Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Diễn ra tại Đền Hùng phú thọ vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng gồm có phần lễ và phần hội.
- Phần lễ bao gồm:
+ Rước kiệu: đoàn rước có trống, chiêng, cờ, lọng, kiệu, hoa, lễ vật,... xuất phát từ chân núi Nghĩa Lĩnh qua cổng Đền Hùng đến Đền Hạ, Đền Trung rồi dừng lại ở Đền Thượng.
+ Lễ tế và dâng hương: lễ vật được dâng lên bàn thờ Vua Hùng và các vị thần linh. Chủ tế đọc văn tế, sau đó từng người lần lượt thắp hương đề tưởng nhớ các Vua Hùng.
- Phần hội gồm có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian,...
Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, bên cạnh đó còn có các chợ phiên bán các sản phẩm thủ công do người dân làm ra.
Phạm Lê Ngân Khánh
Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, bên cạnh đó còn có các chợ phiên bán các sản phẩm thủ công do người dân làm ra.
Tham khảo!
Tên công trình | Chức năng |
Bếp hoàng cầm | Đây là một loại bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao, cũng như ở gần. |
Kho cất dấu lương thực | Dự trữ, cất giấu lương thực đảm bảo dự trữ an toàn lương thực cung cấp cho người dân, chiến sĩ. |
Tham khảo!
(*) Kể lại câu chuyện: Đào hầm Địa đạo Củ Chi
- Đường hầm trong Địa đạo Củ Chi được đào trong thời kì kháng chiến chống Pháp, với mục đích ban đầu là để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí. Đến kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi được chọn làm căn cứ lâu dài nên phong trào đào hầm địa đạo đã phát triển mạnh mẽ.
- Đào địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Người dân và các chiến sĩ dùng cuốc đào sâu vào lòng đất tạo thành những đường hầm nhỏ và hẹp. Sau khi đào xong, miệng hầm được nguỵ trang để dẫn không khí vào địa đạo. Vào những lúc cấp bách, quân dân tranh thủ đào liên tục ngày đêm.
- Nhờ có địa đạo, quân và dân Củ Chi đã có nơi trú ẩn an toàn hơn, chiến đấu giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.Tham khảo!
- Một số công trình tiêu biểu trong địa đạo Củ Chi, gồm: hầm ở, hầm hội họp, hầm giải phẫu, hầm chứa lương thực và vũ khí, lỗ thông hơi, ổ chiến đấu, giếng nước, bếp Hoàng Cầm.
- Mô tả các công trình:
+ Hầm quân y, hầm giải phẫu: được sử dụng như một trạm xá để chữa trị cho các thương binh. Bên trong hầm có các giường bệnh nhỏ và tủ để đựng các vật dụng cứu thương.
+ Hầm chông: được xây dựng như một cái bẫy quân địch, được nguỵ trang bằng lá cây, cỏ tự nhiên. Hầm chông được bố trí nhiều ở các cửa hầm.
+ Bếp Hoàng Cầm: có không gian hẹp gồm tủ gỗ, củi khô, nồi niêu,... Bếp có nhiều đường rãnh thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Đặc điểm này giúp làm tan loãng khỏi bếp toả ra khi nấu ăn, nhằm tránh sự phát hiện của quân địch.
Tham khảo:
Chia sẻ hiểu biết:
+ Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm ngầm được quân dân Củ Chi đào trong thời gian diễn ra 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, địa đạo Củ Chi được sử dụng với mục đích làm công sự, để tấn công hoặc chống lại các trận càn quét của địch.
Tham khảo:
- Tên địa phương: thành phố Hà Nội
- Vị trí:
+ Thành phố Hà Nội thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ
+ Thành phố Hà Nội tiếp giáp với nhiều tỉnh, như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Bắc giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.
- Thiên nhiên:
+ Địa hình: 3/4 diện tích thành phố Hà Nội là đồng bằng; 1/4 diện tích thành phố là đồi núi, phân bố chủ yếu ở các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,…
+ Khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
+ Sông, hồ: một số sông ở Hà Nội là: sông Hồng, sông Đáy; sông Tô Lịch; sông Nhuệ, sông Tích Giang; sông Đuống,…; một số hồ ở Hà Nội là: hồ Gươm; hồ Tây; hồ Trúc Bạch; hồ Thiền Quang,…
- Hoạt động kinh tế chủ yếu:
+ Nông nghiệp: trồng cây lương thực (lúa, ngô,…), cây ăn quả (bưởi, cam, ổi,…) và cây công nghiệp (chè); chăn nuôi gia súc (bò, lợn, trâu,…) và gia cầm (gà, vịt,…).
+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…
+ Hoạt động dịch vụ phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội; trong đó, tập trung và phát triển nhất tại khu vực nội đô (trung tâm thành phố).
- Nét văn hóa đặc sắc:
+ Ẩm thực: phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng; nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...
+ Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...
Yêu cầu b)
- Một điều em thích: dòng sông Hồng bồi đắp phù sa, giúp cho ruộng đồng thêm màu mỡ, trù phú.
- Một điều em còn băn khoăn: môi trường (đất, nước, không khí,…) đang bị ô nhiễm
+ Một số nguyên nhân: tác động tiêu cực từ sự phát triển kinh tế; ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao,…
+ Biện pháp khắc phục: tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường; xử lí nghiêm những hành vi gây ô nhiễm,
Tham khảo!
- Các hình ảnh trên, cho em biết:
+ Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm ngầm được quân dân Củ Chi đào trong thời gian diễn ra 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, địa đạo Củ Chi được sử dụng với mục đích làm công sự, để tấn công hoặc chống lại các trận càn quét của địch.