K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2019

Con người có bản năng chinh phục mạnh mẽ bởi vậy trong cuộc sống họ không ngừng tìm tòi, khám phá để làm chủ cuộc sống, thay đổi thế giới. Chinh phục, thay đổi thế giới là mục đích, lí tưởng cao cả của con người để đưa xã hội loài người đến đỉnh cao của văn minh, tuy nhiên một nghịch lí vẫn tồn tại ‘Người người đều muốn thay đổi thế giới nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”.

“Thay đổi thế giới” là làm biến đổi thế giới theo hướng văn minh, văn hóa để phát triển. “Thay đổi chính mình” lại là việc thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã  tồn tại lâu dài, ăn sâu bám rễ, để hoàn thiện bản thân con người cần nỗ lực thay đổi, cải thiện. Câu nói: “ Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình” đã chỉ ra sai lầm của con người trong quá trình phát triển và khẳng định bản thân.

Trong cuộc sống, con người luộn hướng đến những lí tưởng, mục đích cao đẹp để thay đổi cuộc sống, thay đổi thế giới, đây là lí tưởng đúng đắn, đáng được trân trọng nhưng vẫn còn những người muốn thay đổi, cải biến thế giới khách quan nhưng lại quên mất thay đổi chính bản thân  mình. Câu nói của nhà văn Lev Tolstoi đã đưa ra lời khuyên cho mỗi người, để thay đổi được thế giới, làm được những điều lớn lao, trước hết hãy tự thay đổi chính mình.

Thay đổi thế giới là khát vọng đẹp, cần được khích lệ bởi nó góp phần cải tạo xã hội, đưa con người đến gần hơn với sự văn minh. Khát vọng thay đổi thế giới cũng là khát vọng chung của tất cả con người, chẳng những thế mà chúng ta đi từ thời kì công xã nguyên thủy với lối sống mông muội, bản năng để đưa xã hội tiệm cận với văn minh, đủ đầy cả về vật chất và tinh thần như ngày nay.  Ai cũng có những khát vọng thật lớn lao nhưng không phải ai cũng thực hiện được điều ấy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại này lại nằm ở yếu tố chủ quan của con người. Trong nhiều trường hợp, thấy bại không phải bởi năng lực, không phải bạn chưa cố gắng mà do bạn chưa nhận thức được chính bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.

“Con người không ai muốn thay đổi bản thân” bởi không ai muốn thừa nhận những thiếu sót, khuyết điểm và tự phủ định bản thân. Đây là tâm lí thông thường ở mỗi con người nhưng nếu không thay đổi con người sẽ không thể phát triển,  tiến bộ mà mãi giậm chân tại chỗ. Trong quá trình phát triển của mình, để thực hiện được những mục tiêu , lí tưởng cao đẹp, dù không muốn nhưng con người nhất thiết cần tự nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc về bản thân để khắc phục những khuyết điểm, có ý thức thay đổi để hoàn thiện chính mình.

Câu nói của nhà văn Lev Tolstoi đã mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về thái độ và hành động của bản thân trong việc nhìn nhận, thay đổi chính mình. Chỉ khi ta thay đổi được bản thân ta mới có thể thay đổi được thế giới.

1/ Giải thích: (0,5 điểm)

–  Thay đổi thế giới: thay đổi trật tự thế giới cũ để xác lập một trật tự thế giới mới hay nói cách khác, thay hệ giá trị cũ bằng hệ giá trị mới, thay đổi để phát triển.

–  Thay đổi chính mình: thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã ăn sâu vào gốc rễ của chính mình.

–  Nhiều người muốn thay đổi, cải biến thế giới khách quan nhưng lại thường bỏ quên yếu tố chủ quan. Đó chính là một trong những sai lầm lớn của con người.

=> Câu nói của Lev Tolstoi đưa ra lời khuyên cho mỗi người: Muốn thay đổi thế giới trước hết phải thay đổi chính mình.

2/  Bàn luận: (2,0 điểm)

* “Người người đều muốn thay đổi thế giới”:

– Khát vọng thay đổi thế giới: ước muốn tích cực, tốt đẹp, cần được khích lệ.

(Thí sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ).

* “Nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”:

–   Con người không muốn thay đổi bản thân vì không muốn thừa nhận những thiếu sót, những điểm yếu, phủ định giá trị của bản thân.

–   Dù không muốn nhưng con người nhất thiết phải tự soi chiếu, tự nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế để hoàn thiện chính mình.

–   Điều quan trọng nhất trong quá trình thay đổi bản thân chính là thay đổi thế giới quan. Nếu chọn cho mình một thế giới quan rộng mở, tiến bộ, biện chứng, con người có thể đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi, “đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”

(Thí sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ)

3/ Mở rộng, nâng cao vấn đề: (0,5 điểm)

–  Nhiều người không phê phán, thay đổi bản thân từ đó kéo lùi sự phát triển của lịch sử, xã hội.

–  Cần phải luôn có ý thức phản tính để có thể hoàn thiện chính bản thân mình.

–  Mỗi người tự nhận thức và hoàn thiện chính mình, tự thực hiện những cuộc cách mạng cá nhân thì cả thế giới cũng sẽ cải biến

Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp. Nhưng khi...
Đọc tiếp

Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp. Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ - nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống? (…) Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.  

Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm

2
12 tháng 11 2021

Câu 1: PTBĐ chính là Nghị luận

1 tháng 12 2021

Làm hộ câu2 vs

 

     Đọc - hiểu Đọc đoạn trích dưới đây.       Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không...
Đọc tiếp

 

    Đọc - hiểu 

Đọc đoạn trích dưới đây.

       Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định: "Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: "Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất". Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất". Tôi nghĩ không có tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trí tuệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.

      (John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr. 130).

Thực hiện các yêu cầu: 

       Câu 1: Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.

       Câu 2: Theo anh/chị, "điều ngược lại" được nói đến trong đoạn trích là gì?

       Câu 3: Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì? 
       Câu 4: Anh/chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Tại sao?

      Làm văn

        Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành thành công trong cuộc sống.


 

 

 

 

1
24 tháng 3 2021

Bạn tham khảo nhé !

Câu 1: 

Tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích là: “nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển”

Câu 2: 

“Điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là dậm chân tại chỗ, tự đóng khung mình vào những khuôn mẫu có sẵn, sống trì trệ, không muốn thay đổi để phát triển.

Câu 3: 

Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có 2 tác dụng:

- Chỉ ra tác hại của việc “nếu không thay đổi thì con người sẽ không phát triển được: Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu con người chỉ sống trong “vòng an toàn” mà không có những thay đổi, bứt phá. Điều đáng sợ nhất là chỉ đứng yên một chỗ, không làm gì để tiến lên.

- Khuyên chúng ta phải thay đổi tư duy, mạnh dạn hành động sẽ làm được những điều chưa bao giờ đạt được. Điều quan trọng là phải hành động để tìm kiếm điều mới mẻ, tốt đẹp.

Câu 4:

 Không đồng ý: Dám từ bỏ những điều quen thuộc, an toàn là dám chấp nhận thử thách, khiến con người trở nên kiên cường hơn, chủ động hơn.  Dù là liều lĩnh, mạo hiểm nhưng những vượt qua giới hạn an toàn của bản thân, ta sẽ học được cách bảo vệ mình, tích lũy thêm những kiến thức, kĩ năng và trưởng thành hơn. Khi thời gian trôi đi thì chúng ta sẽ hối hận vì những điều ta không làm chứ không phải những điều ta đã làm.

24 tháng 3 2021

Em cần câu 1 phần làm văn nữa anh ạ

Trong một thế giới với quá nhiều thành công rợn ngợp, bạn phải làm gì để đánh dấu sự thay đổi của mình lên cuộc đời? Chúng ta sinh sau đẻ muộn so với những người thành công, khi mà mọi điều hay ho trên thế gian này đều đã có người nghĩ ra, làm ra, thậm chí là làm tốt. Thế hệ này có thể chỉ cần ngồi đó mà thụ hưởng: muốn tìm kiếm điều gì đó cứ Google, muốn giao lưu bạn...
Đọc tiếp

Trong một thế giới với quá nhiều thành công rợn ngợp, bạn phải làm gì để đánh dấu sự thay đổi của mình lên cuộc đời?

Chúng ta sinh sau đẻ muộn so với những người thành công, khi mà mọi điều hay ho trên thế gian này đều đã có người nghĩ ra, làm ra, thậm chí là làm tốt. Thế hệ này có thể chỉ cần ngồi đó mà thụ hưởng: muốn tìm kiếm điều gì đó cứ Google, muốn giao lưu bạn bè trên khắp mọi nơi đã có Facebook, muốn giải trí cứ vào Youtube, chụp ảnh muốn chia sẻ với bạn bè có Instagram, dùng máy tính có các công cụ văn phòng của Microsoft, muốn trải nghiệm đồ công nghệ có Apple, Samsung. Từ lớn đến bé, từ trong ra ngoài, những phụ kiện mà ta đang sở hữu đều đã có người làm hết cả rồi. Bữa cơm của mẹ từ bó rau, cọng ngò, trái ớt đã có người cung cấp. Vậy bạn làm gì bây giờ, hỡi các thế hệ tôi hay các thế hệ sau tôi?

 (Trích Điều gì làm nên sự khác biệt của bạn – Đặng Quốc Cường

Theo http://tramdoc.vn)

Câu 4. Từ nội dung của đoạn trích, hãy cho biết: Vậy bạn làm gì bây giờ? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

0
18 tháng 7 2020

bn nên vào chỗ mà có tên bn ở bên phải màn hình rồi ấn vào hình tam giác nó sẽ hiển thỉa thì bn chọn thông tin tài khoản.Đợi hiển thị ra rồi bn ấn vào  đổi hình ảnh gì đấy í

hình tam giác ở đâu

6 tháng 4 2021

Anh/ chị tham khảo ạ:

*Giới thiệu vấn đề

*Giải thích vấn đề

-Tuổi trẻ là gì?

-Rủi ro là gì?

=>Tuổi trẻ cần chấp nhận rủi ro để thay đổi không?

*Phân tích, bàn luận vấn đề

-Tại sao nói: "Tuổi trẻ cần chấp nhận rủi ro để thay đổi"

+Rủi ro là thứ luôn có trong bất cứ hoàn cảnh nào

+Chỉ có chấp nhận thử thách mới có khả năng gặt hái được thành công hay học được những bài học đắt giá

+Tuổi trẻ học cách dấn thân

-Nếu tuổi trẻ không dám chấp nhận thử thách thì sẽ ra sao?

*Liên hệ bản thân

*Tổng kết

6 tháng 4 2021

bạn tham khảo nhé !!

Tuổi trẻ là thời đẹp nhất của mỗi con người. Ở quãng thời gian ấy chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện ước mơ. Trải qua tuổi trẻ chúng ta mới có thể trưởng thành. Do vậy tuổi trẻ nên chấp nhận rủi ro để thay đổi. Chúng ta không thể chỉ mãi sống trong cái vỏ bọc trẻ thơ, thấy khó khăn mà lùi bước. Nếu như vậy chúng ta sẽ không thể nào đạt được thành công trong cuộc sống. Tuổi trẻ phải chấp nhận rủi ro bởi vì không một ai thành công ngay từ ban đầu. chúng ta cần phải trải qua nhiều những sóng gió của cuộc sống có như vậy mới có thể trưởng thành, thay đổi được cách nghĩ và cách sống. Giống như nhà kinh doanh Phạm Thanh Hưng, nếu tuổi trẻ ông không chấp nhận rủi ro thì liệu bây giờ ông ấy có đạt được thành công? Cuộc sống càng có nhiều sự phát triển để phục vụ cho nhu cầu của con người kéo theo đó là một bộ phận giới trẻ trở nên lười biếng, sống trong cái vỏ bọc an toàn. Họ không sẵn sàng thay đổi, không biết chấp nhận rủi ro mà muốn thành công ngay từ ban đầu. Điều này là không thể. Do vậy mỗi con người đặc biệt là giới trẻ cần phải thay đổi cách nghĩ. Hãy biết tận hưởng tuổi trẻ, hãy biết chấp nhận rủi ro để thay đổi. Có như vậy mới đạt được thành công trong cuộc sống.

19 tháng 8 2019

Hai đoạn văn giống nhau nhưng có cách dùng từ khác nhau:

Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về Chúng ta không thể nhắc tới
… trong lúc nhàn rỗi rãi… Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ
Bác vốn chẳng thích làm thơ… Thơ không phải mục đích cao nhất
-… vẻ đẹp lung linh Nhưng vần thơ vang lên ... nhà tù
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong từng bài thơ … là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó

- Đoạn 1 có nhiều lỗi như cách dùng từ chưa hợp lí, sử dụng lối văn phong ngôn ngữ sinh hoạt: hẳn ai cũng nghe nói, trong lúc nhàn rỗi

- Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ phù hợp với văn nghị luận hơn

- Sửa lỗi dùng từ:

    + Nhàn rỗi → thư thái

    + Chẳng thích làm thơ → bác chưa bao giờ cho mình là một nhà thơ

    + Vẻ đẹp lung linh → vẻ đẹp cao quý

    + Vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù → ở ngoài lao

12 tháng 7 2021

Cuộc sống là một chuỗi những khó khăn, thử thách yêu cầu mỗi chúng ta cần phải nỗ lực và thay đổi bản thân không ngừng để có thể thích nghi với từng hoàn cảnh, từng trường hợp.

Chính vì vậy, sự thay đổi bản thân có ý nghĩa vô cùng lớn và là một trong những yếu tố để làm nên thành công. Thay đổi bản thân có nghĩa là chúng ta thay đổi về quan niệm, tư tưởng, tư duy, phong cách học tập và làm việc,… sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh.

Cuộc sống là sự trôi đi của thời gian, chính vì vậy, cuộc sống luôn thay đổi từng ngày, thậm chí từng giờ từng phút. Do đó ta cần phải thay đổi bản thân mình để có được những phương pháp mới, cách làm việc mới hiện đại và tiến bộ, đáp ứng nhu cầu của công việc, của xã hội. Ví dụ như trong mỗi kì thi, chúng ta cần phải chú ý nhiều đến những thay đổi trong quy chế thi, cách thức ra đề để có thể thay đổi hướng học tập, ôn thi phù hợp với cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, sự thay đổi bản thân chỉ thật sự có ý nghĩa khi chúng ta hiểu rõ được công việc và chính năng lực của mình, thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với khả năng cá nhân. Nếu chúng ta thay đổi không có kế hoạch, không nắm bắt được vấn đề cốt lõi thì sự thay đổi đó không chỉ gây mất thời gian, công sức mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

 

Như vậy, để có thể thay đổi bản thân theo hướng tích cực, tiến bộ thì chúng ta cần cởi mở và liên tục nắm bắt tình hình công việc, lựa chọn thời điểm thích hợp để thay đổi sao cho phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện của xã hộ

                                           Bài làm

Mỗi chúng ta sinh ra là một thiên thần của tạo hóa, thế nhưng thiên thần ấy chỉ có một cánh, muốn bay đến chân trời của ước mơ thì tài năng thiên bẩm không là chưa đủ. Cuộc sống là không gian bao la, tìm mãi chẳng thấy đường chân trời, thế nên để có thể vững vàng tìm đến ánh sáng của khát vọng thì ta cần một chiếc cánh của quan niệm sống. Khi ấy, bạn sẽ bay cao và bay xa trên chính đôi cánh diệu kì của mình. Thế nhưng, mỗi người trong chúng ta luôn có một cách ứng xử khác nhau khi gặp khó khăn, thay đổi bản thân hay thay đổi thế giới vẫn luôn là câu hỏi mà con người luôn canh cánh trong lòng. Có lẽ, câu nhận định sau sẽ cho bạn một câu trả lời: “Khi không hài lòng với hoàn cảnh, việc đầu tiên chúng ta thường nghĩ đến là thay đổi nó, mà không nghĩ đến cách thay đổi quan trọng và hiệu quả hơn: thay đổi chính quan niệm của chúng ta. Nói một cách khác, chúng ta không nên lo lắng tìm cách thay đổi thế giới cho nó trở nên tốt đẹp hơn mà nên tìm cách thay đổi chính bản thân mình để phù hợp với thế giới đó”.

Cuộc sống quanh ta có thể được ví như một bức tranh muôn màu sắc mà mỗi con người là một nét vẽ vô cùng sống động. Ai trong chúng ta cũng mong muốn khẳng định vị trí của mình trong xã hội rộng lớn bao la, để trở thành nét chấm phá nhiệm màu trên bức tranh cuộc đời ấy. Thế nhưng, khi chúng ta giương ánh mắt đầu tiên ngắm nhìn cuộc đời, khi chúng ta ghi tên mình vào quyển sổ con người đó cũng là lúc ta phải hình dung ra đoạn đường mình sẽ bước. Nó không ngọt ngào như thanh kẹo hay ăn thuở bé, cũng không nhiệm màu như câu chuyện cổ bà hay kể, mà đó là một thế giới thực, đầy khó khăn, chông gai thử thách. Vì vậy, để có thể tồn tại giữa cuộc đời này con người cần phải có một thế giới quan sinh động và phải luôn thay đổi một cách linh hoạt. Khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, con người trở nên bi quan, bó gối ngồi khóc trong góc khuất của cuộc đời và đổ lỗi cho số phận. Họ chỉ có thể nhìn thấy những mất mát, đau thương mà họ đang phải gánh chịu là do hoàn cảnh đẩy đưa, là do dòng đời nghiệt ngã, mà than, mà trách, mà hờn, mà dỗi, và rồi muốn thay đổi nó đi. Liệu thay đổi hoàn cảnh thực tại là cách chọn lựa tốt nhất? Mọi chuyện sẽ tốt hơn nếu cứ một lần vấp ngã là ta lại một lần tìm lối đi mới cho mình? Cuộc sống vốn không trãi đầy hoa hồng, cuộc đời con người thưc chất là một chuỗi ngày hữu hạn, bước đi trên một con đường đầy gai nhọn hay bão táp phong ba, tất cả đều đã được định sẵn. Con người sinh ra không cùng với nhau trên một xuất phát điểm nhưng điểm kết của họ luôn là đỉnh cao của sự thành công, của những ước mơ. Vì vậy, nếu đã chọn hoàn cảnh hay hoàn cảnh đã chọn bạn, mà bạn lại bỏ cuộc trên con đường ấy thì thực chất bạn đã thua rồi. Sau cơn mưa, trời lại sáng cũng như vết thương sớm muộn cũng sẽ lành.

Khi rơi vào tình huống tưởng chừng không lối thoát, bạn hãy nhớ rằng không có gì là mãi mãi. Mọi thứ trong cuộc sống đều mang đến một khởi đầu và kết thúc, qua giai đoạn này sẽ đến giai đoạn khác. Nỗ lực để làm điều gì tuyệt vời nhưng thất bại thường mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc hơn việc chẳng làm gì mà thành công. Dành hôm nay để phàn nàn về hôm qua không thể khiến ngày mai tươi sáng hơn. Vì thế, thay vì dậm chân tại chỗ và than vãn, buồn rầu, bạn hãy bước tiếp từ chính những rào cản mình gặp phải. Hạnh phúc chỉ đến khi chúng ta ngừng kêu ca và thậm chí phải tiếc nuối vì không gặp trở ngại nào để học hỏi. Thế mà, đáng buồn thay “Khi không hài lòng với hoàn cảnh, việc đầu tiên chúng ta thường nghĩ đến là thay đổi nó, mà không nghĩ đến cách thay đổi quan trọng và hiệu quả hơn: thay đổi chính quan niệm của chúng ta”. Tự thay đổi chính mình hoà vào thế giới xung quanh để có cuộc sống bình yên và đạt được mong muốn của riêng mình, tức là thay đổi sức mạnh nội tại để tìm nên sức mạnh vươn ra thế giới. Quả thật vậy, cuộc sống không phải được tạo nên chỉ bởi một người. Con người cũng không thể tách mình ra khỏi tập thể, khỏi cộng đồng, phải làm nên sự liên kết với mọi người để tồn tại và hạnh phúc cũng như cái nhiệt kế luôn thay đổi để phù hợp với môi trường. Khi ấy, bản thân bạn sẽ nhận ra những điều kì diệu ở hoàn cảnh thực tại, nơi mà đã từng muốn dìm bạn xuống hố sâu của sự tuyệt vọng. Cuộc sống có rất nhiều điều tuyệt vời mà không đợi bản sẵn sàng thì nó mới xuất hiện. Do đó, theo tác giả “chúng ta không nên lo lắng tìm cách thay đổi thế giới cho nó trở nên tốt đẹp hơn mà nên tìm cách thay đổi chính bản thân mình để phù hợp với thế giới đó”

Khi đứng trước vách núi cheo leo, ai cũng tự nhủ thầm: do vách núi này cao quá! Khi trôi giữa biển khơi, tất cả đều do đại dương rộng, con sóng xô, cơn gió mạnh. Con người vẫn luôn luôn là như thế, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh dù trong bất kì khoảnh khắc nào. Đứng trước thực tế phũ phàng, con người chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông, như một giọt nước giữa đại dương rộng lớn, nên họ luôn có cảm giác mình trơ trọi trước cuộc sống này. Nếu một lúc nào đó, cuộc sống trao cho bạn những điều khó khăn thì đó chính là điều hiển nhiên và bạn không có cách nào ngoài cách chấp nhận nó là một điều tất yếu. Ta cứ sống và chìm đắm trong suy nghĩ ấy để trốn tránh thực tại là do  bản thân mình không chịu cố gắng từng ngày, không có dũng cảm để chinh phục ước mơ và không có niềm tin để đứng lên sau khi vấp ngã. Sống một cuộc đời như thế, ta không bằng cả một con lật đật khi luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, tìm cách trốn tránh và thay đổi nó. Có những chuyện, những người xuất hiện trong cuộc đời ta là do định mệnh, nhưng ta cứ tìm cách chối bỏ nó để đi tìm một con đường mới, liệu như thế ta có thật sự tìm được hạnh phúc không? Tôi hiểu,tôi hiểu cảm giác bơ vơ khi giữa dòng đời vô định khó khăn biết nhường nào nhưng không vì điều ấy mà ta sống như một đám cỏ dại bên đường. Hãy sống như một loài hoa kiêu hãnh dưới ánh mặt trời bằng lối sống của một con người thông minh, linh hoạt là hãy: thay đổi quan niệm sống của bản thân. Ta đang sống trong một tập thể, trong một xã hội của cái ta chung, có những việc ta thích nhưng không theo ý mình được, có những việc muốn làm nhưng nó lại không phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Nếu ta không thể thay đổi những gì đã gọi là bất biến thì tại sao ta lại không tự thay đổi bản thân mình? Marth Whasington đã cho rằng: “Phần lớn hạnh phúc và đau khổ của chúng ta phụ thuộc vào các định huớng, chứ không phải hoàn cảnh” hoàn cảnh chỉ là một bức phông nền cho cuộc đời ta thêm phần hấp dẫn thôi, còn chính ta mới là nhân tố chính quyết định cuộc đời mình. Thay đổi quan niệm của chính mình sẽ giúp ta hài hòa với cuộc sống hiện tại, dễ dàng hòa nhập với cảnh sống đa dạng của cuộc đời hơn. Khi ấy, ta sẽ không còn có cảm giác cô đơn, trơ trọi, lạc loài. Mặt khác, khi chúng ta hòa nhập với cộng đồng, với môi trường thì ta sẽ trang bị cho bản thân một cuốn sổ tay đắt giá của cuộc sống, rèn luyện cho bản thân tính thích nghi cao, dễ dàng theo kịp sự phát triển của xã hội, không bị lạc hậu. Năm 2006, cả thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của bộ sách nổi tiếng luôn đứng trong danh sách bán chạy nhất nước Anh với cái tên “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”. Tác giả đưa ra quan điểm rằng mỗi người phải tự thay đổi chính mình hoà vào thế giới xung quanh để có cuộc sống bình yên và đạt được mong muốn của riêng mình, tức là thay đổi sức mạnh nội tại để tìm nên sức mạnh vươn ra thế giới. Trở về với dòng chảy thời gian, với những trang sử hào hùng của dân tộc, những chiếc máy ảnh thời đại đã ghi lại đậm nét những con người đã biết người biết ta mà làm nên kì tích. Đó là một Lý Thường Kiệt với bài thơ thần bất hủ tránh cảnh máu chảy đầu rơi. Đó là một Nguyễn Trãi với “ Thư dụ Vương Thông lần nữa”, để bảo toàn lực lượng. Thế nên, nếu bạn luôn canh cánh một nỗi niềm: tại sao một đất nước, đất không rộng, người không động lại có thể chiến thắng những thế lực  hùng mạnh? Thì tôi sẽ trả lời, do có những người lãnh đạo biết thức thời, biết thay đổi chiến lược của mình tùy vào hoàn cảnh. Muôn đời vẫn thế. Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa quên Renato Soru – người con thân yêu của đất nước Italia, đồng thời là ông chủ tập đoàn Tiscali nổi tiếng đã thất bại ra sao khi thâm nhập vào thị trường nước Đức rộng lớn với biết bao đối thủ cạnh tranh. Không hề lùi bước, Renato Sorn đã thay đổi chiến lược kinh doanh của mình, để biến Tiscali thành tên tuổi hàng đầu thế giới và đưa tên ông vào danh sách những con người thành công nhất thế giới. Mỗi chúng ta cũng cần điều chỉnh để phù hợp với môi trường như thế.

 

Tuy nhiên, biết thay đổi chính mình là đáng quý, nhưng ta cũng cần biết thay đổi thế giới xung quanh để tạo lập cuộc sống tốt đẹp hơn. James Allen có ý kiến: “Nơi bạn đang đứng hôm nay hay ngày mai đều do chính suy nghĩ của bạn dẫn đường”. Cuộc đời không bày sẵn cho ta những thành quả, mà chính chúng ta phải kiếm tìm và chinh phục những thành quả ấy. Vì vậy mà vị trí của chúng ta hôm nay chính là do cách sống, cách suy nghĩ của ta tạo dựng nên. Ta không chỉ chờ đợi cơ hội, mà phải biết tự mình tạo ra cơ hội. Ai sẽ nghĩ rằng một cậu bé từng được đánh giá là thiểu năng, từng bị đuổi học, từng bị cả xã hội xem là tên đần, một kẻ vô dụng lại có thể trở thành nhà bác học thiên tài sau đó? Ai sẽ nghĩ rằng một người phụ nữ muốn tự tử ở tuổi ba mươi vì không chấp nhận nổi dư luận và những nỗi đau do thế giới hiện tại gây ra có thể viết được bộ truyện nổi tiếng mang tầm vóc thời đại? Và Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết đến Ho Ching — đệ nhất phu nhân Singapore, thay vì yên vị là một phu nhân của thủ tướng, tháp tùng chồng và hoạt động chính trị, Ho Ching lại tham gia vào lĩnh vực kinh doanh. Dù không được nhiều sự ủng hộ của dư luận, bà vẫn vực dậy tập đoàn Temasek và chứng tỏ bản lĩnh của mình trên thế giới. Sự thành công của Temasek ngày hôm nay bắt nguồn từ quyết tâm thay đổi thế giới của Ho Ching. Mỗi chúng ta cũng có thể thay đổi cuộc sống của mình, bởi một học sinh chủ động kiếm tìm tri thức trong học tập sẽ năng động hơn, sáng tạo hơn và vững vàng hơn trên con đường xây dự tương lai.

Hai cách sống điều đáng quý, đều góp phần tạo nên con người linh hoạt, bản lĩnh bởi cuộc sống đặt ra bao khó khăn, thử thách cho mỗi con người. Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà mỗi chúng ta đều có cách giải quyết và chọn lựa một sự thay đổi riêng cho chính mình. Ai chẳng muốn sống vui vẻ, không buồn rầu nhưng sức mạnh sẽ đến khi chúng ta trải qua tận cùng của nỗi đau và ta tự đứng lên thay đổi chúng. Những điều lý thú luôn ẩn trong mọi khó khăn, người trẻ phải mở rộng trái tim và tâm trí mới thấy được chúng sau khi đã thay đổi ánh nhìn chủ quan về thế giới. Con người không thể ngăn chặn mọi chuyện đến với mình mà chỉ có thể học cách đối mặt. Có thể bạn không đến được cái đích theo dự định nhưng sẽ dừng tại nơi cần đến, chấp nhận số phận và không cố thoát ra nó biết đâu hạnh phúc sẽ vẫy tay với bạn. Hãy luôn mỉm cười dù nhiều người đang cố dìm mình xuống. Đừng để những tiêu cực khiến chúng ta phiền lòng. Đừng thay đổi bản thân vì muốn làm hài lòng người khác, chỉ thay đổi khi chắc rằng mình sẽ tốt hơn. Hãy nghĩ về chính bản thân trước khi quan tâm thái độ của người đời, điều đó đồng nghĩa với việc thay đổi cuộc sống để giữ trọn cái tôi của chính mình cũng là điều rất tốt. Nếu tin vào điều gì đó, bạn đừng ngại đấu tranh cho nó. Kiên nhẫn không chỉ là chờ đợi mà còn là giữ những suy nghĩ tích cực trên hành trình chinh phục ước mơ. Luôn nỗ lực trong từng bước đi dù gặp nhiều thất bại hay phản đối, một ngày ngoảnh lại, bạn sẽ nhận ra các cuộc tranh đấu không thể tìm thấy trên đường mình đi, thế mới hiểu hoàn cảnh sống dù có khó khăn, nhưng có niềm tin thì mọi việc sẽ lại tốt đẹp. Đừng xấu hổ về những vết sẹo trong cuộc đời vì chúng là minh chứng cho thấy "thân chủ" đã vượt qua nhiều nỗi đau, là hình xăm của sự thành công đáng tự hào. Bạn không thể làm sẹo biến mất nhưng có thể thay đổi cách nhìn về nó. Đó không phải niềm đau mà là sức mạnh. Nhà thơ Rumi khẳng định: "Vết thương là nơi dẫn ánh sáng vào con người" những gì bạn có thể làm để cuộc sống mình tốt đẹp hơn chính là thay đổi quan niệm sống của chính mình và cải tạo lại thế giới. Và tất cả những điều trên đều là kết quả của quá trình nổ lực và phấn đấu không ngừng, luôn tìm cách thay đổi bản thân hoặc hoàn cảnh để phù hợp với bản thân, gia đình và cuộc sống sau này.

Thế nhưng hoà hợp không có nghĩa là hoà tan. Ta tìm thấy trong xã hội bao người không dám thể hiện mình, cứ để bản thân trôi theo dòng chảy chung, theo cái “mode” nhất thời mà không có chính kiến riêng, con đường riêng. Họ trở nên mờ nhạt, thậm chí là sống vô nghĩa, “gió chiều nào theo chiều ấy". Bên cạnh đó, chủ động điều chỉnh môi trường xung quanh cũng không đồng nghĩa với việc áp đặt cái tôi cá nhân lên mọi người hay bắt ép người khác thay đổi vì lợi ích cá nhân mình. Ta vẫn thấy nhiều nơi trên đất nước, biết bao con người sống trong những căn nhà giải toả kém chất lượng, còn nhà cũ của họ thì bị bỏ hoang vô nghĩa chỉ vì những dự án treo. Ta vẫn đọc thấy trên báo hàng ngày những kẻ tham ô để thoả mãn về mặt vật chất cho mình mà gây nguy hiểm cho những con người vô tội đang sống trong những công trình xây dựng. Đó hoàn toàn không phải biểu hiện của lối sống tích cực. Thay đổi cuộc sống xung quanh để phù hợp với bản thân phải là điều mang ý nghĩa đối với cộng đồng, vì lợi ích chung đối với xã hội.

Tôi từng tâm niệm trước câu nhận định của Dale Carnegie: “Không quan trọng bạn có gì,bạn là ai hay bạn đang ở đâu, hay điều bạn đang làm có làm bạn hạnh phúc không. Chúng chỉ là cách bạn nghĩ thôi”. Bản thân tôi và bạn đều là những con người sinh ra với khát khao được hạnh phúc và luôn chênh vênh giữa con đường dẫn đến lâu đài cổ tích kia. Quãng đời không quá dài nhưng nó sẽ không ngắn nếu ta biết sống trọn từng phút giây ta được sống. Muốn được như thế, không có gì ngoài bản thân chúng ta tự nổ lực, tự tìm ra những hướng đi và cách thay đổi phù hợp với chính mình. Hãy thay đổi thế giới này nếu nó làm cho bạn tốt hơn, nhưng hãy thay đổi chính bạn nếu bạn vì cuộc đời để mà sống.

Ta có thể đóng lại vô vàn quyển sách, có thể khép lại trang truyện đầu giường, nhưng dù thế nào ta cũng không gấp lại hết những quan điểm về triết lý nhân sinh, về đạo đức con người, nuôi dưỡng tâm hồn ta mỗi ngày một phong phú thêm. Và “Khi không hài lòng với hoàn cảnh, việc đầu tiên chúng ta thường nghĩ đến là thay đổi nó, mà không nghĩ đến cách thay đổi quan trọng và hiệu quả hơn: thay đổi chính quan niệm của chúng ta. Nói một cách khác, chúng ta không nên lo lắng tìm cách thay đổi thế giới cho nó trở nên tốt đẹp hơn mà nên tìm cách thay đổi chính bản thân mình để phù hợp với thế giới đó” là một ý đẹp như thế. Bụi thời gian có thể cuốn trôi đi mọi thứ nhưng câu nhận định ấy vẫn sống mãi muôn đời, ở đâu? Ở trong tim những con người khát khao sống đẹp!!!

   Tham khảo nhé

11 tháng 11 2019

Chủ đề cụ thể: Tình bạn trong thời đại công nghệ số

Lên ý tưởng trình bày các ý:

Công nghệ hiện nay trở nên phổ biến, con người dễ dàng kết nối với nhau nhưng cũng dễ dàng xa nhau, tình bạn cũng vì thế trải qua thử thách

- Tầm quan trọng của tình bạn trong đời sống hiện đại

- Việc con người dễ dàng liên lạc với nhau qua mạng xã hội, việc gặp gỡ sẽ bị hạn chế

- Nhiều yếu tố của cuộc sống ảnh hưởng, chi phối tình bạn

- Con người có nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm, tư tưởng với nhau

- Tình bạn giúp con người mạnh mẽ, có người lắng nghe, chia sẻ

- Tình bạn là thực tế trải nghiệm của đời sống, con người, con người không thể sống thiếu bạn bè

- Cần tạo ra sự kết nối từ thực tế thay vì việc sống trong

I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:             Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời của mình....
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

            Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời của mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”

            Đó chính là lí do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lí do đó mà thôi.

            Kinh Talmud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói.

            […] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Vì sao nhân vật tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương.

Câu 3: Theo em, việc tác giả trích câu “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” trong Kinh Talmud có ý nghĩa gì?

Câu 4: Em rút ra được thông điệp gì từ những câu văn sau: “Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.”?

10
14 tháng 5 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2: Lí do để nhân vật tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương đó là lời nói của ba: Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”

Câu 3: Việc tác giả trích câu “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” trong Kinh Talmud có ý nghĩa:

- Khi chúng ta dạy cho con cái mình những điều tốt đẹp, chúng sẽ mang những điều tốt đẹp đó để cư xử với tất cả mọi người xung quanh và dạy dỗ thế hệ sau.

- Những điều tốt đẹp ấy sẽ lan tỏa, có sức ảnh hưởng tích cực đến muôn đời sau.

- Làm tăng ý nghĩa, tính triết lí cho văn bản.

- Làm tăng sức thuyết phục, tin cậy cho nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.

Câu 4:

- Trong cuộc đời mỗi người luôn có nhiều người thầy nhưng cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên của con.

- Mỗi chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và hạnh phúc vô cùng khi được học những điều bình dị từ chính người cha yêu quý của mình. Cha luôn là người dành cả tình yêu thương và tấm lòng bao la của tình phụ tử thiêng liêng để chỉ bảo ta trên đường đời.

- Bài học từ người thầy đầu tiên ấy là điều vô cùng quý giá, sẽ để lại dấu ấn sâu sắc và gợi nhiều kỉ niệm để nhớ về trên chặng đường sau này.

14 tháng 5 2021

ko biet