K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2020

a) Thành tựu:

+Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và tương đối vững chắc.

+Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa.

+Hình thành 1 số ngành kinh tế trọng điểm: Dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

+Dịch vụ ngoại thương phát triển xuất-nhập khẩu, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.

+Nước ta đang hội nhập vào nền kinhtees thế giới.

b) Nét đặc trưng của quá trình đổi mới là: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

-Chuyển dịch cơ cấu ngành:

+Giảm tỉ trọng của nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp.

+Tăng tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp-xây dựng và tăng nhanh nhất từ 22,7% (1990) lên thành 38,5% (2002).

+Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có sự biến động do khủng hoảng kinh tế thế giới.

-Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp-dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

-Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ 2 thành phần kinh tế nhà nước và tập thể nang chuyển thành nền kinh tế nhiều thành phần: nhà nước, tập thể, cá thể, tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo).

Chúc bạn học tốt!

4 tháng 1 2021

đổi mới theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa 

+Trong chuyển dịch co cấu kinh tế nghành :Giảm tỉ trọng trong nông,lâm,ngư nghiệp, tăng tỉ trọng trong công nghiệp xây dựng,dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động

+Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ một nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần

+Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp dịch vụ tạo thành vùng kinh tế phát triển năng động hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm ở ba vùng bắc, trung, nam

 

 

 

1 tháng 11 2021

Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là:

A. Tăng quyền quản lí thị trường của nhà nước.

B. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Mở rộng nền kinh tế đối ngoại.

⇒ Đáp án:    C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 1: Nước ta tiến hành cải cách kinh tế năm nào?a. 1975 b. 1986 c. 1992 d. 2000Câu 2: Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là.a. tăng cường quản lí thị trường của nhà nước.b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.c. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp.d. Mở rộng nền kinh tế đối ngaoịCâu 3: Đặc trưng của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếa. Giảm tỉ trọng khu vực...
Đọc tiếp

Câu 1: Nước ta tiến hành cải cách kinh tế năm nào?

a. 1975 b. 1986 c. 1992 d. 2000

Câu 2: Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là.

a. tăng cường quản lí thị trường của nhà nước.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

c. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp.

d. Mở rộng nền kinh tế đối ngaoị

Câu 3: Đặc trưng của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

a. Giảm tỉ trọng khu vực N-L-N, tăng tỉ trọng khu vực CN-XD và DV

b. Giảm tỉ trọng khu vực N-L-N, khu vực CN-XD, tăng dịch vụ

c. Giảm tỉ trọng khu vực N-L-N, tăng tỉ trọng khu vực CN-XD. Khu vực DV cao nhưng còn biến động

d. Tăng tỉ trọng khu vực N-L-N, khu vực CN-XD, giảm khu vực DV.

Câu 4: “Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động” là đặc trưng của quá trình chuyển dịch kinh tế nào?

a. Chuyển dịch cơ cấu ngành

b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ

c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Câu 5: Đặc trưng của quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

a. Chuyển từ nền kinh tế khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần

b. Chuyển từ nền kinh tế khu vực Nhà nước sang tập thể và nhiều thành phần

c. Chuyển từ nền kinh tế nhiều thành phần sang khu vực nhà nước và tập thể

d. Chuyển từ khu vực tập thể sang khu vực nhà nước và khu vực nhièu thành phần.

Câu 6: Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là:

a. Kinh tế Nhà nước.

b. Kinh tế ngoài nhà nước.

c. Kinh tế tập thể.

Câu 7: Việt Nam gia nhập WTO năm nào

a. 1995 b. 2007 c. 2010 d. 2012.

Câu 8: Hiện nay nước ta có mấy vùng kinh tế?

a.5 b. 6 c. 7 d. 8

Câu 9: Hiện nay nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm

a.3 b. 4 c. 5 d. 6.

Câu 10: Nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá năm nào?

a.1995 b. 1996 c. 1997 d. 1998.

Câu 11. Nguyên nhân nào chủ yếu nhất làm giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay?

a. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh.

c. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

d. Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện.

Câu 12: Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai có vai trò gì?

a. Địa bàn sinh sống của người dân

b. là mặt bằng xây dựng các công trình

c. Nơi sinh sống của các loài sinh vật

d. Là tư liệu sản xuất không thay thế được

Câu 13: Diện tích đất phù sa nước ta là

a. 3 triệu ha b. 4 triệu ha c. 5 triệu ha d. 6 triệu ha

Câu 14: Đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng nào nước ta

a. ĐBSH, ĐBSCL, Tây Nguyên

b. ĐBSH, TDMNBB, Đông Nam Bộ

c. ĐBSCL, ĐBSH, đb ven biển miền Trung

d. ĐBSCL, Đông Nam Bộ, TDMNBB

Câu 15: Diện tích đất feralit nước ta là

a. Trên 14 triệu ha b. trên 15 triệu ha

c. Trên 16 triệu ha d, Trên 17 triệu ha

Câu 16: Đâu không phải những khó khăn của khí hậu nước ta với sự phát triển nông nghiệp

a. Bão, lũ

b. Gió Tây khô nóng

c. Sương muối, rét hại

d. Tuyết rơi, đóng băng

Câu 17: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm nông nghiệp nước ta vì:

a. Khí hậu nước ta có sự phân hoá Đông - Tây

b. Khí hậu có sự phân hoá một mùa mưa và một mùa khô

c. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

d. Khí hậu có sự khác nhau giữa các vùng, miền

Câu 18: Việc tăng cường xây dựng thuỷ lợi ở nước ta nhằm mục đích gì?

a. Tăng cường nguồn nước tưới vào mùa khô.

b. Tăng năng xuất và sản lượng cây trồng.

c. Phát triển nhiều giống cây trồng mới.

d. Dễ dàng áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp

Câu 19: Năm 2003, nước ta có bao nhiêu % lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp

a. 50% b. 60% c. 70% d. 80%

Câu 20: Đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp nước ta là:

a.Nền nông nghiệp nhiệt đới.

b. Nền nông nghiệp ôn đới.

c. Nền nông nghiệp hiện đại, năng suất cao.

d. Nền nông nghiệp lạc hậu, cổ truyền.

Câu 21: Nước ta có thể trồng được hai đến 3 vụ lúa và rau, màu trong một năm do:

a.Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có nguồn nhiệt, ẩm phong phú.

b. Khí hậu có sự phân hoá đa dạng theo độ cao, theo chiều Bắc – Nam

c. Nguồn nước tưới dồi dào và đa dạng quanh năm.

d. Dân cư có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 22: Ưu điểm quan trong nhất của nguồn lao động Việt Nam trong phát triển nông nghiệp là:

a.Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

b. Lao động nước ta cần cù, chịu khó.

c. Giàu kinh nghiệm sản xuất, gắn bó với đất đai.

d. Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn.

Câu 23: Nhân tố đóng vai trò quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp nước ta là:

a.Nhân tố đất đai.

b. Nhân tố khí hậu.

c. Nhân tố kinh tế - xã hội.

c. Nhân tố thuỷ lợi.

Câu 24. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ

a. áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

b. cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.

c. đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.

d. các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.

 

 

 

Câu 25: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, nhóm cây nào chiếm tỉ trọng cao nhất

a. Cây lương thực

b. Cây công nghiệp lâu năm

c. Cây ăn quả, rau đậu

d. Cây Công nghiệp hằng năm

Câu 26: Loại cây nào có tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt

a. Cây lương thực b. Cây công nghiệp

c. Cây ăn quả d. Cây rau đậu, cây khác.

Câu 27 Loại cây nào không phải cây lương thực?

a. Ngô b. Lạc c. Khoai d. Sắn

Câu 28: Lạc là cây CN hằng năm được trồng nhiều nhất ở đâu?

a. Bắc Trung Bộ b. Đông Nam Bộ

c. Tây Nguyên d. TDMNBB

Câu 29: Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nào?

a. Bắc Trung Bộ b. Đông Nam Bộ

c. Tây Nguyên d. TDMNBB

Câu 30: Hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là?

a. Vùng ĐBSCL, TDMNBB

b. Vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ

c. Vùng ĐBSH, ĐBSCL.

d. Vùng ĐBSCL, Tây Nguyê

0
19 tháng 8 2019

Thành tựu của nền kinh tế nước ta là:

   + Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.

   + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.

   + Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.

Sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn là hạn chế.

Đáp án: B

15 tháng 10 2018

1.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa miền núi trung du với đồng bằng.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều, chưa hợp lý ở ngay trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện…Tại các địa phương này dân số phân bố theo qui luật sau: những vùng tập trung đông dân cư nhất là những vùng gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiều, nguồn nước phong phú…Còn những nơi khác thì thưa dân vì không có điều kiện như trên. Điều đó cho thấy sự phân bố dân số nước ta hiện nay vẫn còn mang nặng tính chất lịch sử để lại, phân bố tự nhiên mà chưa thể hiện có sự phân bố lại, điều chỉnh lại theo qui hoạch của Nhà nước.
- Dân sô nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau. Trong đó mật độ dân số của ĐBSH lớn 2,8 lần mật độ dân số của ĐBSCL; mật độ dân số vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc và Tây Bắc lại cao hơn Tây Nguyên…
* Nguyên nhân:
- Dân số phân bố không đồng đều trước hết là do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa các vùng, trong đó vùng nào có lịch sử lâu đời như ĐBSH với ngàn năm văn hiến sẽ đông dân hơn so với những vùng khác: ĐBSCL mới có 300 năm khai thác.
- Dân số phan bố không đều còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi khác về các điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn nước…giữa các vùng.
- Do sự khác về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, trong đó vùng nào có trình độ C - Nhà nước mạnh thì sẽ đông dân hơn như vùng Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc do Đông Bắc có nhiều ngành CN phát triển mạnh hơn Tây Bắc.
- Do đặc điểm kinh tế: kinh tế của những ngành sản xuất phát triển mạnh ở các vùng: ĐBSH đông dân hơn ĐBSCL là do ngành trồng lúa ở ĐHSH đã có trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ cao hơn nhiều lần so với ĐBSCL, mà trình độ thâm canh lúa ở ĐBSH chủ yếu bằng sức lao động của cả nước.
- Do có sự khác biệt lớn về mật độ đô thị giữa các vùng trong đó vùng nào nhiều đô thị, thành phố lớn thì đông dân hơn so với những vùng ít đô thị: ĐBSH đông dân là do vùng này có 3 thành phố lớn là Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định và 10 thị xã.
- Dân số phân bố không đều còn phụ thuộc vào sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới khác nhau giữa các vùng:
Tây Nguyên hiện nay khá đông dân là vì từ 1975 -> nay Nhà nước đã đưa hàng vạn lao động từ đồng bằng vào Tây Nguyên khai hoang phát triển kinh tế mới.

15 tháng 10 2018

4,.Chứng minh nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch
– Vị trí: thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch (diễn giải).
– Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:
• Địa hình với nhiều cảnh quan đẹp (dẫn chứng).
• Các tài nguyên khác có thể khai thác để phát triển du lịch (diễn giải: khí hậu, nguồn nước, sinh vật… ).
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: có nhiều di tích, lễ hội, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch (dẫn chứng).
– Các lợi thế khác về kinh tế – xã hội
+ Dân cư: tạo ra thế mạnh về thị trường, nguồn lao động (diễn giải).
+ Sự phát triển kinh tế – xã hội: tạo ra nhiều thuận lợi khác nhau cho sự phát triển du lịch (diễn giải)

14 tháng 11 2021

A

25 tháng 11 2018

bn tham khảo đây nhé

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/25701.html

28 tháng 10 2016

do việt nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú:

+ Nguồn tài nguyên Dl tự nhiên (Phong cảnh đẹp, bãi tắm dẹp, khí hậu trong lành...bạn kể tên ra)

+ Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn( Kể tên ra...)

- Việt nam là quốc gia có nền chính trị ổn định