hỡi” Chính lời ca này đã đưa em khôn lớn từng ngày trên lưng mẹ để rồi trong từng nhịp chày nghiêng em nhận ra được nỗi gian lao, vất vả mà mẹ đang phải gánh chịu . Em cảm nhận đượcđiều đó khi “mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”. Như một sự sẻ chia, giấc ngủ của em cũng nghiêng theo nhịp chày của mẹ. Cảm nhận được tình yêu mạ dành cho em để rồi “Từ trên lưng mẹ em đến chiếntrường/ Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn”. Em đi theo tiếng gọi của dân tộc để thực hiện ước mơ của mẹ . Dẫu em chưa biết gì là “Tự do-Hạnh phúc” nhưng em nhận ra được dự hối thúc trong lời ca của mẹ. Em sẽ chóng lớn, sẽ trở thành công dân của một đất nước tự do, em sẽ đi đánh thằng Mĩ, khi đi em cũng không quên mang theo lời ru của mẹ. Bởi nó chính là vũ khí , là niềm tin, là sức mạnh, là động lực để em có thể vượt qua mọi chông gai , lửa đạn của chiếntrường mà hoàn thành ước vọng của mẹ. Thật đặc biệt, chỉ một lời ruthôi nhưng nó lại tác động mạnh đến tâm hồn trẻ thơ như thế.
Ru con là một điệu hát dân gian mang âm hưởng nhẹ nhàng và sâu lắng. Hát ru là một truyền thống văn hóa thể hiện bản sắc dân tộc .
Thế nhưng không phải bài hát ru nào cũng đều giống nhau. Tùy từngvùng miền khác nhau, mà mỗi bài mang một giai điệu, âm hưởng riêng. Nếu bà mẹ miền tây Thừa Thiên Huế trực tiếp gọi tên con qua lời ru thiết tha, dỗ dành con vào giấc ngủ “Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi” thì bà mẹ miền Nam lại thích dùng những hình ảnh biểu tượng tượng trưng gửi gắm những tâm tình tình cảm của mình qua lời ru trầm bỗng, thiết tha và lai láng.
Cái cò….sung chat…đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về tới
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ, mẹ ru con.
Liệu mai sau lớn, con còn nhớ chăng?
(Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
“Con cò” qua lời ru của mẹ ta bắt gặp hình ảnh con cò. Khi nói đến con cò hẳn không ai có thể quên bóng dáng
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Quanh năm buôn bán ở nom sông .
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng.
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
(Tú Xương, Thương Vợ)
Vâng! Hình tượng con cò đã quá quen thuộc trong ca dao, nhất là trong những câu hát ru. Cùng với những hình ảnh khác của ca dao, con cò đi vào trong thơ ca vừa mang ý nghĩa vốn có của hình tượng con cò trong ca dao vừa chất chứa những suy tư riêng của mỗi nhà thơ. Quả vậy, từ hình ảnh con cò trong ca dao, Chế Lan Viên đã gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc của mình để tạo ra một hình tượng con cò với ý nghĩa riêng, ngợi ca tình mẹ, thiêng liêng, ấm áp, ngợi ca sức mạnh đắp bồi, sinh dưỡng của hát ru. Như “Khúc hát những em bé lớn trên lưng mẹ” , “Con cò” của Chế Lan Viên cũng trải dài một mạch cảm xúc qua ba khúc ru của bài thơ. Khúc ru thứ nhất là lời vỗ về, là dự cảm về cuộc đời và ý thức chở che, bà mẹ mượn hình ảnh con cò trong ca dao.
- “Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng”
- “Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng”
Để dỗ dành con thơ vào giấc ngủ an lành. Khúc ru thứ hai là lời ao ước cho con trong tương lai, con cò vào trong giấc mơ của con, là biểu tượng của ước mơ khát vọng sáng tạo. Khúc ru thứ ba là lời nhắn nhủ về tình mẹ sâu nặng dành cho con trong suốt cuộc đời con cò là cuộc đời của mẹ, là lòng mẹ sẽ theo con đi mọi chốn, mọi nơi.Con cò vỗ cánh trong ca dao mang theo tình mẹ gửi gắm trong lời ru và sẽ bay theo con đi mọi nẻo cuộc đời.
Là khúc ru con nhưng mãi đến khi gần kết mới thấy xuất hiện hai từ “à ơi”. Không hiện lên ở đoạn đầu, cũng chẳng phải ở đoạn giữa, đợiđến khi lời ru của mẹ gần dứt thì hai tiếng “à ơi” lại được cất lên. Đếnđây, hai tiêng “à ơi” nghe mới thật mượt mà và thắm thía. Chỉ là một con cò trong câu mẹ hát mà có bao điều vừa gần gũi, vừa sâu xa.
4 tháng 10 2024

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lời mẹ, trong bài chuyện cổ tích về loài người 

 

 

4 tháng 10 2024

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lời mẹ trong bài chuyện cổ tích về loài người 

Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết:“Ta đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về lời ru đối với cuộc đời của con người bằng một đoạn văn khoảng từ 5-8 câu trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ láy và gạch chân.Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết:“Ta đi trọn kiếp con ngườiCũng...
Đọc tiếp

Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về lời ru đối với cuộc đời của con người bằng một đoạn văn khoảng từ 5-8 câu trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ láy và gạch chân.

Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về lời ru đối với cuộc đời của con người bằng một đoạn văn khoảng từ 5-8 câu trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ láy và gạch chân.

Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về lời ru đối với cuộc đời của con người bằng một đoạn văn khoảng từ 5-8 câu trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ láy và gạch chân.

Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về lời ru đối với cuộc đời của con người bằng một đoạn văn khoảng từ 5-8 câu trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ láy và gạch chân.

0
18 tháng 8 2021

tham khảo:

Giải thích nghĩa hai câu thơ

Bởi đó là tấm lòng, tình yêu thương, sự che chở, bao dung trọn đời của mẹ. - Ý nghĩa của những lời mẹ ru: + Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ.

18 tháng 8 2021

Cảm ơn bạn nhiều nha

18 tháng 8 2021

Tham khảo:

Ta đi (1) trọn kiếp con người

Cũng không đi (2) hết mấy lời mẹ ru

(1): sống hết đời, trọn kiếp làm người

(2): không hiểu hết, biết hết mấy lời mẹ ru, không thể đền đáp hết được công lao to lớn của mẹ

18 tháng 8 2021

từ đi trong câu trên có nghĩa là  " trải qua "

 

15 tháng 1 2021

giúp mk với mk cần gấp lắm ạ

Trình bày bài văn hay đoạn văn em nhỉ?

29 tháng 7 2018

Cái cò... sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
mỗi con người chúng ta đều đk lớn lên trong lời ru nhẹ nhàng tha thiết của mẹ.nhưng có lẽ không ai biết rằng trong những tiếng ru đầy tình yêu đó còn chất chứa bao nỗi đau nỗi khổ mà mẹ phải chịu đựng phải trải qua để đưa ta đến bến bờ cuộc sống.những câu ca đó nào phải chỉ đơn giản cất lên bằng miệng mà hơn thế nó nói thay cho trái tim của người mẹ chất chứa bao niềm tin niềm hy vọng vào tương lai,vào những bước đi của con sau này.và theo dòng chảy của thời gian,ta lớn lên và trường thành theo từng khúc ru mẹ hát,dẫu có lớn đến đâu,có đi về đâu thì sẽ mãi luôn tồn tại 1 sợi dây vô hình gắn chặt trái tim của mẹ và ta _chính là lời ru......
==>khẳng định giá trị của lời ru

29 tháng 7 2018

"Cái có...sung chát đào chua...
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng ko đi hết mấy lời mẹ ru"

Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi một chúng ta là nguồn sống, là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, thiện, mỹ trong mỗi con người phát triển. Đó cũng là nguồn cội khơi dậy những tình cảm sâu lắng đối với con người, gia đình và quê hương. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc.

Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát - một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,... Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông còn bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưaai đọc lên cũng có cảm giác như Nguyễn Duy đang viết về mẹ của mình và những tình cảm của mình đối với mẹ.

Bài thơ bắt đầu bằng không gian bảng lảng khói trầm, phảng phất mùi hương huệ trong đêm khuya thanh vắng - “Bần thần hương huệ thơm đêm/ khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”. Hương huệ, khói nhang trong không gian yên tĩnh, trầm mặc ấy đã cho Nguyễn Duy cảm giác “bần thần” nửa thực nửa mơ. Và, trạng thái nửa thực, nửa mơ ấy đã khơi nguồn cảm xúc về hình bóng người mẹ “trần gian thuở nào” rất đỗi yêu thương - “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào” với biết bao kỷ niệm buồn vui như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, hôm kia thôi - trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Trong mạch nguồn cảm xúc ấy, hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, suốt ngày luôn tay luôn chân với công việc cứ hiện về rõ mồn một - Nón mê thay nón quai thao đội đầu/Rối ren tay bí tay bầu/Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.

Cũng như bất kỳ ai của thời lam lũ, Nguyễn Duy lớn lên từ lời ru mượt mà, yêu thương của mẹ; chứa đựng, gửi gắm nhiều nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mẹ - “Bầu ơi thương lấy bí cùng”... hoặc là “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”... - và những kỷ niệm đẹp về mẹ qua những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu cùng các con ngắm trăng, đếm sao; vừa chơi các trò chơi dân gian vừa hát các bài đồng dao; tìm các chòm sao hay nghe mẹ kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng nơi “Bờ ao đom đóm chập chờn”. Nghèo đến thế, lam lũ đến thế nhưng mẹ vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một nhân cách đẹp tuyệt trần; là kho ca dao tục ngữ, là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho Nguyễn Duy bước vào đời. Và, một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời.

Mà có lẽ không chỉ để vui chơi! Đúng hơn, có lẽ mẹ đang truyền dạy cho các con kinh nghiệm qua hàng ngàn đời của ông cha về dự báo thời tiết để làm mùa qua việc xem hình dạng, ánh sáng tỏ hay mờ của các chòm sao như Sao Thần nông, Chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, của Mặt trăng... Nguyễn Duy không nói về điều này nhưng ngày xưa - khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện chưa cho phép - người nông dân vẫn thường dựa vào những kinh nghiệm dân gian như nhìn trăng, sao, ráng mây để dự đoán thời tiết mà cày cấy, gieo trồng - ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Truyền dạy kinh nghiệm dân gian về làm ăn hay giảng giải về lẽ sống, nếp nhà cho con qua những lời ru, câu hát ví, hát dặm thương, những bài đồng dao... cũng là một thiên chức của người mẹ; bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời - mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.

Dường như có tiếng thở dài đang bị nén lại, dường như có chút gì đó ân hận, có chút gì áy náy còn day dứt trong lòng con - những lời mẹ dặn dò, chỉ bảo thì đến nay, mặc dù con đã “đi trọn kiếp người” nhưng “vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” bởi cái lẽ ở đời mà mẹ từng ru dài rộng lắm, sâu sắc lắm; bởi bao nhiêu “lẽ đời” là bấy nhiêu tâm sự mà thế hệ những người bà, người mẹ gửi gắm trong lời ru. Có thể, đó cũng là niềm tâm sự, những lo toan mà Nguyễn Duy nói hộ tất cả những người đang làm con như chúng ta?! Và, sự băn khoăn, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do!

Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.

1) Lời ru rất nhiều, chan chưa nhiều tình cảm.

2) - Mở đoạn: Trong cuộc sống của chúng ta, không thể thiếu nổi những lời cảm ơn, đó là những lời cảm tạ và biết ơn với mọi người, một vật đã giúp đỡ bản thân mình. 

- Thân đoạn: Lời cảm ơn đi cùng chúng ta suốt cả cuộc đời và nó có rất nhiều ý nghĩa:

+ Lời cảm ơn giúp cho ta luôn cảm thấy biết ơn những người, vật luôn giúp đỡ mình. Không được quên nhưng ân nhân của mình.

+ Lời cảm ơn còn là cầu nối giữa những con người lại với nhau, biết cảm ơn sẽ tạo thiện cảm đối với người khác, giúp ta có thể xây dựng và tạo lập được nhiều mối quan hệ.

+ Người biết cảm ơn là người sống có trước có sau, có tình nghĩa, có giáo dục.

+ Cảm ơn là cho bản thân chúng ta cảm nhận được sự ấm của việc nhận lại từ đó luôn tích cực hơn.

Cho 1 dẫn chứng về ý nghĩa của lời cảm ơn.

Phê phán những người bội bạc, không biết nói lời cảm ơn.

Kết đoạn: Tóm lại, lời cảm ơn là điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống mỗi chúng ta, nó là chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa trong cuộc sống.

Biện pháp điệp cấu trúc "Bao giờ... bao giờ"

- Tác dụng: 

+ Tăng sức biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc 

+ Gợi lại kí ức tuổi thơ êm đềm bên người mẹ của mình 

+ Qua đó ta thấy tình yêu thương và nỗi nhớ dành cho người mẹ của mình