Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ðổi mới để phát triển, song phải là phát triển trong thế ổn định, theo đúng định hướng, con đường mà chúng ta đã chọn. Ðổi mới để thực hiện bước chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường do Nhà nước quản lý, điều hành theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng thả nổi thị trường; phát triển kinh tế nhưng phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo. Ðổi mới yêu cầu gắn với mở cửa, hội nhập, với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đất nước phát triển nhanh, bền vững; xây dựng, tăng cường lực lượng sản xuất, củng cố và phát triển quan hệ sản xuất phù hợp, từ đó nâng tầm đất nước lên trình độ mới, tầm cao mới. Sau 35 năm, đất nước đã đạt được những kết quả thiết thực, mà trước hết là đổi mới tư duy để khắc phục được nhận thức lệch lạc, nhất là bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí, vì thế vai trò lãnh đạo của Ðảng càng được tăng cường, định hướng XHCN được giữ vững, hình thành quan niệm mới về mục tiêu, bước đi, cách thức phát triển đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từng bước hình thành, phát triển. Công cuộc đổi mới đã giải phóng sức sản xuất, củng cố, tăng cường quan hệ sản xuất mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước có thu nhập thấp; đời sống nhân dân cải thiện đáng kể, ổn định chính trị - xã hội được bảo đảm, an ninh quốc phòng được củng cố vững chắc, quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng. Ðổi mới đã đưa nước ta từ chỗ thiếu thốn, có khi phải nhập lương thực, nay đã thành nước xuất khẩu gạo đứng ở tốp đầu thế giới. Chưa bao giờ nhịp độ phát triển và đổi thay từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến đồng bằng lại nhanh chóng, mạnh mẽ như hiện nay. Cũng chưa bao giờ phong cách sống, làm việc của mọi gia đình và mọi người dân lại có nhiều nét mới mẻ, tươi tắn như hôm nay. Ðổi mới giúp chúng ta vừa kế thừa và phát huy những thành quả tốt đẹp đạt được trước đây, vừa có cách nghĩ khác trước, nghe khác trước, nhìn khác trước, làm khác trước, phù hợp với trạng thái phát triển mới, vì thế, đã đem đến một sức vóc mới cho đất nước, tiếp sức chúng ta đi thêm những bước dài trên con đường đã chọn.
thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước
* Các biện pháp nhà nước và nhân dân ta đã tiến hành để phát triển kinh tế từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:
- Sau khi giành được nền độc lập tự chủ của dân tộc, các triều đại phong kiến đều có những chính sách, biện pháp để phát triển kinh tế.
+ Thời Đinh - Tiền Lê, nhà nước khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng ruộng đất canh tác. Đẩy mạnh khai hoang vùng châu thổ, các con sông lớn, ven biển.
+ Các vua Tiền Lê, Lý hằng năm làm lễ cày ruộng tịch điền, cho dân đào nhiều kênh máng, đắp đê.
+ Năm 1248, nhà Trần cho đắp đê "quai vạc" từ đầu nguồn đến cửa biển để ngăn lũ lụt. Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc sửa đắp đê.
+ Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, qúy tộc mộ dân nghèo đi khai hoang, lập đền trang.
+ Thời Lê sơ, nhà nước ban hành phép quân điền, quy định việc phân chia ruộng đất công ở các làng xã. Khuyến khích nhân dân khai hoang, hệ thống đê sông được sửa đắp, kênh mương được nạo vét.
+ Thời Lý, Trần, Lê bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, đấy mạnh chăn nuôi. Các cây trồng chính lúc bấy giờ là lúa, khoai, sắn ngoài ra còn trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả, rau, đậu....
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Thủ công nghiệp: trong nhân dân các nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, sứ, ươm tơ dệt lụa tiếp tục phát triển, chất lượng ngày càng cao.
+ Nhà nước Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần cho lập các xưởng thủ công, để rèn đúc vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền chiến.
- Thương nghiệp:
Nội thương và ngoại thương phát triển: buôn bán giữa các vùng miền rất phát triển, chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi. Nhà nước xây dựng nhiều bến cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
+ thời Lê sơ: thủ công nghiệp và thương nghiệp phục hồi và phát triển, Kinh thành Thăng Long với 36 phố phường, buôn bán sầm uất.
+ Nội thương: nhiều chợ mới được mọc lên, nhà nước ban hành lệnh tập chợ, khuyến khích trao đổi hàng hóa.
+ Nhà Lê sơ không chủ trương mở rộng buôn bán với nước ngoài. Hạn chế thuyền nước ngoài vào khám xét nghiêm ngặt.
* Tác dụng:
- Do nhà nước có những biện pháp phù hợp, kinh tế nước ta thời kì này phát triển ổn định, đời sống nhân dân ấm no, trật tự xã hội được ổn định. Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, đánh tan nhiều cuộc xâm lăng của phong kiến phương bắc.
- Kinh tế phát triển, tăng cường sức mạnh quốc phòng, góp phần xây dựng quốc gia Đại Việt cường thịnh, nền độc lập được củng cố, bờ cõi được giữ vững.
a. Những tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta từ thế kỉ X-XV:
- Đất nước độc lập thống nhất
- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp
- Quyết tâm của cả nhà nước và nhân dân trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
b. Chính sách khuyến nông
- Chính sách khai hoang
+ Từ thời ĐInh - Tiền Lê, nhà nước và nhân dân chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng diện tích canh tác
+ Nhà Lý - Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Do vậy, nhiều vùng châu thổ các con sông lớn và vùng ven biển, nhiều xóm làng mới được thành lập.
+ Nhà nước còn khuyến khích các vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang lập điền trang.
- Phát triển thủy lợi
+ Nhà Tiền Lê cho dân đào vét mương máng
+ Nhà Lý huy động nhân dân cho đắp đê sông Như Nguyệt, sông Hồng.
+ Nhà Trần huy động nhân dân đắp đê "quai vạc".
+ Nhà Lê, cho nhà nước đắp đê ngăn biển, đặt chức quan Hà đê sứ trông coi cho công trình thủy lợi.
- Bảo vệ sức kéo
+ Các triều đại đều chăm lo bảo vệ sức kéo trâu bò.
+ Xuống chiếu phạt nặng kẻ trộm trâu bò hoặc mổ trộm trâu bò. Vua Lê ra lệnh cấm giết thịt trâu bò.
- Đảm bảo sức sản xuất
+ Đảm bảo sức lao động thể hiện qua chính sách "Ngụ binh ư nông".
+ Nhà Hồ đặt phép hạn điền, hạn nô nhằm hạn chế ruộng đất tư hữu
+ Nhà Lê sơ ban hành chính sách quân điền, quy định phân chia ruộng đất công làng xã.
- Đánh giá
+ Những chính sách trên không những đảm bảo sức sản xuất mà còn có tác dụng tích cực cho vấn đề an ninh quốc phòng, đảm bảo lực lượng quân đội thường trực.
+ Những chính sách khuyến nông trên của các triều đại phong kiến thời độc lập tự chủ mang tính toàn diện tích cực. Tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
c. Tác dụng của sự phát triển kinh tế nông nghiệp
- Xây dựng một nền kinh tế tự chủ toàn diện. Đời sống nhân dân ổn đinh.
- Là cơ sở cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Sự phát triển ngoại thương có tác dụng làm cho kinh tế hàng hóa nước ta phát triển
- Tạo điều kiện cho kinh tế nước ta tiếp cận với kinh tế thế giới và phương thức sản xuất mới để đi lên.
Tham Khoả
cùng của thế kỷ XX như là minh chứng cho sự thất bại của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ theo mô hình Xô-viết. Thứ hai, cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính khởi đầu năm 2008 ở Mỹ và lan tỏa toàn cầu trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI như là minh chứng cho sự thất bại của mô hình kinh tế thị trường tự do tối đa kiểu Mỹ.
Nhân loại đứng trước sự lựa chọn và yêu cầu mới về sự kết hợp hài hòa bàn tay thị trường với bàn tay nhà nước trong mô hình kinh tế mới phù hợp với điều kiện cụ thể và đặt mục tiêu lợi ích quốc gia lên hàng đầu theo yêu cầu phát triển bền vững của mỗi nước.
Một định hướng phát triển phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trong bối cảnh đó, sự phát triển nhận thức của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội XII về mô hình kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), cũng như mối quan hệ và sự kết hợp giữa Nhà nước với thị trường là cả một quá trình tìm tòi, trải nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Đến Đại hội XII, mô hình KTTT định hướng XHCN ở nước ta đã được khắc họa rõ nét và đầy đủ hơn. Báo cáo do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại phiên khai mạc Đại hội XII của Đảng sáng 21-1-2016 đã nhấn mạnh: “Thống nhất nhận thức nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; đồng thời, bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế-xã hội…”.
KTTT có tính đa dạng và gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa tại những quốc gia có những chế độ chính trị-xã hội khác nhau. Quan hệ Nhà nước với thị trường trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam không phải là quan hệ xung khắc, loại trừ và kiềm chế nhau, mà là mối quan hệ tương hỗ, chế định, cùng vận động và bổ sung cho nhau trong một chỉnh thể và cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Theo đó, một mặt, cần tôn trọng các nguyên tắc và quy luật KTTT và các cam kết hội nhập quốc tế nhằm tạo môi trường và động lực cạnh tranh đầy đủ, minh bạch, khai thác các nguồn lực và không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội. Mặt khác, không tuyệt đối hóa vai trò của thị trường, xem nhẹ vai trò kiến tạo và điều chỉnh theo tín hiệu thị trường, kiểm soát an toàn vĩ mô của Nhà nước. Một thị trường hoàn hảo, đồng bộ không chỉ giúp phát huy tính năng động, sáng tạo, trách nhiệm cá nhân và sự phân bổ các nguồn lực công bằng, hiệu quả, mà còn góp phần tạo áp lực hoàn thiện nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả, sự minh bạch của các thể chế nhà nước. Hơn nữa, hệ thống thị trường hoàn hảo không thể hình thành đồng bộ và vận hành đầy đủ, lành mạnh trong điều kiện một Nhà nước yếu kém, thiếu trong sạch. Đến lượt mình, một Nhà nước vững mạnh là điều kiện và luôn có tác động tích cực cho sự phát triển đồng bộ, làm lành mạnh hóa các yếu tố thị trường và các loại thị trường, giúp khắc phục các thất bại, khuyết tật của thị trường và bảo đảm công bằng xã hội; giảm tác động mặt trái của tính tự phát, sớm nhận diện, ngăn chặn và kiểm soát khủng hoảng, bảo đảm tăng trưởng bao trùm và hài hòa lợi ích theo yêu cầu phát triển bền vững quốc gia và quốc tế…