Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét của em:
1. Giúp đỡ bạn trong học tập thể hiện sự quan tâm đến bạn.
2. Phá đám khi bạn đang chơi thể hiện thái độ vô duyên, nghịch ngợm không nghĩ cho bạn bè.
3. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn thiếu thể hiện sự thân thiện, quan tâm tới bạn.
4. Không cho bạn chơi cùng thể hiện sự tầy chay, ích kỷ không hoà đồng với tất cả bạn bè.
5. Đỡ bạn khi bạn ngã thể hiện sự quan tâm tới bạn của mình.
6. Trêu chọc bạn thể hiện sự nghịch ngợm, vô duyên không quan tâm tới bạn bè.
Hình 1:
Bạn áo xám làm bạn áo xanh ngã. Bạn áo xám đã đỡ bạn áo xanh dậy và nói lời xin lỗi. Lời nói, việc làm của bạn áo xám thể hiện thái độ xin lỗi chân thành, có nghĩa là bạn áo xám đã biết nhận lỗi của mình.
Hình 2:
Bạn nữ chạy và va vào một bạn nữ khác, làm sách của bạn nữ đó rơi. Bạn nữ làm sai đã vừa chạy vừa ngoái đầu lại nói lời xin lỗi. Lời xin lỗi chưa thể hiện sự chân thành.
Chú ý: - Nếu như trong trường hợp thực sự cấp bách thì có thể thông cảm cho cách xin lỗi của bạn nữ đó.
- Nếu không, bạn nữ nên dừng lại và nói lời xin lỗi, giúp bạn nhặt sách vở lên và đền những quyển đã bị hỏng.
Hình 3:
Bạn nam dán lại cuốn truyện đã làm rách của bạn nữ. Bạn nam đã sửa chữa lỗi lầm của mình bằng cách khắc phục lỗi mà mình đã gây ra. Đây cũng là một cách để thể hiện lời xin lỗi chân thành.
Hình 4:
Người em trai sau khi làm rách giấy của chị đã hét vào mặt của người chị và nói thêm: “Thế được chưa”. Dường như người em không mong muốn sửa chữa lỗi lầm đó. Đây là cách xin lỗi thiếu chân thành, bất lịch sự, xin lỗi cho có.
Hình 1: Bạn nữ trong hình đứng lên xin phép cô giáo khi cần ra ngoài. Đây là hành động thể hiện sự lễ phép, kính trọng đối với cô giáo
Hình 2: Hai bạn nam ở cuối bàn chơi không tập trung vào bài giảng trong khi thầy giáo đang giảng bài. Đây là hành động thiếu tôn trọng thầy giáo, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của hai bạn và có thể ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp
Hình 1:
Các bạn đang đọc sách ở thư viện. Hai bạn nữ ngồi gần nhau đang tranh giành quyển sách gây mất trật tự, ảnh hưởng đến các bạn đọc xung quanh. Hai bạn đã không tuân thủ đúng theo quy định của thư viện. Chúng ta không đồng tình với việc làm trên.
Hình 2:
Bạn nam đang bỏ rác vào thùng rác. Bạn nam đã có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng nên chúng ta đồng tình với việc làm này.
Hình 3:
Bạn nữ đang vẽ lên bức tường của nhà văn hóa. Bạn nữ chưa tuân thủ quy định khi ở nơi công cộng nên chúng ta không đồng tình với việc làm này.
Hình 4:
Các bạn đang xếp hàng để vào phòng chiếu phim. Việc làm này tuân thủ đúng theo quy định ở rạp chiếu phim nên chúng ta đồng tình.
Hình 1:
Hai bạn nữ đang lấy chiếc khăn len để chơi trò kéo co. Đây là việc làm không bảo quản đồ dùng cá nhân vì nó sẽ khiến chiếc khăn len nhanh bị hỏng. Chúng ta không đồng tình với việc làm này.
Hình 2:
Bạn nữ đang đánh dấu chiếc cặp của mình bằng cách viết tên mình bên ngoài cặp. Đây là việc làm thể hiện sự bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân, tránh bị thất lạc, nhầm lẫn. Chúng ta đồng tình với việc làm này.
Hình 3:
Bạn nam đã vẽ bậy ra bìa cuốn sách. Đây là việc làm không tốt cho đồ dùng cá nhân vì sẽ khiến cuốn sách bị bẩn, xấu, nhanh cũ. Chúng ta không đồng tình với việc làm này.
Hình 4:
Bạn nữ đang rửa bình nước cá nhân. Đây là việc làm bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân, giúp cho bình nước sạch sẽ, vệ sinh, bảo vệ chính sức khỏe của bạn. Chúng ta đồng tình với việc làm này.
Hình 5:
Bạn nam đang sắp xếp bút vào hộp sau khi dùng. Đây là việc làm bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân, giúp cho bút được bền đẹp, tránh bị gãy hoặc bị thất lạc. Chúng ta đồng tình với việc làm này.
Hình 6:
Bạn nữ dùng chân vứt đôi giày. Đây là việc làm không tốt cho đồ dùng cá nhân vì sẽ khiến cho đôi giày nhanh bị sờn, rách, hỏng. Chúng ta không đồng tình với việc làm này.
1. Em sẽ khuyên Tân cho dù có là ai đi chăng nữa, gặp ta đều cần phải chào hỏi lễ phép.
2. Em sẽ khuyên bạn không nên nói leo như thế nữa vì như vậy thật không có duyên.
Tình huống 1:
Bạn Nam đã biết tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời. Thấy trong nhà có mùi khí gas bạn đã bình tĩnh nói rõ sự việc với chú hàng xóm và nhờ chú giúp đỡ. Nếu không nhờ người lớn giúp đỡ kiểm tra thì trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra là hỏa hoạn, gây ảnh hưởng đến ngôi nhà và tính mạng của Nam.
Tình huống 2:
Bạn Lan đã tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời đó là nói chuyện với mẹ của mình. Sự việc anh hàng xóm hay sang chơi và đòi cầm tay Lan là một việc quan trọng nên cần tìm kiếm sự hỗ trợ của người lớn để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
- Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà vì sẽ có những việc bản thân em không thể làm được. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà sẽ giúp em giải quyết được vấn đề khó khăn đó một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và tránh được trường hợp xấu xảy ra.
- Những cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà mà em biết:
+) Nhờ sự giúp đỡ của ông bà, cha mẹ, anh chị nếu có người thân ở nhà.
+) Trong trường hợp ở nhà một mình, có thể nhờ những người đáng tin cậy như hàng xóm thân thiết với gia đình, người thân (cô, dì, chú, bác) ở gần,...
Tình huống 1:
Em sẽ khuyên em bé không được hái hoa trong công viên vì đó là hành động vi phạm nội quy của công viên, làm ảnh hưởng đến mĩ quan của công viên.
Tình huống 2:
Em sẽ khuyên bạn giữ trật tự, không nên đi lung tung, tập trung lắng nghe lời của hướng dẫn viên và nghe theo sự chỉ dẫn của họ.
Tình huống 3:
Em sẽ khuyên bạn không được viết tên lên tượng vì đó là hành vi vi phạm nội quy của bảo tàng lịch sử và có thể làm hỏng, làm xấu bức tượng.
Tình huống 4:
Em sẽ khuyên các bạn không nên đá bóng dưới lòng đường vì đó là hành động gây nguy hiểm cho bản thân các bạn, cơ sở vật chất và mọi người
Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, vì muốn chạy thật nhanh ra sân chơi, Huy đã đẩy Hùng làm bạn ngã, khiến Hùng tức giận.
Em đồng tình với cách ứng xử “Hùng đã hít thở thật sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, Hùng nhắc nhở Huy không nên làm như vậy”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, không gây sự tức giận cho bản thân và không làm tổn thương đến Huy.
Tình huống 2: Hôm nay là buổi học đầu tiên của Vân ở trường mới. Thầy cô, bạn bè đều là những người lần đầu Vân gặp. Bạn cảm thấy lo lắng và hơi có chút sợ hãi.
Em đồng ý với cách ứng xử: “Vân chia sẻ với bạn cùng bàn. Được bạn động viên, Vân đã vượt qua nỗi sợ hãi và chủ động làm quen với các bạn”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, giúp Vân tự tin hơn, hòa đồng cùng với các bạn và không bị cảm thấy cô đơn, buồn tủi.
- Ngoài ra, em còn có cách ứng xử khác để kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
+) Tình huống 1: Nếu là Hùng em sẽ nghĩ là bạn vô tình làm mình ngã. Sau đó nhẹ nhàng nhắc nhở bạn từ sau cẩn thận hơn, không nên vội vàng để tránh làm ảnh hưởng đến các bạn khác.
+) Tình huống 2: Nếu em là Vân em sẽ tự động viên bản thân mình, tự tin hơn, chủ động làm quen và nhanh chóng hòa hợp cùng các bạn và thầy cô mới
Nhận xét: Qua câu chuyện trên, em đã thấy rõ được cách xử lí của bạn nhỏ khi bị một người lạ mặt bắt và khống chế. Bạn nhỏ đã rất bình tĩnh quan sát để tìm kiếm sự giúp đỡ, tạo rắc rối cho chính kẻ lạ mặt để tìm cơ hội chạy thoát, đây là một cách xử lí thông minh, nhanh trí. Bên cạnh đó, còn thấy được bạn nhỏ là một người lễ phép, ngoan ngoãn khi đã biết gửi lời cảm ơn đến anh thanh niên đã giúp đỡ mình.
Chú ý:
- Trong một số tình huống bị khống chế, không thể nói hay kêu cứu thì việc ra dấu hiệu cho người khác biết có thể giúp em tìm kiếm được sự hỗ trợ phù hợp.
- Việc tạo rắc rối cho kẻ định bắt cóc mình bằng hành động nào đó cũng là một cách vì khi họ cãi nhau với kẻ bắt cóc thì mình cần nhanh chóng chạy thoát, nhập vào đám đông hoặc chạy đến nhà bảo vệ, ... để kẻ bắt cóc khó tìm thấy mình.
- Sau khi đã được cứu giúp, em nên cùng người thân tìm cách liên hệ với người đã hỗ trợ mình để nói lời cảm ơn và xin lỗi vì em đã làm ảnh hưởng đến họ nhưng cũng nhờ đó mà em được giải thoát khỏi tên bắt cóc.
Câu chuyện:
Hình 1:
Bạn nhỏ đang bị một người là mặt bắt cóc, khống chế (“Cấm kêu”) và bạn nhỏ đang tìm cách để có thể thoát khỏi tên xấu này.
Hình 2:
Bạn nhỏ đã rất bình tĩnh để tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi đi ngang qua một đôi nam nữ, bạn nhỏ đã giật mạnh tóc của người nam thanh niên, khiến người đó kêu “Oái”.
Hình 3:
Người nam thanh niên này cho rằng người lạ mặt kia đã giật tóc mình, quay lại hỏi bằng một giọng tức giận: “Tại sao anh giật tóc tôi” và cả hai người đã xảy ra cuộc tranh cãi.
Hình 4:
Nhân cơ hội hai người đàn ông kia đang cãi nhau, cậu bé đã nhanh chân chạy thoát khỏi tên bắt cóc. Anh thanh niên cũng biết rõ là cậu bé đã giật tóc mình và biết được sự nguy hiểm của cậu bé lúc này. Vì vậy, anh đã cố tình gây sự vói người lạ mặt kia để bạn nhỏ có cơ hội chạy thoát.
Hình 5:
Bạn nhỏ đã chạy thoát khỏi tên bắt cóc và gặp lại mẹ của mình. Sau đó, bạn nhỏ và mẹ đã gửi lời cảm ơn chân thành đến anh thanh niên.