K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2022

tham khảo....☺☺

Tôi là đứa con trai duy nhất của bố mẹ tôi. Mẹ tôi chiều tôi lắm. Hễ tôi xin mua gì, mẹ cũng mua cho. Nhưng trái ngược với mẹ, bố tôi rất nghiêm khắc. Bố không cho tôi đi chơi với mấy đứa bạn nghịch ngợm. Mỗi lần đi học về là bố thường kiểm tra lại bài tập, vở ghi của tôi. Cũng chính vì thế mà tôi chỉ quý mẹ, có gì chỉ tâm sự với mẹ.

 
Hôm ấy, tôi đang chơi bi ở sân trường thì thằng Tuấn, thằng Hùng gọi:

– Hoàng ơi, có ăn bàng chín không?

– Nghe đến bàng chín, tôi đã thèm lắm rồi. Tôi hỏi:

– Ở đâu?

– Cứ theo rồi khắc biết.

Hai đứa dẫn tôi đến gốc cây bàng cuối sân. Dạo này có lệnh cấm trèo nên cây bàng chi chít những quả chín vàng mọng. Ba đứa tôi thoăn thoắt trèo lên. Những tia nắng vàng chiếu xuống làm quả bàng thêm vàng, ngon hơn. Ba đứa tôi thi nhau chuyền hết cành này đến cành kia chọn quả chín ăn. Kìa! Một chùm bàn dăm bảy quả trông rất ngon mắt ở cành nhỏ phía xa xa. Tôi vội vàng leo ra. Bỗng "rắc! rắc!" cành bàng nơi chân tôi đứng bị gãy. Tôi hốt hoảng định bám vào cành khác nhưng không kịp nữa rồi. Tôi đã bị lơ lửng trên không và rơi bịch xuống đất, bất tỉnh.

Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Tôi cảm thấy đầu mình tê tê làm sao ấy mà lại rất nặng khó chịu vô cùng. Tôi từ từ mở mắt ra. Mẹ đang ngồi ở đầu giường. mẹ nhìn tôi, ánh mắt đầy lo âu. Tôi cảm thấy ân hận quá. Thấy tôi tỉnh dậy, mẹ mừng quá reo lên:

– Kìa con! Con đã tỉnh dậy rồi ư? Con có đau lắm không?

– Con chỉ thấy khó chịu thôi mẹ ạ. Thế bố đâu hả mẹ? – Tôi hỏi.

– Bố con… bố con… – Mẹ ngập ngừng, một thoáng bối rối.

– Bố con đâu hả mẹ? trời ơi, tôi cảm thấy người mình nóng ran lên.

– Đầu con ê ẩm lắm, con không chịu được nữa đâu.

Vừa dứt lời tôi lấy tay sờ lên đầu và bứt cả băng ra. Tôi bỗng cảm thấy choáng váng và mê man không biết gì nữa.

Lần thứ hai tỉnh dậy tôi thấy mình nằm ở căn phòng cũ. Trên đầu tôi được thay một tấm băng mới. Vẫn khuôn mặt thân thương, ánh mắt dịu hiền, mẹ ngồi nhìn tôi. Thấy tôi đã tỉnh, mẹ dịu dàng:

– Bây giờ con phải bình tĩnh và cẩn thận hơn trước đó.

– Vâng ạ! – Tôi đáp lời mẹ.

Tuy thế trong thâm tâm tôi vẫn tự hỏi: Tại sao trong lúc mình ốm đau như thế này bố lại không đến nhỉ? Hay là bố ghét mình? Hay là bố bận việc gì? Không hẳn là thế? Vậy tại sao? Câu hỏi đó cứ dằn vặt tôi trong suốt thời gian tôi nằm bệnh viện.

Hôm xuất viện về nhà, tôi thấy bố đang nằm trên giường thiêm thiếp ngủ. Khuôn mặt bố hác, tóc lốm đốm bạc, đôi mắt hõm sâu. Nước da bố xanh xao khác hẳn mọi khi. Tôi ngạc nhiên vô cùng. Tôi vừa ngồi vào ghế thì Hùng, Tuấn xách chiếc làn đỏ bước vào.

– Cháu chào các bác! Kìa Hoàng! Bạn đã thấy đỡ chưa? Tuấn nhanh nhẹn hỏi.

– Chào các cháu. Các cháu vào chơi với Hoàng. Bác trai mệt vừa thiếp đi. Mẹ tôi nó.

– Cảm ơn các cậu, tớ đỡ rồi! – Tôi lên tiếng.

– Hoàng ạ, hôm nay hai đứa mình đến để xin lỗi cậu bởi vì tại chúng mình rủ cậu trèo bàng cho nên mới xảy ra tai nạn đáng tiếc này. Xin hai bác thứ lỗi cho chúng cháu. Vì chúng cháu mà Hoàng đã bị ngã và mất bao nhiêu là máu, bác trai đã phải tiếp máu cho Hoàng nên đã bị ốm!

– Có thật vậy không mẹ? – Tôi thảng thốt hỏi mẹ.

Mẹ khẽ gật đầu. Từ trên ghế tôi chạy vội lại ôm chầm lấy bố. Hai hàng nước mắt tôi từ từ rơi. Ôi! Chính bố đã tiếp máu cho mình, thế mà mình lại nghi ngờ bố.

– Bố! Bố tha thứ cho con. Chỉ vì con mà bố bị suy kiệt!

Bố tôi tỉnh dậy:

– Không sao đâu con ạ!

– Bố!

Tôi và bố ôm chặt lấy nhau. Một tình cảm yêu thương trào lên trong tôi. Căn nhà nhỏ bé tràn đầy hạnh phúc. Mẹ nhìn bố con tôi khẽ mỉm cười.

5 tháng 2 2018

Từ khi bé thơ cho tới khi trưởng thành, công lao cha mẹ đối với chúng ta quả là to lớn. Tình cha nghĩa mẹ thiêng liêng suốt đời ta không thể trả hết, bởi lẽ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.

Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.

Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.

Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng:

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.

Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:

Một lòng thờ mẹ kinh cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.

Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.



5 tháng 2 2018

Từ khi bé thơ cho tới khi trưởng thành, công lao cha mẹ đối với chúng ta quả là to lớn. Tình cha nghĩa mẹ thiêng liêng suốt đời ta không thể trả hết, bởi lẽ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.

Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.

Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.

Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng:

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.

Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:

Một lòng thờ mẹ kinh cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.

Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.


18 tháng 10 2017

Rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm:

: Nói năng ở chừng mực vừa phải khiến người ta dễ tiếp thu, quá đi một chút là dở.

 nhớ k cho mk vs nhé

18 tháng 10 2017

phương châm hội thoại nx bn

1. Mở bài:

- Khẳng định lòng hiếu thảo là một phẩm chất không thể thiếu của mỗi con người. 

2. Thân đoạn: 

1. Định nghĩa: Hiếu thảo là tình yêu thương, kính trọng của con cái đối với cha mẹ và những người thân trong gia đình, với hành động tôn trọng, chăm sóc và biết ơn.

- Lí giải:

- Cha mẹ là những người sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên việc hiếu thảo là việc chúng ta phải thực hiện để biết ơn sự sinh thành và giáo dục của cha mẹ.

- Chữ hiếu trong con người là một trong những phẩm chất đánh giá về nhân phẩm một người. Nếu một người hiếu thảo với cha mẹ thì họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ mọi ngươi. Ngược lại kẻ bất hiếu là người không đáng tin tưởng.

- Hành động biểu lộ sự hiếu thảo sẽ kết nối các thành viên trong gia đình đồng thời xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn và gắn bó khăng khít

- Bài học nhận thức: Trong cuộc sống, vẫn còn nhiều con người không có hiếu nghĩa với cha mẹ dành cho họ. Còn những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ già khiến cha mẹ một đời vất vả -> đáng bị lên án 

- Liên hệ bản thân: Em làm gì để làm tròn chữ hiếu với cha mẹ ( trở thành người có ích cho xã hội, tu rèn đạo đức...)

Đã từ lâu, công cha nghĩa mẹ , ơn nghĩa sinh thành đã được nhân dân ta đề cao và ca tụng. Có rất nhiều bài ca dao viết về đề tài này. Tiêu biểu trong đó phải kể đến bài " công cha như núi thái sơn". Bài ca dao đã cho thấy công lao to lớn như trời bể của cha mẹ. Sinh con ra vốn đã là một điều vất vả, nuôi dạy con nên người lại là điều càng khó hơn. Âý vậy mà cha mẹ không một lời than vãn, vẫn tận tâm tận lực yêu thương và dạy dỗ chúng ta nên người. Công lao to lớn ấy làm sao mà kể hết. Bởi vậy cho nên bổn phận của người làm con là cần yêu thương và phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu.Con cái cần phải hiếu thảo với cha mẹ và làm tròn chữ hiếu bởi đạo làm con không gì bằng tận hiếu với cha mẹ của mình.

24 tháng 12 2021

haay

 

Lòng hiếu thảo là sự báo đáp công ơn nuôi dưỡng, sinh thành... đối với bố mẹ, ông bà, tổ tiên...

Lí giải: 

- Cha mẹ vất vả nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Đó là ơn trời bể mà chúng ta cần phải báo đáp. 

- Cách chúng ta báo hiếu với cha mẹ cũng là một cách thể hiện phẩm chất của chúng ta và để những người khác có cách nhìn nhận về bản thân mình là người như thế nào ( kẻ vô ơn quên công cha, ơn mẹ đối xử tệ bạc với họ sẽ bị người đời khinh bỉ ) 

- Lòng hiếu thảo là sợi dây mạnh mẽ kết nối cha mẹ và con cái...

- Dẫn chứng bạn tự chọn lọc. 

- Bài học: Chúng ta cần có lòng hiếu thảo với cha mẹ... 

 

 

 

1 tháng 10 2021

Em cần đoạn văn hay baì văn?

Nếu đoạn văn thì em tham khảo thử bài này nhé:

Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.

20 tháng 11 2017

c1)công cha như núi thái sơn

nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

c2)dù lớn con vẫn là con của mẹ

đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con

20 tháng 11 2017
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ "Hiếu" mới là đạo con. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều ́́́́́́́́́́ Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
13 tháng 3 2018

viết sai chính tả kìa bn