Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.
Trong truyện ''Con hổ có nghĩa'' đã sử dụng các hình ảnh nhân hóa, tưởng tượng làm cho con hổ trong bài thêm sinh động, các chi tiết thú vị từ đó dạy cho ta bài học về sự biết ơn:
'' Uống nước nhớ nguồn ''
Chi tiết thú vị trong truyện ''Con hổ có nghĩa'' ví dụ như: con hổ trả ơn, hàng năm đến ngày giỗ thì hổ đều mang đồ đến,. . . .
Chúc bạn học tốt môn Văn
Bài làm
Câu 1 :
+ Nội dung : Bài văn miêu tả Dế mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết kiểu căng, xốc nổi . Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và rút ra bài học đường đời đầu tiên
+ Nghệ thuật : Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rẩ sinh động , cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên , hấp dẫn , ngôn ngữ chính xác , giàu tính tạo hình .
Câu 2 :
+Thông điệp :Qua đoạn trích "bài học đường đời đầu tiên " tác giả muốn gửi đến thông điệp : Ở đời sống mà cứ có thói hung hăng, không coi trời đất ra gì , sớm muộn cũng mang họa vào thân
+Bài học : Không được hung hăng , kiêu ngạo với mọi người xung quanh
Câu 3 :
+Thiên nhiên vùng Cà Mau : Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ rộng lớn , hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã . Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập , trù phú, độc đáo ở vùng tận cùng phía nam của Tổ quốc.
+ Nét độc đáo của chợ Năm Căn :
*Giống các chợ bề bên vùng Nam Bộ , lều lá nằm cạnh nhà tầng , gỗ chất thành đống , nhiều thuyền , bè.
* Nhiều lì than , hầm gỗ , nhà bè như những khu phố nổi , bán đủ thứ , nhiều dân tộc như Khơ - me ......
Mình cũng không chắc nữa . Nếu đúng tick cho mình mấy cái nha ^^
2.Qua đoạn trích ''Bài học đường đời đầu tiên''tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp là:sống ở đời dù có khỏe mạnh nhưng lại kiêu căng về vẻ đẹp bề ngoài của mình mà bắt nạt mọi người và không biết suy nghĩ trước khi làm thì có ngày sẽ mang họa vào thân.khuyên mọi người không nên có tính kiêu căng khi sống trên đời.
Qua hình ảnh dượng Hương Thư, người đọc phần nào có thể hình dung được cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn ...(nhờ ngoại hình và động tác).
Bài Thánh Gióng:
a) Chủ đề:
Gióng là con của người nông dân lương thiện:
Gióng gần gũi với mọi người
Gióng là người anh hùng của nhân dân.
b) - Từ đầu đến “nằm đấy”: sự ra đời của Gióng.
- Tiếp đến “những việc chú bé dặn”: Gióng đòi đi đánh giặc.
- Tiếp đến “giết giặc cứu nước”: Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.
- Tiếp đến hết: Gióng đánh thắng giặc và trở về trời.
c) Có thể đặt tên khác ví dụ: "Người anh hùng làng Gióng" chẳng hạn
So sánh:Tên trước hay hơn vì nó nói lên được nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn tên mới đặt
Trong câu truyệnThạch Sanh em thích nhất là đoạn cứu công chúa .
Lúc đó Thạch Sanh đi đốn củi về thấy ai đó bị đại bàng cắp đi . Cậu
liền ra tay bắn tên cung vào cánh đại bàng. Lí Thông đến và kể đầu đuôi
câu truyện cho Thạc Sanh nghe . Thạch Sanh đi theo vết máu đén hang
ổ của đại bàng . Lí Thanh bảo Thạch Sanh xuống cứu công chúa .
Thach Sanh đồng ý và xuống . Xuống đến nơi đại bàng xông ra và định giết
Thạch Sanh nhưng đã rất nhanh né được đòn của đại bàng . Thạch Sanh liền
dùng rìu giết đại bàng , đại bàng chết . Đó là chiến công của Thạc Sanh mà em thích .
bn ơi phải có từ đc sử dụng với nghĩa chuyển và giải thích nghĩa của từ cơ
bn lạc đề r
1. Nghệ thuật:
_ Tình huống truyện độc đáo , bất ngờ.
_ Bố cục chặt chẽ, sắp xếp sự việc tăng tiến hợp lý.
_ Dùng nghệ thuật nhân hóa để hư cấu.
_ Chi tiết truyện li kì hấp dẫn.
2. Nội dung :
_ Mượn chuyện hổ trả ơn nghĩa để nói chuyện người, nhằm mục đích:
+ Đề cao ,ca ngợi ân nghĩa ở đời.
+ Gửi tới người đọc bài học đạo lí sâu sắc,thấm thía: Biết làm ơn và trả ơn .
Truyện '' con hổ có nghĩa'' thuộc thể loại hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người