">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nội dung :thể hiện khát vọng mãnh liệt của rễ muốn đưa cây vươn tới những tâm cao, cho dù có phải trải qua bao vất vả gian truân. Với khát vọng lớn lao ấy nên dầu phải trải qua bao tầng đất đá rắn chắc, rễ vẫn xuyên tìm. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp về lòng biết ơn với công lao của rễ, rễ đã lam lũ, cực nhọc để chắt chiu màu mỡ cho cây trổ lá đâm cành, ra hoa kết trái, vươn tới tận mây biếc, là nơi ca hát của các loài chim.

Ý nghĩa :Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng những hình ảnh tương phản giữa rễ và những bộ phận của cây như hoa, lá: Rễ “lâm lũi trong đất, rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa” đối lập với “lá hát, hoa, quả, mùi hương”. Tác dụng của phép tương phản: nhấn mạnh sự vất vả lam lũ, cực nhọc của rễ để làm nên những mùa màng cây trái bội thu; thể hiện thái độ trân trọng biết ơn đối với công lao của rễ, làm tăng tính gợi hình biểu cảm của bài thơ. 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 10 2018

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những hình ảnh có tính ẩn dụ. Rễ “lầm lũi trong đất, rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa” để chỉ sự cần mẫn, chịu khó, sự hi sinh. Cũng như con người trong cuộc đời nếu muốn nhìn thấy những thành quả tốt đẹp thì phải bỏ vào đó công sức, sự nhiệt tâm và thậm chí là mồ hôi, nước mắt. Câu thơ cuối "Vì tầm cao trên đầu" ý chỉ cái đích mà rễ vươn tới, là điều mà con người mong muốn và là thứ con người đạt được khi chịu khó, chắt chiu, hi sinh. Đoạn thơ như một lời khuyên, lời nhắc nhở với mỗi người, đừng nản lòng mà hãy cố gắng hơn nữa để có thể thu được "trái ngọt".

2 tháng 10 2018

Cảm ơn chị ạ

27 tháng 4 2019

Phần 1: Con cò trong những lời hát ru của mẹ

Phần 2: Con cò đi vào trong tiềm thức của tuổi thơ, gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời

Phần 3: hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người

Ý nghĩa biểu trưng con cò có sự phát triển: con cò trong lời ru trở thành con cò mang tấm lòng của mẹ

- Hình ảnh con cò nâng đỡ con, đồng hành với con suốt đời với tình yêu thiêng liêng, cao cả

24 tháng 12 2021

a: Hai câu thơ trích trong bài Đoàn Thuyền Đánh Cá

b: Tác giả là Huy Cận

Em tham khảo :

Câu thơ "Đầu súng mảnh trăng treo"đã lược bỏ đi từ "mảnh".Đây là dụng ý của tác giả vì theo như nhà thơ Chính Hữu khi đi chiến dịch,nhiều đêm có trăng.Đi phục kích giặc trong đêm hiện lên 3 hình ảnh:khẩu súng,vầng trăng và người bạn chiến đấu.Trăng càng về sáng càng sà xuống thấp,có lúc như treo lơ lửng trên đầu súng."Đầu súng,trăng treo"khiến câu thơ có nhịp điệu như nhịp lắc của 1 cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát ngát;có cái gì lơ lửng ở xa chứ không buộc chặt;đồng thời làm cho câu thơ có vần,có điệu.

- Tác giả bớt chữ “mảnh” bởi câu thơ “Đầu súng trăng treo” vẫn gợi được hình ảnh vầng trăng treo trên đầu mũi súng.Ý nghĩa là khi bớt đi một chữ, câu thơ trở nên gọn, chắc, giàu nhịp điệu. Bốn chữ này có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh, góp phần diễn tả sinh động hình ảnh vầng trăng như treo lơ lửng trên đầu mũi súng.

31 tháng 12 2019

Cả bài thơ chỉ có: Chữ cái đầu khổ viết hoa và duy nhất 1 dấu phẩy, 1 dấu chấm kết bài.

=> Khiến cho các câu thơ liền mạch, dòng cảm xúc triền miên hơn. Tăng yếu tố tự sự cho bài thơ, biến bài thơ thành một câu chuyện nhỏ, một lời tâm tình.

11 tháng 5 2018

Hàng tre là hình ảnh thực và hình ảnh mang tính biểu trưng:

   + Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là biểu tượng của dân tộc Việt kiên cường, bất khuất

   + Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang

   + Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu- phẩm chất tốt đẹp của người Việt

- Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc.

→ Tác giả xây dựng hình ảnh có tính biểu tượng- hàng tre

14 tháng 5 2021
- Khổ thơ đầu tiên: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” - Khổ thơ cuối: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” - Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và câu cuối cùng của bài thơ. Ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sắc, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ, trung thành bên Bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người. - Trong câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự thay đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã hòa tan vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.