K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2018

Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.

31 tháng 10 2016

khi người nguyên thủy biết dùng đồ gốm,sau một thời gian đó họ tìm ra kim loại,tình cờ người nguyên mang kim loại ra nung như nung đồ đất làm đồ gốm,phát hiện ra kim loại nóng chảy rồi đông lại thành vật cứng rất sắt=>phát minh nghề luyện kim từ nghề làm đồ gốm

31 tháng 10 2016

Cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm, các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta.

Cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm, các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta trên cơ sở trình độ phát triển cao của kĩ thuật chế tác đá, làm gốm, đã bắt đầu biết khai thác, sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ các vật dụng trong cuộc sống. Nghề nông trồng lúa nước trở nên phổ biến.

Cư dân văn hoá Phùng Nguyên là những người mở đầu thời đại đồng thau Việt Nam.

Các bộ lạc Phùng Nguyên làm nông nghiệp trồng lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ. Công cụ lao động chủ yếu vẫn bằng đá. Họ làm gốm bằng bàn xoay, sử dụng các nguyên liệu tre, gỗ, xương để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải và chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà. Trong các di chỉ thời Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều cụ đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng.

Cùng thời với các bộ lạc Phùng Nguyên, các bộ lạc sống ở vùng châu thổ sông Mã (Thanh Hoá), ở vùng lưu vực sông Cả (Nghệ An) cũng đã tiến đến thời đại sơ kì đồng thau với nền nông nghiệp dùng cuốc đá phát triển. Nghề nông, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế. Các nghề thủ công làm đá, gốm đạt trình độ tương đương với cư dân Phùng Nguyên. Trong các di tích, bên cạnh các hiện vật bằng đá, gốm còn có hiện vật bằng đồng.

Cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm, các bộ lạc sống định cư ở vùng Nam Trung Bộ ngày nay, chủ nhân của văn hoá Sa Huỳnh cũng đã tiến đến buổi đầu thời đại kim khí, biết đến thuật luyện kim.

Các di tích văn hóa Sa Huỳnh đã được phát hiện ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà...

Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Sa Huỳnh là nông nghiệp trồng lúa và các cây trồng khác. Họ bắt đầu biết chế tác và sử dụng đồ sắt. Ngoài ra, họ còn làm gốm đẹp, dệt vải, làm đồ trang sức bằng đá quý, mã não, vỏ ốc, thuỷ tinh.

Cư dân vân hoá Sa Huỳnh thường thiêu xác chết, đổ tro vào các vò bằng đất nung cùng với các đồ trang sức.

Ở lưu vực sông Đồng Nai cũng đã phát hiện được một số di tích văn hoá thời đại đồ đồng.

Các di tích văn hoá sông Đồng Nai được phân bố ở Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Long An...

Cư dân văn hoá sông Đồng Nai làm nghề nông trồng lúa nước và các cây lương thực khác. Ngoài ra, họ còn làm nghề khai thác sản vật rừng, săn bắn, làm nghề thủ công. Bên cạnh các công cụ bằng đá là chủ yếu còn có một số hiện vật bằng đồng, vàng, thuỷ tinh.

13 tháng 5 2018

khi người nguyên thủy biết dùng đồ gốm,sau một thời gian đó họ tìm ra kim loại,tình cờ người nguyên mang kim loại ra nung như nung đồ đất làm đồ gốm,phát hiện ra kim loại nóng chảy rồi đông lại thành vật cứng rất sắt=>phát minh nghề luyện kim từ nghề làm đồ gốm

9 tháng 11 2018

Thời nguyên thủy, khi con người phát triển nghề làm gốm, con người đã có thuật luyện kim. Lí do:

-Trong quá trình đào lấy đất làm gốm, họ tìm thất quặng kim loại.

-Sau đó ra đời thuật luyện kim gần giống với cách làm đồ gốm( đun chảy, cho vào khuôn, nung,...)

29 tháng 12 2016

Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn. Dần dần đã xuất hiện những làng bản đông dân ở các vùng ven sông, đặc biệt là ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cả, sông Đồng Nai gồm nhiều gia đình thuộc nhiều thị tộc khác nhau. Cuộc sống định cư lâu dài đòi hỏi con người lúc đó phải cải tiến hơn nữa các công cụ sản xuất và đồ dùng hằng ngày.
Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. Thuật luyện kim đã được phát minh.

29 tháng 12 2016

vì người ta tìm ra đồng và vì làm gốm giàu nên sẽ có dụng cụ làm thuật luyện kim

Trong tự nhiên kim loại tồn tại dưới hình thức quặng, nghĩa là không có kim loại nguyên chất, phải nấu chảy quặng mới lọc ra được kim loại, mà muốn nấu chảy quặng phải có độ nóng cao và điều này đã làm được khi người ta đốt lò nung đồ gốm. Sau đó, muốn làm được những công cụ, đồ dùng theo ý mình người ta không thể ghè đẽo kim loại như ghè đẽo đá mà phải làm khuôn đúc bằng đất sét. Nghề làm gốm đã giúp người ta làm được các khuôn đúc đó. Vì vậy, có thể nói, nghề làm gốm phát triển đã tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim.

Tham khảo nha ! !!!!

1 tháng 7 2017

Kim loại trong tự nhiên chủ yếu tồn tại ở dạng quặng, không như đá. Muốn có kim loại nguyên chất phải lọc từ quặng. Chính trong quá trình nung đồ gốm, con người phát hiện ra: đồng có nhiệt độ nóng chảy thấp (800 độ C- 1000 độ C). Khi làm gốm, người ta sẽ có khung bằng đất sét nên khi đồng nóng chảy, người ta thấy nó chảy vào khuông và khi đó nó sẽ có hình dạng của khuôn. Từ đó người ra biết đến thuật luyện kim.

17 tháng 12 2016

trong qua trinh cai tien cong cu lao dong

nho su phat trien cua nghe gom

20 tháng 12 2016

Câu 4.

Đời sống vật chất

- Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.

- Làng, chạ gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.

- Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, làm mắm cá, dùng gừng để làm gia vị.

- Ngày thường, nam thì đống khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam.

- Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

Đời sống tinh thần

- Người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Trong ngày hội, họ thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được " mưa thuận gió hòa", mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.Người chết được chôn trong thạp, bình, trông mộ cây, mộ thuyền, kèm theo những dụng cụ và đồ trang sức quý giá.

26 tháng 2 2020

Ghi roc câu hỏi hơn ra bạn, lần sau có hỏi trắc nghiệm thì gộp chúng thành 1 câu hỏi đi

26 tháng 2 2020

C. Nghề làm gốm- Phùng Nguyên,Hoa Lộc-thuật luyện kim

30 tháng 11 2016

Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.
 

- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.
 

24 tháng 12 2017

câu sau là ý nghĩa mà bạn ? giúp mình câu sau đi

10 tháng 12 2016

câu 1: - Làm gốm : phức tạp vì phải phát hiện được đất sét, qua quá trình nhào nặn các loại hình dáng) thành các đồ đựng, rồi đem nung (nhiệt độ thích hợp) cho khô cứng.
- Làm công cụ đá : đơn giản hơn, chỉ cần ghè đẽo hoặc mài những tảng đá có hình thù sẵn.

câu 2 :

- Từ công cụ ghè đẽo và công cụ bằng đá mài (rìu, bôn)

- Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ

- Làm đồ gốm

họ dùng những công cụ tốt để làm việc

câu 3 : Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy :
+ Biết sử dụng đồ trang sức.
+ Hình thành một số phong tục, tập quán.
- Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội bắt đầu phân hóa giàu nghèo...

câu 4: Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn. Dần dần đã xuất hiện những làng bản đông dân ở các vùng ven sông, đặc biệt là ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cả, sông Đồng Nai gồm nhiều gia đình thuộc nhiều thị tộc khác nhau. Cuộc sống định cư lâu dài đòi hỏi con người lúc đó phải cải tiến hơn nữa các công cụ sản xuất và đồ dùng hằng ngày.
Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. Thuật luyện kim đã được phát minh.

câu 5: Theo các nhà khoa học, nước ta là một trong những quê hương của cây lúa hoang. Với nghề nông vốn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên thủy sống định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Họ đã trồng được nhiều loại cây, củ và đặc biệt là cây lúa. Việc phát hiện hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ở các di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên... đã chứng tỏ điều đó. Người ta còn tìm thấy ở đây gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn. Nghề nông trồng lúa đã ra đời. Trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển, cây lúa nước dần dần trở thành cây lương thực chính của con người. Cây lúa cũng được trồng ở vùng thung lũng, ven suối.
Việc trồng các loại rau, đậu, bầu, bí... và việc chăn nuôi gia súc, đánh cá... cũng ngày càng phát triển. Cuộc sống của con người được ổn định hơn và vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cà, sông Thu Bồn, sông cửu Long ... dần dần trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người ở đây.

câu 6: Những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt :
- Kinh tế:
+ Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
+ Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
- Xã hội :
+ Sự phân công lao động hình thành + Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
+ Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
+ Bắt đầu có sự phân hóa giàu - nghèo.

10 tháng 12 2016

Thanks bạn haha