K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2018

Nhà thơ Chế Lan Viên quê ở tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Đáp án cần chọn là: C

19 tháng 7 2018

Trong thời kì 1960 – 1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự.

Đáp án cần chọn là: C

5 tháng 12 2021

Giúp mình với ạ. Mình đang cần gấp ạ

22 tháng 2 2016

SOẠN BÀI TIẾNG HÁT CON TÀU

(Chế Lan Viên)

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

– Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Trước Cách mạng, thơ ông thể hiện tư tưởng siêu hình và bế tắc về thế giới và nghệ thuật. Sau 1945, hiện thực cách mạng và nhân dân đã làm cuộc đời và hồn thơ Chế Lan Viên thay đổi mạnh mẽ.

– “Tiếng hát con tàu” in trong tập “Ánh sáng và phù sa” (1960). Tác phẩm lấy cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc để xây dựng kinh tế miền núi những năm 58- 60.

II. NỘI DUNG CHÍNH: 

1. Nhan đề và lời đề từ: Hình ảnh “Con tàu” và “Tây Bắc” mang ý nghĩa biểu tượng trong suốt bài thơ.

* Ý nghĩa nhan đề:

– Bài thơ ra đời khi thực tế chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh “con tàu” thực chất là hình ảnh biểu tượng thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước. 

– Tây Bắc là vùng đất xa xôi của Tổ quốc cần được xây dựng lại sau chiến tranh

– “Tiếng hát con tàu”: Là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.

* Ý nghĩa lời đề từ: Khẳng định vai trò của cuộc sống đối với tâm hồn người nghệ sĩ – cần mở lòng hòa nhập với cuộc sống để có cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong hoàn cảnh đất nước bắt tay vào xây dựng sau chiến tranh.

2. Là sự trăn trở, giục giã lên đường (khổ 1+2) : 

– Bằng những biểu tượng “con tàu” và “Tây Bắc” – nhà thơ bộc lộ cảm xúc, tình cảm đối với sự nghiệp xây dựng đất nước của toàn dân. 

– Lời thơ giục giã, gấp gáp, khẩn trương hàng loạt câu hỏi dồn dập, thôi thúc (anh đi chăng? anh có nghe? sao chửa ra đi?…) à là lời kêu gọi khẩn thiết, cấp bách, với mọi người hãy đi xây dựng Tây Bắc.

– Còn là lời tự vấn đầy trăn trở à thể hiện tâm hồn, khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân.

-> Tác giả kêu gọi mọi người cũng chính là tự nói với lòng mình, thể hiện nhận thức mới tiến bộ của người nghệ sĩ 

3. Kỉ niệm về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ (khổ 3 – 11): 

– Nhớ về vùng đất Tây Bắc “thiêng liêng, anh hùng”, đã trở thành biểu tượng của Đất nước gian lao mà anh dũng (khổ 3+4). Nhà thơ bộc lộ tình cảm của mình như đứa con với mẹ thân yêu “Cho con về gặp lại mẹ yêu thương”…

– Nhớ về Tây Bắc bằng niềm khao khát được trở về với nhân dân, với cảm xúc như được trở về cội nguồn, về với niềm hạnh phúc lớn lao (khổ 5). Nhà thơ sử dụng những hình ảnh so sánh cụ thể mang vẻ đẹp thơ mộng, niềm vui sướng, hạnh phúc được gặp lại những gì thân thiết sâu nặng (Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ. Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa. Như đưa trẻ thơ đói lòng gặp sữa. Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa). 

– Nhà thơ nhớ về những con người cụ thể: anh du kích, em liên lạc, bà mế tóc bạc, em gái nuôi quân…(khổ 6,7,8,11). Cách xưng hô gần gũi, thân thiết (con, anh con, em con, mế…), thể hiện sự gắn bó máu thịt và lòng biết ơn sâu nặng -> Chính điều đó đã khơi nguồn cho tinh thần trách nhiệm đối với Tây Bắc, với Tổ quốc.

– Từ những câu thơ bày tỏ tình cảm cụ thể, riêng tư đối với thiên nhiên, đất nước, con người Tây Bắc, nhà thơ đã nâng lên thành những câu thơ có chất suy tưởng khái quát giống như châm ngôn nhưng chứa chan tình cảm, xúc cảm về quê hương đất nước: “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mấy phủ – Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương- Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”… “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.

-> Đoạn thơ đã gợi lên một cách thành kính, đầy ân tình về những kỉ niệm thiêng liêng đẹp đẽ ở Tây Bắc trong những năm kháng chiến gian khổ.

4. Hướng về Tây Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước (khổ 12 – 15) : 

– Niềm khao khát được hòa nhập tình cảm của bản thân và nghĩa vụ với nhân dân, đất nước (khổ 12,13).

– Niềm khao khát được trở về Tây Bắc như để khẳng định lại phẩm chất cao quí của con người đã được tôi luyện trong gian khổ của chiến tranh, nay được phát huy ở công cuộc xây dựng đất nước (khổ 14).

– Khổ thơ cuối với nhiều hình ảnh thơ mộng, lãng mạn, mang ý nghĩa biểu tượng (Tây Bắc ơi…mẹ của hồn thơ, mộng tưởng, vầng trăng, mặt hồng em, suối lớn mùa xuân..) à bộc lộ niềm vui sướng được trở về với Tây Bắc như trở về với hồn thơ, với cội nguồn sáng tạo nghệ thuật, được hòa mình với cuộc sống của nhân dân.

III. NGHỆ THUẬT:

– Hình ảnh thơ mới lạ, phong phú, có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên những liên tưởng so sánh bất ngờ.

– Lời thơ có nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, giàu chất trí tuệ, bộc lộ cách thể hiện riêng tài hoa, độc đáo, tạo ấn tượng thẩm mỹ cho người đọc.

– Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật với giọng điệu tha thiết, chân thành.

IV. KẾT LUẬN:

– Bài thơ thể hiện những cảm xúc chân thành, tha thiết của tác giả trong công cuộc dựng xây đất nước, sự hòa nhập với nhân dân, với cuộc sống mới, mà ở đó tác giả đã tìm đuợc nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho mình.

5 tháng 12 2017

Kết quả của phép tính (54.46−40.46):46 bằng:​

  1. x = 14
  2. x = 94
  3. x = 10
  4. x = 11
Câu 1:Nước ta có bao nhiêu thành phố giáp với biển?Câu 2:Bạn hãy cho biết Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý?Câu 3:Bờ biển nước ta nằm ở phía nào của biển Đông?Câu 4:Bãi biển nào được mệnh danh là trữ tình nhất Việt Nam?Câu 5:Hệ đầm phá nào ở nước ta được đánh giá về quy mô là một trong những hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á?Câu...
Đọc tiếp

Câu 1:Nước ta có bao nhiêu thành phố giáp với biển?

Câu 2:Bạn hãy cho biết Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý?

Câu 3:Bờ biển nước ta nằm ở phía nào của biển Đông?

Câu 4:Bãi biển nào được mệnh danh là trữ tình nhất Việt Nam?

Câu 5:Hệ đầm phá nào ở nước ta được đánh giá về quy mô là một trong những hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á?

Câu 6:Bạn hãy cho biết chủ đề tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2013 là gì?

Câu 7:Hiện nay Việt Nam đang thực hiện chủ quyền và đóng giữ bao nhiêu đảo tại quần đảo Trường Sa?

Câu 8:Ở quần đảo Trường Sa có những sản phẩm gì nổi tiếng?

Câu 9:Những nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển?

Câu10:Vấn đề cấp thiết đối với biển đảo nước ta hiện nay là gì?

Câu 11:Quần đảo xa bờ nhất ở nước ta là quần đảo nào?Ở đâu?

Câu 12:Quần đảo có nhiều đảo ở nước ta là quần đảo nào?

Câu 13:Vùng biển Việt Nam thuận lợi để phát triển những ngành kinh tế nào?

Câu 14:Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc các tỉnh thành phố nào?

Câu 15:Kể tên một số bãi tắm đẹp ở miền Trung?

Câu 16:Em hãy cho biết đảo lớn nhất Việt Nam là đảo nào và nằm phía nào của Tổ quốc?

Câu 17:Kể tên một số khoáng sản mà bạn biết.

Câu 18:Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam,chúng ta cần phải làm gì?

Câu 19:Biển Đông thông với các Đại Dương nào?

Câu 21:Hãy kể tên bãi biển đẹp nổi tiếng ở 3 tỉnh Thanh Hóa,Nghệ An,Quảng Bình.

Câu 22:Em hãy kể tên các ngành kinh tế biển ở nước ta.

Câu 23:Quần đảo Trường Sa giải phóng vào ngày tháng năm nào?

Hãy điền từ còn thiếu trong câu:

Đảo là nhà,.............là quê hương.

Câu 24:Hiện nay nước ta có bao nhiêu huyện đảo?

Đảo lớn nhất trong hệ thống đảo của nước ta là:

a)Đảo Bạch Long Vĩ

b)Đảo Cồn Cỏ

c)Đảo Phú Quốc

Câu 25:Luật biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày 16/2/1994 khẳng định nội dung gì?

a)Về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

b)Về phân định đường biên giới trên biển của Việt Nam

c)Về chủ quyền 02 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.

d)Tất cả đều đúng

Câu 26:Ngày "Thế Giới Biển" được lấy là ngày nào?

a.6/8

b.8/6

c.18/9

Câu 27:Việt Nam chính thức tham gia và là thành viên của Công Ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (1982) vào năm nào?

a.1994

b.1995

c.1996

d.1997

Câu 28:Câu chuyện nào nói về việc nhân dân ta đã tới sinh sống và sản xuất tại đảo ven bờ?

Câu 29:Ai về Bắc Bộ quê em/Đảo gì màu trắng đuôi rồng bay cao?Đố là đảo gì?

Câu 30:

 Trông ra thăm thẳm mênh mông

Chẳng có một ai đứng bảo đông

Đứng mái lầu tây nhìn ngoảnh lại 

Xa xa chỉ thấy đám mù không.

(Đố là gì?)

Trả lời một câu mk cũng tick,trả lời hết thì ngày nào cũng tick.

21
24 tháng 4 2016

Câu 1:  Việt Nam có 16 thành phố có giáp biển (tính từ bắc đến nam) lần lượt là Móng Cái, Cẩm Phả, Hạ Long, Hải Phòng, Đồng Hới, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Cam Ranh, Phan Rang-Tháp Chàm, Phan Thiết, Vũng Tàu, Bạc Liêu, Rạch Giá.

24 tháng 4 2016

Theo mk thì là 28 tỉnh/thành phố.Cảm ơn bạn vì đã trả lời câu của mk