K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Dấu hiệu nhận biết lời nhân vật: Những gạch đầu dòng đầu tiên ở mỗi câu nói; hoặc đặt trong dấu ngoặc kép trích dẫn y nguyên.

- Lời nhân vật tồn tại dưới hai dạng:

+ Trực tiếp: Nhân vật tự bộc lộ.

+ Gián tiếp: Lời nhân vật được thể hiện qua một yếu tố khác.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lý thuyết về lời nhân vật.

- Dựa vào những gì đã học để chỉ ra dấu hiệu nhận biết lời nhân vật và những dạng tồn tại của lời nhân vật.

Lời giải chi tiết:

- Dấu hiệu nhận biết lời nhân vật: Những gạch đầu dòng đầu tiên ở mỗi câu nói; hoặc đặt trong dấu ngoặc kép trích dẫn y nguyên.

- Lời nhân vật tồn tại dưới hai dạng:

+ Trực tiếp: Nhân vật tự bộc lộ.

+ Gián tiếp: Lời nhân vật được thể hiện qua một yếu tố khác.

8 tháng 3 2023

- Dấu hiệu nhận biết lời nhân vật: Những gạch đầu dòng đầu tiên ở mỗi câu nói; hoặc đặt trong dấu ngoặc kép trích dẫn y nguyên.

- Lời nhân vật tồn tại dưới hai dạng:

+ Trực tiếp: Nhân vật tự bộc lộ.

+ Gián tiếp: Lời nhân vật được thể hiện qua một yếu tố khác.

28 tháng 8 2016

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Trong lời giới thiệu của tri huyện có nhắc tới chức vụ, quyền uy, thậm chí cả những thói hư tật xấu, cách phân xử vô lí dựa vào đồng tiền để phân định. Từ đó ta thấy được con người nhu nhược, bỉ ổi của tri huyện, chuyên tham nhũng đút lót của nhân dân.

- Trong lời giới thiệu hàng ngày, người ta thường giới thiệu những ưu điểm, đặc điểm nổi trội để gây ấn tượng với đối phương. Trong tuồng, nhân vật giới thiệu tất cả chức vụ, tính cách, phẩm chất tốt hay xấu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là dì Mây.  Có số phận bất hạnh phải chịu nhiều đắng cay, thiệt thòi, dì chính là đại diện cho những người phụ nữ, những người nữ thanh niên xung phong bước ra từ chiến tranh trở về với cuộc sống hằng ngày với đầy tiếc nuối, tổn thương. Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống khi chứng kiến chú San đi lấy vợ, khi đỡ đẻ cho cô Thanh vợ của chú San.

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là hậu quả của chiến tranh tàn ác đã mang tới rất nhiều những thiệt thòi, chia li, mất mát, nó là những vết cứa sâu khiến cho người ta thật khó có thể nguôi ngoai. Người kể chuyện có thái độ cảm thông, chia sẻ với các nhân vật trong truyện. Dựa vào những lời thoại lời bình của người kể nhẹ nhàng, sâu lắng đầy cảm thông, giường như trong câu chuyện không có người sai người đúng mà tất cả chỉ do hoàn cảnh cay nghiệt khó khăn đã đẩy con người tới những bi kịch đau đớn.

+ Một số hậu quả do chiến tranh gây ra:

. Cướp đi tính mạng của rất nhiều những chiến sĩ, những người dân vô tôị

. Khiến cho biết bao gia đình phải chịu cảnh ly tán, chia lìa, đáng thương, tội nghiệp.

. Thảm họa chất độc màu da cam ảnh hưởng đến cả tương lai.

. Gây nên những nội đau vật chất và nỗi đau tinh thần với rất nhiều con người đáng thương, tội nghiệp

Tác giả Sương Nguyệt Minh 

- Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.

- Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

* Giải thưởng:

- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm "Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao".

- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm "Những bước đi vào đời", năm 2004.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Đêm Thánh Vô Cùng

- Lửa cháy trong rừng hoang

- Người về bến sông Châu,

- Nỗi đau dòng họ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Hình ảnh của Giang (1)

Qua điểm nhìn (2)

Nét tính cách nổi bật (3)

Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.

Tôi

Tin người, trong trẻo, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác

Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.

Tôi

Bố Giang

Nhanh nhẹn, lo lắng, đảm đang, nũng nịu

Tại chiến trường qua lời của bố Giang.

Bố Giang

Luôn nhớ và có tình cảm với anh tân binh

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Nhận xét về các yếu tố không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong truyện thần thoại.

- So sánh các yếu tố đó giữa thể loại truyện thần thoại với các thể loại truyện dân gian đã học.

Lời giải chi tiết:

- Ở đây em sẽ chọn so sánh giữa truyện thần thoại và tiểu thuyết.

Yếu tố so sánh

Truyện thần thoại

Truyện truyền thuyết

Không gian

Không có địa điểm cụ thể.

Có địa điểm cụ thể.

Thời gian

Không có thời gian cụ thể, thường mang tính cổ xưa.

Có thời gian lịch sử cụ thể

Nhân vật

Thường là các vị thần.

Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.

Cốt truyện

Xoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần.

Thường kể về một sự kiện mang tính lịch sử dân tộc.

7 tháng 5 2023

Không gian, thời gian

Nhân vật

Cốt truyện

  

- Bối cảnh trong truyện thần thoại thường khá rộng lớn, thường là hình ảnh thế giới, vũ trụ, một đất nước, thiên nhiên

- Bối cảnh truyện dân gian thường là hình ảnh cuộc sống của nhân dân trong phạm vi làng xóm, rộng hơn thì là quần xã, đât nước

 

- Truyện thần thoại: nhân vật chính thường là những vị thần 

- Truyện dân gian: nhân vật thường là người nông dân, cùng với đó sẽ là tiên nữ, yêu quái hoặc các con vật được nhân hóa một các gần gũi, giản dị

 

- Truyện thần thoại: thường là sử dụng những yếu tố kỳ ảo, vượt giới hạn của loài người để giải thích về nguồn gốc của vữ trụ, vạn vật hay các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, lũ lụt, băng tuyết

- Truyện dân gian: thường là những bài học về đạo đức, cách làm người trong cuộc sống và nội dung thường hướng đến cuộc sống của người dân

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Ở đây em sẽ chọn so sánh giữa truyện thần thoại và tiểu thuyết.

Yếu tố so sánh

Truyện thần thoại

Truyện truyền thuyết

Không gian

Không có địa điểm cụ thể.

Có địa điểm cụ thể.

Thời gian

Không có thời gian cụ thể, thường mang tính cổ xưa.

Có thời gian lịch sử cụ thể

Nhân vật

Thường là các vị thần.

Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.

Cốt truyện

Xoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần.

Thường kể về một sự kiện mang tính lịch sử dân tộc.