K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2021

Tham khảo:

“Sáng tháng Năm” (viết tháng 5-1951) là bài thơ đặc sắc, một đỉnh cao sáng tác của Tố Hữu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cho đến nay, có nhiều nhà thơ viết về Bác, nhưng “Sáng tháng Năm” của Tố Hữu vẫn đứng ở hàng đầu, với bút pháp không thể nhòa lẫn. Bài thơ đã trở thành hành trang tinh thần của biết bao cán bộ, chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ, trở thành tiếng hát ru con, ru cháu thiết tha của những người bà, người mẹ Việt Nam.

Là một cán bộ cao cấp của Đảng, có nhiều dịp được tiếp xúc và làm việc với Bác, lại là một nhà thơ có tài năng tiêu biểu của cách mạng, Tố Hữu đã biểu hiện những tình cảm thành kính, những suy tư sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh Bác Hồ được Tố Hữu khắc họa hết sức chân thực. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng vô cùng giản dị, luôn luôn gắn bó, đồng cảm với nhân dân. Thiên tài lãnh đạo, trí tuệ trác tuyệt và lòng nhân ái mênh mông của Người đã dắt dẫn nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc.

So-498--Hinh-tuong-Bac-Ho-trong-Sang-thang-nam-cua-To-Huu---Anh-1
Bác Hồ trò chuyện với nhà quay phim Nguyễn Thế Đoàn cùng anh em ở chiến khu Việt Bắc.

Mở đầu bài thơ là niềm vui sướng của Tố Hữu khi được về thăm Bác vào một sáng tháng Năm – 1951 giữa núi rừng Việt Bắc tươi đẹp – căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: “Vui sao một sáng tháng Năm/ Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ/ Suối dài xanh mướt nương ngô/ Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn”.

Tiếp đó, nhà thơ mô tả khung cảnh nơi Bác làm việc: “Bác kêu con đến bên bàn/ Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ/ Con bồ câu trắng ngây thơ/ Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn/ Lát rồi chim nhé, chim ăn/ Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà” (theo bản in đầu tiên của Tố Hữu – ĐNĐ). Ở Việt Bắc, Bác Hồ sinh hoạt như mọi người dân miền núi. Bác làm việc trong nhà sàn. Không có tủ đựng tài liệu, mọi công văn, giấy tờ phải đựng trong bồ (đồ dùng đựng thóc đan bằng tre nứa của đồng bào vùng cao). Con bồ câu trắng đâu chỉ “tìm thóc quanh bồ công văn”, mà từ lâu, nó đã thân thiết với Bác, và Bác cũng yêu quý bồ câu biết ngần nào. Cái tình của Bác không chỉ dành cho nhà thơ – “khách văn” của Người, mà còn bao trùm lên mọi cảnh vật. Bác không bao giờ thờ ơ hoặc xa lạ với mọi biểu hiện của cuộc sống.

Hình ảnh Bác Hồ được nhà thơ thể hiện như một người cha tôn kính và cực kỳ gần gũi với mọi người: “Bàn tay con nắm tay cha/ Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng/ Bác ngồi đó, lớn mênh mông/ Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non…/ Bác Hồ, cha của chúng con/ Hồn của muôn hồn/ Cho con được ôm hôn má Bác/ Cho con hôn mái đầu tóc bạc/ Hôn chòm râu mát rượi hòa bình”. Bác vĩ đại. Bác trường tồn. Cho nên, nhà thơ đã dùng những hình ảnh kỳ vĩ, tươi đẹp, vĩnh hằng để ví với Bác: “Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”! Bác vừa đẹp như một cụ già thuần hậu, chân chất Việt Nam, vừa như một ông tiên hiền từ luôn mang phước lành đến cho mọi người. Bác là linh hồn của cả dân tộc và kết tinh khí thiêng sông núi Việt Nam.

“Ôi cái tên kính yêu Hồ Chí Minh!”. Tên Bác trở thành niềm tin yêu thiêng liêng, tạo nên sức mạnh thần kỳ của quân và dân ta. Từ anh bộ đội nơi chiến trận đến anh thợ quân giới, từ những anh chị dân công hỏa tuyến đến các em học sinh ở hậu phương… tất cả mọi người, mỗi khi nhớ đến Bác, nghĩ về Bác, lại càng chiến đấu giỏi, sản xuất hăng say, công tác và học tập tốt. Tiết tấu ở khổ thơ này dồn dập, lôi cuốn, tạo nên niềm phấn chấn, làm tăng giá trị khẳng định: “Các anh chị, các em ơi, có phải/ Mỗi khi lòng ta xao xuyến rung rinh/ Môi ta thầm kêu: Bác Hồ Chí Minh! / Và mỗi trận, mỗi mùa vui thắng lợi/ Đôi mắt Bác hiện lên cười phấn khởi/ Ta lớn cao lên, bay bổng diệu kỳ/ Trên đường dài, hai cánh đỡ ta đi”. Bác cho ta sức mạnh, niềm tin, xua tan những dao động nhất thời của mỗi người. Mỗi ánh mắt vui cười và lời khen ngợi, động viên của Bác đều làm cho chúng ta thêm phấn khởi và trưởng thành. Bác cao cả nhường ấy, nhưng Bác luôn luôn ở bên cạnh chúng ta. Chỗ nào có ta, là nơi ấy có Bác. Bác và ta gắn bó, không thể tách rời. Thật là: “Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta/ Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”.

Tiếng nói Bác Hồ là lời Tổ quốc. Tố Hữu biểu hiện tình cảm kính yêu Bác qua giọng nói dịu hiền, ấm áp của Người: “Giọng của Người không phải sấm trên cao/ Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước/ Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước/ Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau”. Bác Hồ thấu hiểu và đồng cảm với mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Bởi vì, suốt đời, Bác “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (“Hồ Chí Minh – Toàn tập”, tập IV, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984, tr. 100). Nhà thơ hồi tưởng khi Bác đọc “Tuyên ngôn Độc lập” ngày 2-9-1945, Bác có hỏi: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”. Câu nói chân tình, khiêm nhường của Bác khiến đồng bào cả nước vô cùng xúc động, cảm thấy không có gì ngăn cách giữa vị lãnh tụ tối cao với mọi người dân bình thường. Ở Bác Hồ có sự kết hợp hài hòa truyền thống văn hiến của dân tộc ta, từ Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung… với nền văn minh hiện đại của thế giới. Một chính khách Tây Âu trong lần gặp Bác ở Pháp vào đầu những năm 20 của thế kỷ trước, đã tiên đoán: “Nguyễn Ái Quốc là con người của nền văn minh tương lai”! Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” (Phạm Văn Đồng – “Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ”, NXB Văn học, Hà Nội, 1973, tr. 255). Đấy là những nhận định rất chí lý, sâu sắc.

Dưới ngòi bút của Tố Hữu, hình tượng Bác Hồ hiện lên với vẻ đẹp của con người Việt Nam tự nghìn xưa: “Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị/ Màu quê hương bền bỉ đậm đà”. Trước những thách thức gay go, dữ dội của cuộc kháng chiến, Bác vẫn ung dung, bình thản, sáng suốt và quyết đoán xử lý thành công mọi tình huống, bởi vì Người nắm bắt được quy luật của lịch sử. Người từng nói: “Hết mưa là nắng hửng lên thôi” (Bài “Trời hửng” – “Nhật ký trong tù”, bản dịch) và “Phải chăng khổ tận, đến ngày cam lai” (Bài “Cảm ơn người tặng cam” – 1946). Cho nên, tinh thần lạc quan cách mạng, lòng thiết tha yêu đời và đầy tự tin – là một phẩm chất tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút/ Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời/ Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười/ Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi”.

Đến đây, hình tượng Bác Hồ rực sáng và lớn lao vô hạn qua trí tưởng tượng mãnh liệt của nhà thơ: “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng/ Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng/ Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”. Tố Hữu đã sáng tạo thành công hình tượng lãnh tụ chân thực và độc đáo: Bác Hồ tượng trưng cho chân lý, cho nhân đạo, văn minh và sức mạnh bách chiến bách thắng của quân dân ta, tượng trưng cho cái đẹp và cái cao cả – đối lập một trời một vực với cái xấu xa, thấp hèn và khiếp nhược của kẻ thù.

Cuối bài thơ, Tố Hữu một lần nữa thể hiện lòng kính yêu Bác, niềm tự hào và tin tưởng của quân dân ta vào sự lãnh đạo thiên tài của Hồ Chủ tịch: “Người là Cha, là Bác, là Anh/ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ/ Người ngồi đó với cây chì đỏ/ Vạch đường đi, từng bước, từng giờ…/ Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ/ Đảng chói lọi Hồ Chí Minh vĩ đại”.

Bác Hồ là thế đó! Hình tượng Bác Hồ trong “Sáng tháng Năm” lung linh, kỳ diệu, nhưng lại vô cùng bình dị, sáng trong. Ở ngoài đời, cũng như trong thơ Tố Hữu, Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức cảm hóa lớn lao đối với mọi trái tim, khối óc của dân tộc ta và nhân loại tiến bộ. Bác Hồ sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. Và, mỗi lần đọc lại bài thơ “Sáng tháng Năm”, chúng ta lại được đến bên Người, để: “Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn”; và hơn thế nữa: “Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”!

Đọc trích trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi bên dướiLần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ...
Đọc tiếp

Đọc trích trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi bên dưới

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ

bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một

vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách,

họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.

1. Giải nghĩa từ "phong cách" trong tiêu đề của văn bản này. Giải thích vì sao văn bản Phong cách Hồ Chí Minh lại

được xem là văn bản nhật dụng? (1,0 điểm)

2. Ghi lại trong đoạn văn trên các từ thuộc trường từ vựng truyện cổ tích và trường từ vựng giản dị. Việc sử dụng

đan xen hai trường từ vựng này trong đoạn văn mang lại hiệu quả gì? (1,0 điểm)

3. Hiện nay, nhiều bạn trẻ thiếu hiểu biết và cũng không tha thiết với những giá trị văn hoá truyền thống: từ trang

phục, nghệ thuật đến lịch sử của dân tộc. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của mình

về hiện tượng trên.(3,0 điểm)

4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng nói về lối sống giản dị của Bác Hồ. Cho biết

tên tác giả. (0,5 điểm)

 

Giúp mình với ạ!!!!!

0
Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.Câu...
Đọc tiếp

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.

Câu 2: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

1
7 tháng 10 2017

a.  Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị.  Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )

b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi)