K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2018

Tháng 8-1908, Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả thủ lĩnh Phan Bội Châu. Phong trào Đông du tan rã. Phan Bội Châu về Trung Quốc, rồi sang Thái Lan nương náu chờ thời.

Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc nổ ra, triều đình Mãn Thanh bị lật đổ, Chính phủ Dân quốc được thành lập, thi hành hàng loạt chính sách dân chủ tiến bộ. Phan Bộ Châu từ Thái Lan quay trở lại Trung Quốc.

Tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), ông tập hợp những người cùng chí hướng còn ở nước ngoài và một số mới từ trong nước sang (khoảng hơn 100 người), tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội. Hội khẳng định tôn chỉ duy nhất là “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

Để gây tiếng vang trong nước, thức tỉnh đồng bào, Hội đã cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền An be Xa-rô và những tay sai đắc lực của chúng. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong buổi đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước. Nhưng thực dân Pháp nhân đó càng tăng cường khủng bố, nhiều người bị bắt và bị giết. Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông. Cách mạng Việt Nam trải qua những ngày khó khăn.

23 tháng 4 2018

cảm ơn bạn. bạn có tóm tắt về phong trào đông du và hội duy tân ko vậy

22 tháng 6 2019
Xu hướng Chủ trương Biện pháp Khả năng thực hiện Tác dụng Hạn chế
Bạo động của Phan Bội Châu Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ Tập hợp lực lượng đánh Pháp, trước hết là xây dựng lực lượng về mọi mặt, kết hợp cầu viện Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện Khuấy động lòng yêu nước cổ vũ tinh thần dân tộc Ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm nguy hiểm
Cải cách của Phan Châu Trinh Vận động cải cách trong nước, khai trí, mở mang công, thương nghiệp, tự cường Mở trường học đề nghị cùng thực dân chấn chỉnh lại chế độ phong kiến giúp Việt Nam tiến bộ Không thể thực hiện được vì trái với đường lối của Pháp Cổ vũ tinh thần tự lập tự cường giáo dục tư tưởng chống hủ tục phong kiến Biện pháp cải lương, xu hướng bắt tay với Pháp làm phân tâm tư tưởng cứu nước của nhân dân
1 tháng 8 2021

A. Đấu tranh theo xu hướng bạo động.

12 tháng 6 2021

#Tham_khảo!

 

* Bảng so sánh hai xu hướng cứu nước: bạo động của Phan Bội Châu

và cải cách của Phan Châu Trinh (chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế,…)

Xu hướng

Chủ trương

Biện pháp

Khả năng thực hiện

Tác dụng

Hạn chế

Bạo động của Phan Bội Châu

Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ

Tập hợp lực lượng đánh Pháp, trước hết là xây dựng lực lượng về mọi mặt, kết hợp cầu viện Nhật Bản

Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện

Thức tỉnh tinh thần dân tộc trong nhân dân, để lại bài học về xây dựng lực lượng, đường lối đấu tranh trong giai đoạn sau

Chủ trương cầu viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm vì bản chất của Nhật cũng là một nước đế quốc

Cải cách của Phan Châu Trinh

Vận động cải cách trong nước, khai thông dân trí, mở mang công, thương nghiệp.

Mở trường học, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn,… nhằm bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới giúp Việt Nam tiến bộ

Không thể thực hiện được vì trái với chính sách cai trị của Pháp

Cổ vũ tinh thần tự lập tự cường, giáo dục tư tưởng chống hủ tục phong kiến, thức tỉnh tinh thần dân tộc trong nhân dân. Có sức ảnh hưởng lớn dẫn đến phong trào vũ trang ở Trung Kì.

Biện pháp cải lương, xu hướng bắt tay với Pháp làm phân tâm tư tưởng cứu nước của nhân dân

 

8 tháng 5 2021

Mặc dù đều có chung khuynh hướng dân chủ tư sản, có chung mục tiêu giành độc lập dân tộc nhưng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lại có sự mâu thuẫn về phương pháp cứu nước:

Phan Bội Châu: Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ bằng phương pháp bao động

Phan Châu Trinh: Vận động cải cách trong nước, khai thông dân trí, mở mang công, thương nghiệp.

9 tháng 4 2017
ND so sánh HĐ của Phan Bội Châu Cải cách của Phan Châu Trinh
Chủ trương Bạo động vũ trang để giành dlap dtoc Nâng cao dân trí .pt kte vhoa,làm cho dân giàunc mạnh,tiến tới giành dlap dtoc
Bp Đưa hs VN sang NB du hc .Nhờ chính phủ nhật giúp đỡ đánh đuôit Pháp Vận động và y/cầu chính phủ Pháp tiến hành các cuộc cải cách xh
Khả năng thực hiện Phù hợp vs nguyện vọng của nd,nhưng k thực hiệnđc K thực hiện đc vì trái vs bản chất của Pháp
T/d Cổ vũ tinh thẩn yêu nc,đấu tranh giải phóng dtoc Góp phần nâng cao dân trí và ý thức cường của dtoc
Hạn chế Chưa nhận thức đúng bản chất của chủ nghĩa Đế quốc ns chung Chưa thấy đc bản chất xâm lc của TD Pháp

NB:nhật bản

pt:phát triển / nếu bn co j thac mac cu hoi mk nhe

10 tháng 5 2018

Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

1 tháng 5 2021

- Bạo động của Phan Bội Châu: được triển khai trước hết bằng việc chuẩn bị lực lượng, tuyên truyền yêu nước, tính đến khả năng liên kết quốc tế chống chù nghĩa đế quốc.
- Bạo động trong phong trào Cần Vương (dùng vũ trang nổi dậy) mang tính tức thời.

8 tháng 6 2020

Giống:

- Đều là phong trào yêu nước nổ ra đầu TK XX, là kết quả tất yếu của bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

- Đều do những văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo, họ đoạn tuyệt với ý thức trung quân, sẵn sàng tiếp thu các tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài.

- Đều dựa vào thế lực bên ngoài để hoàn thành mục đích (Phan Bội Châu dựa vào Nhật, Phan Châu Trinh dựa vào Pháp)

- Đều tiếp thu và học hỏi từ bên ngoài, sau đó trở về giúp dân giúp nước.

- Đạt được sự ủng hộ cao độ từ quần chúng nhân dân.

- Chưa xây dựng được cơ sở vững chắc trong xã hội.

- Cả hai đều thất bại, tuy nhiên là đặt nền móng cho những cuộc cách mạng sau này.

- Thể hiện ý chí bất khuất, kiên cường cùng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Khác:

(1) Chủ trương

- Phan Bội Châu xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc, mục tiêu là đánh Pháp giành độc lập dân tộc.

- Phan Châu Trinh lại cho rằng phong kiến thối nát mới là kẻ thù cần quan tâm, mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn giai cấp, mục tiêu là lật đổ phong kiến canh tân đất nước.

(2) - Phan Bội Châu thực hiện đường lối vũ trang, bạo động, cầu việc nước ngoài, dựa vào Nhật để đánh Pháp.

- Phan Châu Trinh lại thực hiện đường lối bất bạo động, ôn hòa, ông chủ trương nâng cao tinh thần dân chủ, khai thông dân trí, phát triển kinh tế, mở các trường dạy học, muốn dựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến.

(3) - Lực lượng chính của phong trào Đông Du là những tầng lớp trên: quan lại cũ, các thổ hào...

- Lực lượng của phong trào Duy Tân lại là những tầng lớp dưới: nông dân, thương nhân,...

(4) - Con đường hoạt động của Phan Bội Châu: Cứu nước rồi cứu dân

- Con đường hoạt động của Phan Châu Trinh: Cứu dân rồi cứu nước.

(5) Phương thức hoạt động

- Phan Bội Châu: bí mật, bất hợp pháp, có tổ chức.

- Phan Châu Trinh: công khai, hợp pháp, không xây dựng các tổ chức chính trị mà chỉ kêu gọi, hô hào.

18 tháng 6 2020

- Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động. Còn Phan Châu Trinh lại chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.

- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học-kĩ thuật và nền văn minh phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử.