Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Phần em học tập được gì từ Bác chị nghĩ em nên tự viết:
Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác. Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lùng của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ cuối thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
Em tham khảo:
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người được biết đến không chỉ với tư cách là một nhà hoạt động cách mạng, mà còn với vị trí của một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong số những tác phẩm Bác để lại, bài thơ “Rằm tháng giêng” là một tác phẩm nổi bật để lại trong lòng người đọc nhiều suy tư sâu sắc.
Năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Sau khi họp xong thì đêm cũng đã khuya. Hình ảnh ánh trăng sáng lan tỏa khắp không gian núi rừng rộng lớn. Cùng với sự giao hòa của cảnh vật và con người. Chính bức tranh đầy thơ mộng ấy khơi gợi cảm hứng để Bác sáng tác bài thơ này:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”
Câu thơ mở đầu gợi ra cho người đọc hình dung về một đêm rằm tháng giêng, ánh trăng đúng lúc tròn và sáng nhất. Ánh trăng dường như sáng đến độ có thể thắp sáng vạn vật. Để rồi cả “sông xuân”, “nước xuân”, “trời xuân” cũng lẫn màu ánh trăng. Từ “xuân” được điệp lại đến ba lần gợi ra một không gian thật rộng lớn. Từ “tiếp” gợi cho người đọc hình dung ra hình ảnh bầu trời và mặt đất dường như không còn khoảng cách để rồi như hòa hợp lại thành một. Trong thơ ca cổ, những hình ảnh “giang, thủy, nguyệt, thiên” vốn đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào thơ Bác lại làm nổi bật nên một bức tranh đầy hiện đại mang vẻ tươi sáng, rực rỡ và tràn đầy sức sống của vạn vật.
Để rồi, đến khi con người xuất hiện thì bức tranh ấy lại càng tuyệt đẹp. Giữa màn sương khói mờ ảo, con người hiện ra trong công việc “đàm quân sự” - một công việc quan trọng, có liên quan đến sự sống còn của dân tộc. Trên con thuyền bồng bềnh nơi sông nước sương khói mờ ảo kia không phải là những người ẩn sĩ trong thơ ca xưa khi tìm về với chốn thiên nhiên để tránh khỏi những thị phi của cuộc đời giống như trong thơ của Cao Bá Quát:
“Thế sự thăng trầm quân mặc vấn
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu”
(Việc thế thăng trầm anh chớ hỏi
Mênh mông khói sóng chiếc thuyền câu)
Mà đó là hình ảnh của những người chiến sĩ cách mạng đang bàn bạc việc quân, việc nước. Khi khắc họa hình ảnh này, Bác đã làm nổi bật lên tâm hồn cao đẹp của những chiến sĩ cách mạng - họ là những con người yêu nước, thương dân, một lòng kiên trung với cách mạng. Công việc quan trọng của quốc gia lại được bàn bạc trên con thuyền giữa dòng sông khói tỏa mịt mù cũng gợi lên một hình ảnh độc đáo lại nên thơ. Chỉ đến khi công việc bàn bạc đã xong xuôi, người chiến sĩ mới giật mình nhận ra đêm đã quá khuya. Ánh trăng lúc này giống như đang lùa vào thuyền, vào hồn nhà thơ vấn vít. Trăng dâng đầy lai láng trên con thuyền của người chiến sĩ cách mạng khiến con thuyền để “bàn quân sự” giờ đây vụt biến thành con thuyền thơ đầy ảo mộng. Hình ảnh dường như đã lay động tâm hồn nhà thơ. Khi công việc nước đã xong xuôi, Người mới có thời gian ngắm nhìn thiên nhiên bằng một trái tim say mê nhất. Cảnh tượng thiên nhiên khiến tâm hồn thi sĩ rung động, bồi hồi.
Như vậy, bài thơ “Rằm tháng giêng” đã bộc lộ được tình yêu thiên nhiên cũng như lòng yêu nước sâu sắc của nhà thơ. Đồng thời, qua đó Bác cũng gửi gắm một niềm tin chiến thắng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.
C