Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại: Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc của châu Phi, nơi có dòng sông Nin chảy qua. Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông O-phrát và Tigro ở khu vực Tây Nam Á. ... Vùng này có khí hậu lục địa, ngày rất nóng, đêm rất lạnh, ít mưa)
Ai Cập và Lưỡng Hà đều nằm ở lưu vực các con sông lớn, nhiều phù sa, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành các quốc gia ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? *
Có nhiều con sông lớn.
Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng rộng lớn.
Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.
Tham khảo nhé
- Sự xuất hiện của công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn minh.
- Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn như:
+ Ai Cập: sông Nin.
+ Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ-phơ-rát.
+ Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng.
+ Trung Quốc: sông Hoàng Hà và Trường Giang.
* Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở các dòng sông lớn vì:
+ Ở lưu vực các con sông lớn, đất đai màu mỡ, mềm xốp nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể canh tác được và tạo nên mùa màng bộ thu (điều đó lí giải vì sao nhà nước ở đây được hình thành sớm khi chưa có công cụ bằng kim loại).
+ Muốn bảo vệ mùa màng phải đắp đê, trị thủy và làm thủy lợi. Công việc này vừa đòi hỏi công sức của nhiều người, vừa tạo nên nhu cầu để mọi người sống quần tụ, gắn bó với nhau trong các tổ chức xã hội.
+ Họ phải đoàn kết để chống lại sự xâm lược của các bộ lạc khác nhằm chiếm vùng đất màu mỡ của mình.
Vì vậy, do nhu cầu sản xuất, trị thủy, thủy lợi,… con người đã sống quần tụ và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, nhờ đó nhà nước sớm hình thành.
- Sự phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp tưới tiêu, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp tưới tiêu là ngành kinh tế chính tạo ra của cải dư thừa thường xuyên.
- Khó khăn: do quần tụ bên các dòng sông nên dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Được hình thành trên lưu vực các con sông lớn ( VD: Trung Quốc hình thành trên lưu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang; Ấn Độ hình thành trên lưu vực sông Ấn sông Hằng...) Đát đai ở đây màu mỡ, phì nhiêu.
Thuận lợi: đất đai màu mỡ, dễ cánh tác, giáo thông đường ...THỦY...thuận lợi --> phát triện kinh tế ...HÀNG HẢI... và ...NÔNG NGHIỆP... . Trong đó NÔNG NGHIỆP là ngành kinh tế chính
tra mạng i
đừng kéo xún
đã bảo đừng kéo gòi
tôi nói mà bn ko nghe à
thôi đii
haha,pp
Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Đây là một trong 4 nền văn minh phát sinh một cách độc lập và lâu đời nhất trên thế giới này. Nền văn minh Ai Cập mà được hình thành rõ nét là vào năm 3150 TCN (theo trình tự thời gian của bảng niên đại Ai Cập)[1] với sự thống nhất chính trị của Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị pharaon đầu tiên (Narmer, thường được gọi là Menes).[2] Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định, và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn chuyển tiếp: Cổ Vương quốc thời kỳ Sơ kỳ Đồ đồng, Trung Vương quốc tương ứng giai đoạn Trung kỳ Đồ Đồng và Tân Vương quốc ứng với Hậu kỳ Đồ đồng. Ai Cập đạt đến đỉnh cao của quyền lực vào giai đoạn Tân Vương quốc, trong thời kỳ Ramesside, vào thời điểm đó nó sánh ngang với đế quốc Hittite, đế quốc Assyria và đế chế Mitanni, trước khi bước vào giai đoạn dần suy yếu. Ai Cập đã bị xâm chiếm hoặc chinh phục bởi một loạt các cường quốc nước ngoài, chẳng hạn như người Canaan/Hyksos, Lybia, người Nubia, Assyria, Babylon, Ba Tư dưới triều đại Achaemenid, và người Macedonia trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba và cuối thời kỳ Ai Cập cổ đại. Sau khi Alexander Đại Đế qua đời, một trong những tướng lĩnh của ông, Ptolemaios I Soter, đã tuyên bố ông là vị vua mới của Ai Cập. Triều đại Ptolemaios gốc Hy Lạp này đã cai trị Ai Cập cho đến năm 30 TCN khi nó rơi vào tay đế quốc La Mã và trở thành một tỉnh La Mã.[3]
Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũng sông Nile cho sản xuất nông nghiệp. Từ việc có thể dự đoán trước lũ lụt và việc điều tiết thủy lợi ở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội và văn hóa. Với việc có nhiều nguồn lực dư thừa, nhà nước đã tập trung vào việc khai thác khoáng sản ở các thung lũng và các khu vực sa mạc xung quanh, cũng như việc sớm phát triển một hệ thống chữ viết độc lập, tổ chức xây dựng tập thể và các dự án nông nghiệp, thương mại với khu vực xung quanh, và xây dựng một đội quân nhằm mục đích đánh bại kẻ thù nước ngoài và khẳng định sự thống trị của Ai Cập. Thúc đẩy và tổ chức những hoạt động này là một bộ máy quan lại gồm các ký lục ưu tú, những nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan lại dưới sự kiểm soát của một pharaon, người đảm bảo sự hợp tác và đoàn kết của toàn thể người dân Ai Cập dưới một hệ thống tín điều tôn giáo tinh vi.[4][5]
Những thành tựu của người Ai Cập cổ đại bao gồm khai thác đá, khảo sát và kỹ thuật xây dựng hỗ trợ cho việc xây dựng các công trình kim tự tháp, đền thờ, và cột tháp tưởng niệm; một hệ thống toán học, một hệ thống thực hành y học hiệu quả, hệ thống thủy lợi và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, những tàu thủy đầu tiên được biết đến trên thế giới,[6] công nghệ gốm sứ và thủy tinh của Ai Cập, những thể loại văn học mới, và các hiệp ước hòa bình được biết đến sớm nhất, được ký kết với người Hittite.[7] Ai Cập đã để lại một di sản lâu dài. Nghệ thuật và kiến trúc của nó đã được sao chép rộng rãi, và các cổ vật của nó còn được đưa tới khắp mọi nơi trên thế giới. Những tàn tích hùng vĩ của nó đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của du khách và nhà văn trong nhiều thế kỷ. Sự quan tâm mới hình thành dành cho những cổ vật và các cuộc khai quật trong thời kỳ cận đại ở châu Âu và Ai Cập dẫn đến việc khai sinh ra ngành Ai Cập học để nghiên cứu nền văn minh Ai Cập và một sự đánh giá đúng đắn hơn đối với di sản văn hóa của nó.