Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống của mỗi người có rất nhiều những mối quan hệ khác nhau. Từ những người thân thiết trong gia đình, người bạn, người yêu hay sau này sẽ là những người đồng nghiệp, những người có cùng những sở thích, suy nghĩ và quan điểm. Thế nhưng trong suy nghĩ của em thì những người bạn từ thời còn đi học mang lại cho em những cảm giác khác lạ và đặc biệt nhất. Đó là tình bạn khi chúng ta vẫn còn là những đứa trẻ vô lo vô nghĩ, mọi thứ diễn ra một cách rất tự nhiên và không hề có những áp lực từ cuộc sống.
Tình bạn là gì? Tình bạn là khi chúng ta có cảm giác thân thiết với một người nào đó, và tình bạn thời học sinh chủ yếu là tình bạn của những người bạn học trong cùng một lớp và ngồi gần nhau. Khi đó, chúng ta có rất nhiều những thứ gần nhau và có cùng những mục tiêu giống nhau. Có những khi, tình bạn của chúng ta bắt đầu khi những người bạn chúng ta cùng nhau nắm tay đi học, là khi chúng ta gọi nhau í ới chỉ về một mục đích đơn giản là cùng nhau làm những công việc như đi mua đồ ăn hay đi ngắm cảnh. Điều đó đã làm cho chúng ta xích lại gần nhau hơn.
Trong cuộc sống, khi chúng ta đã lớn, có những khi chúng ta kết bạn cùng nhau không vì thực sự yêu quý nhau mà chỉ vì một số những lí do nào đó, cùng có khi chỉ để tránh được sự cô đơn. Thế nhưng tình bạn của tuổi thơ, của thời học sinh đi học lại khác. Tất cả những gì của chúng ta khi ấy đều là xuất phát từ trái tim, từ những tình cảm chân thực nhất. Mọi thứ không hề ảnh hưởng tới chúng ta. Có những khi, chúng ta thân nhau chỉ đơn giản bởi chúng ta muốn như vậy. Chúng ta muốn chơi cùng với một số ai đó, muốn làm những điều cùng những người bạn đó. Những khi có những niềm vui, ta lại muốn chia sẻ cùng những người bạn của mình. Khi ấy, niềm vui như được nhân đôi, nhân ba lần. Bởi khi ấy, tình bạn của chúng ta là tình bạn đẹp thực sự, nó không bị ảnh hưởng bởi những mối quan hệ bên ngoài, cũng chưa có những áp lực về cuộc sống hay những điều phải suy nghĩ như khi chúng ta còn nhỏ. Lấy một ví dụ, khi chúng ta đã trưởng thành thì khi một người bạn nào đó của chúng ta có chuyện vui thì chúng ta vui mừng cho bạn nhưng đi cùng với điều đó, chúng ta vẫn có những mong ước và tự tạo áp lực cho mình để làm sao mà mình cũng có được những cố gắng và những thành tựu như bạn ấy. Khi đó, vô hình chung, chúng ta đang tự tạo những áp lực cho bản thân mình.
Những áp lực tưởng chừng là rất nhỏ ấy nhưng nó lại làm cho chúng ta bị ảnh hưởng tới một niềm vui trọn vẹn. Còn khi chúng ta còn nhỏ thì chúng ta không bị những điều đó làm ảnh hưởng tới mình và lúc đó, tình cảm của chúng ta là những tình cảm hoàn toàn tự nhiên, niềm hạnh phúc của bạn cũng chính là niềm hạnh phúc của chúng ta. Hay với những nỗi buồn. Thời còn đi học, hiếm ai có thể tự chịu đựng những nỗi đau của mình. Mỗi người ai cũng cần những người bạn để chia sẻ những khó khăn và đau khổ. Tình bạn thực sự là khi chúng ta luôn sẵn sàng làm tất cả vì nhau, lắng nghe những tâm sư, những suy nghĩ của bạn mình để giúp cho chúng ta có những tính cách biết sẻ chia và thông cảm.
Và với mỗi chúng ta, tình bạn là những điều cực kỳ quan trọng trong cuộc sống. Có tình bạn, chúng ta đã có được rất nhiều những kí ức của tuổi thơ và đó chính là những điều quan trọng nhất của cuộc sống. Những bông hoa tươi đẹp nhất cũng không thể so sánh với tình bạn đẹp được và chúng ta mỗi người hãy cùng nhau giữ lấy những tình bạn quan trọng nhất của mình nhé!
Nếu vẽ thêm hình minh họa cho bài viết, em sẽ vẽ cảnh hai người đàn ông đang nấu cơm bằng cái niêu được treo trên ngọn tre trong hội Hành Thiện. Do niêu cơm không được đặt cố định mà treo lơ lửng, người chơi vừa đi vừa nấu nên sẽ tạo ra hình ảnh có tính có tính chuyển động cao, rất thú vị để chuyển thành tranh vẽ.
1.Một mặt người bằng mười mặt của.
2.Cái răng, cái tóc là góc con người.
3.Đói cho sạch, rách cho thơm.
4.Học ăn, học nói, học gói, học mở.
5.Không thầy đố mày làm nên.
6.Học thầy không tày học bạn.
7.Thương người như thể thương thân.
8.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
9.Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lai nên hòn núi cao.
Giải thích câu:
Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.
Bên cạnh đó câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may : (Của đi thay người. Người làm ra của, của không làm ra người…).
Miệng em cười hữu ý, anh thương1
Hay: Mình về có nhớ ta chăng ?
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười !
Câu 4: Nói về sự tỉ mỉ, công phu của việc học hành:
Câu 5: Khẳng định vai trò quan trọng của người thầy:
Học thầy không tày học bạn.
Ba cây chum lại nên hòn núi cao.
Thành công, thành công, đại thành công.
Một mặt người bằng mười mặt của
Đói cho sạch rách cho thơm
Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.
Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.
Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.
Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều!
Câu 2 :
Những việc làm của em thể hiện tình yêu nước :
+ Kêu gọi, ủng hộ, tuyên truyền mọi người về tinh thần yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay
+ Giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn
+ Cùng nhau đẩy lùi dịch COVDID19 bằng những việc làm như: ở nhà không ra ngoài để tránh tiếp xúc, đeo khẩu trang,....