Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những chi tiết thể hiện tính cách nhân vật người cha:
+ Tía nuôi tôi tay vớ chiếc nỏ, tay lôi tôi nhỏm dậy.
+ Vất cái nón đang đội trên đầu xuống, tay chỉ cầm chiếc nỏ lôi tôi chạy ngược hướng gió.
+ Tây đâu mà Tây! Cứ chạy đi!
→ Tía nuôi của cậu bé An là một người nông dân lương thiện, đã ấm áp nhận đứa trẻ tội nghiệp làm con nuôi và yêu thương, cưu mang nó như con ruột của mình
- Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:
+ lời nói: ôn hòa với thằng Cò, lễ độ với ba má.
+ hành động: chen vào giữa, quảy cái gùi bé; đảo mắt nhìn
+ suy nghĩ, cảm xúc: qua lời má kể vẫn chưa hình dung về cách “ăn ong”, khi được đi thực tế thì đã so sánh được sự khác biệt ở vùng U Minh với các vùng khác trên thế giới; cảm thấy lạ lẫm vì không gian im lìm ở trong rừng; ngạc nhiên về vẻ đẹp rừng U Minh với đa dạng loài chim và âm thanh; tự ái khi hỏi thằng Cò nhiều thứ.
+ mối quan hệ với các nhân vật khác: với Cò xưng tao- mày thể hiện quan hệ bình đẳng; với ba má nuôi thì xưng hô lễ phép.
=> Tính cách của nhân vật An: là cậu bé hồn nhiên, ngoan ngoãn nhưng hết sức hiểu chuyện và cũng ham học hỏi và hiểu biết rộng.
* Khi ở trong trường bước ra, tâm trạng hai anh em Thành - Thủy đang như có giông tố, bão bùng, vì những đổ vỡ mà cha mẹ tạo ra cho các em.
* Thế mà bên ngoài cảnh vật tươi đẹp vẫn tươi đẹp, bình yên
Vì vậy Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường mà nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
“hai anh em Thành – Thủy đau khổ, ngồi dưới gôc cây hồng xiêm khi “tai họa giáng xuống đầu”một cách nặng nề thì “lũ chim sâu… vẫn nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót, người đi chợ vẫn ríu ran”.
- Bố mẹ mỏ nhau, Thành – Thủy phải xa nhau. Đó là bi kịch riêng của gia đình hai em. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách tự nhiên.
- Tác giả chỉ muốn nói đến sự đau khổ của hai đứa trẻ ngây thơ bị bố mẹ bỏ rơi là sự đau xót vô cùng không biết ngỏ cùng ai!
- Tác giả như muốn nhắc nhở: mỗi người hãy lắng nghe những gì đang diễn ra quanh ta.
- Miêu tả sự việc một cách khách quan tác giả muốn nhắn thầm: Hãy san sẻ nỗi đau cùng đồng loại không nên sống dửng dưng vô tình.
Cách diễn tả nghịch cảnh này đã làm tăng thêm nỗi buồn thảm trong lòng các em nhỏ vì thất vọng, bơ vơ, lạc lõng giữa cảnh đời.
Em tham khảo nhé:
Chi tiết khiến em cảm động nhất là khi hai anh em Thành và Thủy chia đồ chơi với nhau.Thành là một người cực kì thương em vì vậy khi chia đồ chơi Thành đều nhường cho Thủy nhiều đồ chơi.Thủy là một người em rất tốt,nhưng khi nhìn thấy hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ thì không kìm được lòng.Hai con búp bê tượng trưng cho tình anh em của Thành và Thủy.Thủy không hề muốn chia cắt nên đã để lại tất cả hai con búp bê ở lại với anh, cho ta thấy Thủy không hề muốn chia cắt tình anh em và không muốn rời xa anh trai mình. Sự chia tay đột ngột đã khiến Thành khóc rất nhiều và mọi kí ức cũ luôn cuốn quanh Thành. Khi nhìn hai con búp bê quàng tay lên vai nhau mà ta biết tình cảm hai anh em Thành và Thủy dù có rời xa nhau nhưng không có nghĩa tình cảm hai anh em bị chia cắt.
Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.
Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.
Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.
Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?
– Cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An: Tía nuôi của An là một người rất cẩn thận và chu đáo, tâm lí với con cái.
– Cảm nhận đó được thể hiện qua chi tiết: thôi dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hang đi! Nghe tiếng thở sau lưng cũng biết An mệt.