Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả chắc chắn phải rất yêu quê hương mới viết được một bài văn tả cảnh ngày mùa trên quê hương hay như thế. Cảnh ngày mùa được tả rất đẹp thể hiện tình yêu của người viết đối với cảnh tượng đó, với quê hương.
~ Học tốt ~
Nội dung chính: Bài đọc miêu tả lại bức tranh nông thôn trong ngày mùa bội thu. Cả làng quê vàng rực màu lúa chín, màu vàng của quả xoan, của đu đủ, của chuối chín. Bụi mía, con gà, con chó,… tất cả đều mang màu sắc trú phú, no đủ, vui tươi.
Sự khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn:
* Quang cảnh làng mạc ngày mùa:
- Giới thiệu màu sắc bao trùm làng mạc ngày mùa là màu vàng.
- Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.
- Tả thời tiết, con người.
→ Tóm lại: Bài văn này tả từng bộ phận của cảnh.
* Hoàng hôn trên sông Hương:
- Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
- Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
- Tả hoạt động của con người trên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
→ Tóm lại: Bài này tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Từ hai bài văn đã phân tích, học sinh tự rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
1. Quang cảnh làng mạc ngày mùa:
* Nội dung: Qua việc miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, tác giả đã làm hiện lên một bức tranh sinh động của một làng quê trù phú, ấm áp, sôi động. Từ đó thề hiện tình cảm yêu mến gắn bó tha thiết của mình với quê hương.
2. Nghìn năm văn hiến:
* Nội dung: Đất nước Việt Nam là một đất nước có một nền văn hiến lâu đời. Một đất nước rất coi trọng đạo học.
3. Sắc màu em yêu:
* Nội dung: Bài thơ đã gợi ra những cảnh vật, sắc mặu của cuộc sống xung quanh ta làm cho ta càng yêu hơn thiên nhiên, cuộc sông và những người thân của chúng ta. Đó chính là đất nước và con người Việt Nam.