">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2018

Tiết kiện là ngược lại với lãng phí. Thực hành tiết kiện là một hành động tích cực chống lại căn bệnh tham ô, lãng phí quan liêu. Tiết kiệm nhân lực, thời gian, của cải vật chất,.. là những việc làm thiết thực, cụ thể để mỗi người tự hoàn chỉnh mình, tích cực thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", góp phần tích cực xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

14 tháng 5 2018

thời gian mà trôi đi thì không lấy là được

15 tháng 12 2021

Bạn tham khảo nha

Câu chuyện về thói quen đúng giờ của Bác thể hiện sự tôn trọng của Bác với mọi người, đó cũng là sự tôn trọng chính bản thân mình. Bác là vị nguyên thủ quốc gia, trăm công ngàn việc mà còn sắp xếp, chủ động được thời gian dành cho người khác như thế, ắt là trong chúng ta ai cũng làm được như Bác nếu thực sự quyết tâm! Tuy chỉ là việc nhỏ nhưng ít ai trong chúng ta để ý đến nó và thực hiện nó nghiêm túc. Tôi mong là qua câu chuyện nhỏ về thói quen đúng giờ của Bác, sự lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân là một trong những thứ bác ghét nhất cũng sẽ là thứ ghét nhất của tất cả chúng ta. Trong chúng ta ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày để sống, làm việc, nghỉ ngơi. Ai biết sử dụng quỹ thời gian hiệu quả thì người ấy sẽ thành công! Chẳng ai muốn mình bị người khác lạm dụng hoặc làm lãng phí quỹ thời gian ít ỏi. Tôi tin rằng mọi người đều ý thức : “cái gì mình ghét thì đừng đem cho người khác”. Và thói quen đúng giờ cần được phát huy hiệu quả, nhất là trong môi trường sư phạm, nơi đang hàng ngày tiến hành việc “Trồng Người”.

15 tháng 12 2021

Mẩu chuyện ngắn về Bác Hồ: “Thời gian quý báu lắm”

Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen "tự bạch" và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.

Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, "ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm" là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.

Ở một mức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ, đều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: "Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm".

Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:

- Chú đến chậm mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em tri thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.

Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.

Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:

- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!

Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.

Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác…

Nhưng Bác không đồng ý: "Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp học phải chờ uổng công!".

Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.

Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân". Song Thành (Theo lời kể của đồng chí Huy Vân), Trong cuốn "Bác Hồ, con người và phong cách", NXB Lao động, H. 1993, T.1.

Đọc xong câu chuyện này, tôi thấy thật thấm thía và chạnh lòng nghĩ đến thực tế hàng ngày về thói quen “không đúng giờ” của người Việt mình nói chung và nhất là các bạn sinh viên nói riêng. Thói quen sử dụng “giờ dây thun” vẫn hiện hữu hàng ngày mọi lúc, mọi nơi tại các lớp học, buổi họp, hội thảo, lễ hội, sự kiện….ngay cả những sự kiện quan trọng cho chính bản thân mình như ngày lễ trao bằng tốt nghiệp(dành cho tân khoa, giảng viên là chính) vẫn có tân khoa, giảng viên đi trễ từ 10 phút đến 30 phút. Vài sinh viên, giảng viên đi trễ sẽ khiến cho hai ngàn phụ huynh, tân khoa, khách khứa phải đợi chờ. Thì ra các bạn này đã lãng phí của nhân dân tổng cộng: 15 phút nhân 2000 người bằng 3000 phút! Quả là sự lãng phí không hề nhỏ nếu cứ quy ra  “thời gian là tiền bạc”!

Có lẽ thói quen này ai cũng xuề xòa cho qua từ khi chúng ta còn thơ bé, cha mẹ cũng xuề xòa cho qua, thầy cô cũng tặc lưỡi cho qua, đến khi ra đời thì nó đã hình thành thói quen khó bỏ. Vì được mọi người mặc nhiên chấp nhận nên người đi trễ không có thói quen ái ngại, mặc cảm khi đến trễ, họ ngang nhiên bình thản chiếm dụng quỹ thời gian của các thành viên khác không một lời xin lỗi hay băn khoăn.

Nếu ai cũng “vô tư xài” thói quen này, tức họ đã tự cho phép mình ăn cắp quỹ thời gian hiếm hoi của người khác vô bổ. Đó là lãng phí thời gian của nhân dân, cũng là lãng phí tiền bạc, theo Bác thì thử hỏi đất nước chúng ta bao năm nữa mới theo kịp đà phát triển của thế giới?

Trong mỗi lần tổ chức sự kiện, sợ mọi người quên, đến trễ, lúc nào Ban tổ chức cũng phải tô đậm câu: “Đề nghị đúng giờ”. Các lớp học thì phải đề nghị mức phạt nếu đi trễ. Tôi thiết nghĩ thói quen này chúng ta cần rèn luyện nghiêm túc từ lúc nhỏ, cần tuân thủ thói quen đúng giờ trong mọi hoàn cảnh, khi có sự kiện bất khả kháng thì cần phải báo trước, xin phép, đề nghị người thay thế hoặc giải pháp thay thế, tránh để cả tập thể đợi chờ một vài cá nhân vì đến trễ. Cần học tập, rèn luyện thói quen đúng giờ của Bác một cách triệt để, nghiêm túc trong mọi hoàn cảnh ngay từ bé.

Câu chuyện về thói quen đúng giờ của Bác thể hiện sự tôn trọng của Bác với mọi người, đó cũng là sự tôn trọng chính bản thân mình. Bác là vị nguyên thủ quốc gia, trăm công ngàn việc mà còn sắp xếp, chủ động được thời gian dành cho người khác như thế, ắt là trong chúng ta ai cũng làm được như Bác nếu thực sự quyết tâm! Tuy chỉ là việc nhỏ nhưng ít ai trong chúng ta để ý đến nó và thực hiện nó nghiêm túc. Tôi mong là qua câu chuyện nhỏ về thói quen đúng giờ của Bác, sự lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân là một trong những thứ bác ghét nhất cũng sẽ là thứ ghét nhất của tất cả chúng ta. Trong chúng ta ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày để sống, làm việc, nghỉ ngơi. Ai biết sử dụng quỹ thời gian hiệu quả thì người ấy sẽ thành công! Chẳng ai muốn mình bị người khác lạm dụng hoặc làm lãng phí quỹ thời gian ít ỏi. Tôi tin rằng mọi người đều ý thức : “cái gì mình ghét thì đừng đem cho người khác”. Và thói quen đúng giờ cần được phát huy hiệu quả, nhất là trong môi trường sư phạm, nơi đang hàng ngày tiến hành việc “Trồng Người”.

12 tháng 2 2018

MB:

Tuệ Tĩnh là một danh y nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. Câu chuyện dưới đây ca ngợi ông vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.

TB:

– Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, tuy đỗ tiến sĩ nhưng không ra làm quan.

– Một lần, ông dẫn các học trò lên hai ngọn núi hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những cây cỏ.

– Ông nói với học trò về ý định của mình.

–  Các học trò chưa hiểu được ý thầy.

–  Nguyễn Bá Tĩnh giải thích về giá trị của những của những cây cỏ.

–  Câu chuyện về các thái ý thời Trần sử dụng cây cỏ để làm tăng sức mạnh của quân đội.

–  Sự quý trọng của Nguyễn Bá Tĩnh đối với cây cỏ nước Nam.

– Tất cả học trò của tiến sĩ Nguyễn Bá Tĩnh tình nguyện theo con đường của người thầy.

– Cho đến bây giờ, có hàng trăm vị thuốc được lấy từ cây cỏ nước Nam, tổng hợp được hàng trăm vị thuốc dân gian để trị bệnh cứu người rất hữu hiệu.

KB:

Câu chuyện ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã yêu quý cây cỏ trên đất nước mình, hiểu giá trị của chúng và biết dùng chúng để chữa bệnh. Đồng thời cho thấy cây cỏ thiên nhiên mang lại cho chúng ta bao điều quý giá, chúng ta nên giữ gìn và phát triển chúng.

12 tháng 2 2018

KỂ CHUYỆN

1. Bên dòng sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Mai –cơ – một cựu lính Mĩ – mang theo chiếc đàn vĩ cầm với mong muốn đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai- mảnh đất mà cách đây 30 năm đã chịu nỗi đau thảm sát, hủy diệt...

2. Mỹ Lai là một vùng quê thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ ngày 16 tháng 3 năm 1968, quân Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn; giết hại gia súc; bắn chết 504 người, phần lớn là cụ gài, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình mười một người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt. Có những em bé bị bắn chết khi miệng vẫn còn ngậm vú trên xác mẹ…

3. Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, chỉ có một người may mắn sống sót nhờ ba viên phi công có lương tâm. Ba người đó là Tôm-xơ, Côn-tơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai, ngồi trên máy bay nhìn xuống họ kinh hoàng thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơ bèn ra lệnh hạ trực thăng xuống ngay trước mặt bạn lính, ra lệnh cho xạ thủ máy chĩa súng về phía chúng. Anh nói với chúng rằng, anh sẵn sàng cho nhả đạn nếu chúng tiếp tục tiến lên. Sau đó, anh đưa người dân về nơi an toàn.

Trên đường đi, anh còn cứu được một đứa bé vẫn còn sống trong đống xác chết nơi một con mương cạn.

4. Trong cuộc thảm sát đó, ngoài ba người lính Mĩ có lương tâm còn có anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để khỏi nhúng tay vào tội ác. Ngoài ra còn có Rô-man bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ thảm sát dã man này ra ánh sáng. Những bức ảnh anh chụp và công bố là bằng chứng quan trọng buộc tội tòa án Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử.

5. Mai-cơ đã thực hiện ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh vang lên ở Mỹ Lai nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hào bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.

Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN

  • Tố cáo tội ác chiến tranh, ca ngợi hòa bình.
  • Ca ngợi những người Mỹ có lương tâm, dũng cảm đã ngăn chặn tội ác và tố cáo những việc làm phi nghĩa của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
  • Câu chuyện đã kể về vùng đất Mỹ Lai (Quảng Ngãi) trong cuộc thảm sát tàn khóc của lính Mỹ trong 30 năm trước.  Tiếng đàn của người lính Mỹ nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hòa bình và cầu nguyện cho những linh hồn đã khuất.

bn tk mk vs ,nha 1 cái tk thui bn lafmd dc mà hen.M.n giúp mk tròn 10 cái tk nhé.

8 tháng 8 2020

nghĩa chuyển. vì nếu là nghĩa gốc thì chủ ngữ phải là người hoặc động vật. tác dụng :làm cho câu văn thêm hay và sinh động. 

                     HỌC TỐT NHÉ!

16 tháng 6 2021

Trả lời:

Việc lặp lại của câu ''Mùa hoa nào ,cũng quý , cũng thơm" đã nhấn mạnh và khẳng định vẻ đẹp và giá trị của mỗi loài hoa riêng, cũng như mọi trẻ em trên thế giới , dù cho khác màu da , khác dân tộc , khác vùng miền , nhưng đều bình đẳng , đáng mến , đáng yêu.

8 tháng 2 2018

Gợi ý:

Câu chuyện đề cao tình bạn giữa Ben và La-la. Cô bé đã giúp Ben vượt qua nỗi đau của bản thân để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. Tình bạn có sức mạnh thật kì diệu.

19 tháng 2 2018

Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.

Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (được gọi là tứ thiết) có độ bền hàng ngàn năm là nguyên liệu để xây dựng đình chùa, lăng tẩm, đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương... rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than... tất cả đều từ rừng mà ra.

Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều nguyên liệu tổng hợp giống gỗ từ các sản phẩm hoá học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ lấy từ rừng. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.  

Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.

Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.

Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.

Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.

Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?

Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tổn và ngày càng phát triển.

19 tháng 2 2018

ai nhanh mk k 

nhanh nha

iu các bn

6 tháng 6 2020

Từ "vàng" trong câu "Mùa thu, la vàng rụng nhiều." và "Vàng là trang sức quý báu." có quan hệ với nhau như thế nào?

  Từ trái nghĩa

  Từ đồng nghĩa

  Từ đồng âm