Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Mục đích của nhân giống thuần chủng:
- Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm.
- Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội.
- Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.
* Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng đối với đối tượng vật nuôi nội
Tham khảo:
Ở địa phương em đã sử dụng phương pháp nhân giống thuần chủng để nhân giống vật nuôi.
ở địa phương em dùng biện pháp thuần chủng để nhân giống vật nuôi
Giống nhau:
- Đều muốn nhân giống vật nuôi.
- Trước khi tiến hành yêu cầu phải chuẩn bị chu đáo về kĩ thuật cũng như dụng cụ.
Khác nhau:
Nhân giống thuần chủng | Lai giống |
Cùng giống với bố mẹ | Khác giống với bố mẹ |
Duy trì lâu dài 1 loại giống | Tạo 1 loại giống mới |
Mang hoàn toàn gen của bố mẹ | Mang 1 nửa gen bố, nửa gen mẹ |
Ví dụ minh họa:
- Nhân giống thuần chủng: Con lợn đực và con lợn cái cùng giống lợn Móng Cái.
- Lai giống: Gà Rốt đực và gà Ri cái.
Tham khảo:
- Chọn và nhân giống vật nuôi là chọn giống vật nuôi và nhân giống vật nuôi.
- Những kĩ thuật của công nghệ sinh học đang được ứng dụng trong chọn và nhân giống vật nuôi:
+ Thụ tinh nhân tạo: nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
+ Kỹ thuật gây rụng trứng nhiều và cấy truyền phôi: tạo ra được những con giống tốt làm đàn hạt nhân.
+ Công nghệ gen: nhằm xác định nguồn gốc và đánh giá nguồn gen vật nuôi.
Tham khảo:
Nhân giống thuần chủng là phương pháp dùng những cá thể đực và cá thể cái của cùng một giống cho giao phối với nhau để tạo ra thế hệ con chỉ mang những đặc điểm của một giống ban đầu duy nhất.
Ví dụ: quá trình lai tạo giữa hai con chó cùng giống Labrador Retriever để tạo ra một thế hệ mới có đặc tính giống hệt cha mẹ, như màu lông đen, vẻ ngoài mạnh mẽ, khả năng săn bắt tốt, thân thiện với con người.
- Những chỉ tiêu cơ bản được sử dụng trong chọn giống vật nuôi:
+ Ngoại hình
+ Thể chất
+ Sinh trưởng, phát dục
+ Khả năng sản xuất
- Biểu hiện và ý nghĩa của các chỉ tiêu đó trong chọn giống vật nuôi:
| Ngoại hình | Thể chất | Sinh trưởng, phát dục | Khả năng sản xuất |
Biểu hiện | Hình dáng toàn thân, màu sắc da, lông, tai, mõm, bụng, số núm vú, sừng, chân (đối với gia súc); mào, tích, chân, màu sắc lông (đối với gia cầm) | Tốc độ sinh trưởng, kích thước của vật nuôi, sức khỏe của vật nuôi, khả năng hoạt động của vật nuôi, .. | Lớn nhanh, tiêu tốn thúc ăn thấp, cơ thể phát triển hoàn thiện, sự thành thục tính dục biểu hiện rõ, phù hợp với độ tuổi từng giống. | Giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc điểm cá thể. |
Ý nghĩa | Chọn được những cá thể cân đối, mang các đặc điểm đặc trưng của giống, không bị khuyết tật, lông và da bóng mượt, mắt tinh nhanh để làm giống. | Chọn được cá thể có đặc điểm như lớn nhanh, kích thước lớn trong đàn, khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn để làm giống | Giúp vật nuôi phát triển ngày càng hoàn chỉnh. | Tạo ra sản phẩm của vật nuôi. |
Những cơ sở giống thường sử dụng phương pháp nhân giống thuần chủng là:
- Giống mới nhập về, giống gây thành có số lượng ít.
- Giống địa phương có năng suất thấp thường bị suy giảm về số lượng và có nguy cơ tuyệt chủng.