K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2017

Nêu nguyên nhân diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân đằng ngoài thế kỷ XVIII:
- Giữa thế kỉ XVIII, vua Lê - chúa Trịnh ăn chơi xa xỉ, quanh năm hội hè yến tiệc.
- Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.
Kể tên một số cuộc khởi nghĩa nông dân đằng ngoài tiêu biểu trong thế kỷ XVIII và xác định địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa đó trên lược đồ

Cuộc khởi nghĩa Địa bàn
khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng
(năm 1737)
Sơn Tây
khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770) vùng Thanh Hóa và vùng Nghệ An
khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751) Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang
khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751) Hải Phòng, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An.
khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739-1769) Điện Biên
khởi nghĩa Vũ Đình Dung Sơn Nam
khởi nghĩa Nguyễn Tuyển - Nguyễn Cừ

Nhận xét về phong trào nông dân Đàng Ngoài the lở XVIII
Dựa vào diễn biến các cuộc khởi nghĩa (các địa phương nổ ra khởi nghĩa, các địa phương có hoạt động của nghĩa quân, thời gian tồn tại các cuộc khởi nghĩa, khẩu hiệu đấu tranh của nghĩa quân) để nêu lên tính chất chống phonq kiến (chính quyền Lê — Trịnh, địa chủ, quan lại) quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào.

25 tháng 3 2017

Nguyên nhân diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

- Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ là bù nhìn. phủ chúa nắm mọi quyền hành , cai trị độc đoán , quanh năm tổ chức hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của . Quan lại , địa chủ và cả binh lính ra sức hoành hành , đục khoét nhân dân. Ruộng đất của nông dân bị quan lại, địa chủ lấn chiếm. Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn . Hạn hán , lũ lụt , mất mùa liên tiếp xảy ra .Gánh nặng của các loại thuế khóa làm cho công thương nghiệp sa sút , phố chợ điêu tàn . Nạn đói khủng khiếp đã xảy ra làm cho hàng chục vạn người nông dân chết đói , người sống thì lìa bỏ quê hương, phiêu tán khắp nơi => Thảm cảnh đó đã thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài nổi dậy chống lại chính quyền phong kiến.

Kể tên một số cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài tiểu biểu và xác định địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa đó:

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ( 1737) nổ ra ở Tây Sơn.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu ( 1741 - 1751) : Nghệ An, Hải Dương, Hải Phòng, Kinh Bắc.

- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất ( 1739 - 1769) : Tây Bắc.

- Khởi nghĩa Nguyên Danh Phương ( 1740 - 1751) : VĨnh Phúc sau phát triển ra Sơn Tây , Tuyên Quang.

- Khởi nghĩa Lê Duy Mật ( 1738 - 1770) : Thanh Hóa, Nghệ An.

Nhận xét về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

- Các cuộc khởi nghĩa này đều thất bại vì diễn ra rời rạc, không liên kết thành một phong trào lớn , do đó, họ Trịnh đã lợi dụng để tiêu diệt từng cuộc khởi nghĩa một cách khốc liệt . Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVIII với ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền đã làm cho chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lung lay.

 

 

28 tháng 3 2021

Mn cố gắng giúp mik nha

25 tháng 4 2016

Nhận xét:

- Tính chất: quyết liệt, kéo dài.

- Quy mô: rộng lớn.

8 tháng 3 2021

Những khởi nghĩa đó thất bại vì

-Ko đủ lực lượng 

-Một số cuộc khởi nghĩa chưa có sự đoàn kết

 -Một số cuộc khởi nghĩa còn bị  bọn quan lại uy hiếp,âm mưu giết chủ tướng

8 tháng 3 2021

Những khởi nghĩa đó thất bại vì-Ko đủ lực lượng -Một số cuộc khởi nghĩa chưa có sự đoàn kết -Một số cuộc khởi nghĩa còn bị  bọn quan lại uy hiếp,âm mưu giết chủ tướng

11 tháng 5 2016

me to -_- ai tl dùm vs cái về trc đó 

3 tháng 5 2019

Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

23 tháng 12 2016

bạn tham khảo ở đây nha : Bài 2 : Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu | Học trực tuyến

24 tháng 12 2016

nguyên nhân :

Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Ả-rập độc chiếm. Vấn đề cấp thiết đang được đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

Vào thời điểm đó, khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.

Các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất. Người ta đã vẽ được nhiểu bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân. Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.



 

11 tháng 9 2016

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

-    Ý nghĩa :

+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

13 tháng 3 2017

Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.
Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).


Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.
Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.
Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

26 tháng 3 2021

tham khảo

 Là người khởi xướng ,chỉ huy và lãnh đạo chống quân xâm lược nhà minh và cũng là người tạo nên chiến thắng chống quân minh.

+ Là người giải phóng Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa

+ Là người chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảm