Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.
Học tốt!!!
Câu 1:
- Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.
- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng Cháu Tiên. Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc
- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng “đồng bào” (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) Truyền thống đoàn kết của dân tộc
- Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên … 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng.
Tham khảo
Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.
Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua đó, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
Tham khảo nhé!
Dặn con của Trần Nhuận Minh là một bài thơ thấm thía bởi đề cập đến một cách ứng xử rất mực chân tình, nhân văn trong cuộc sống. Bài thơ là lời dặn dò chân thành, thiết tha của người cha đối với con. Người cha mong muốn biết cảm thương, đồng cảm, chia sẻ và tôn trọng những người khó khăn hơn mình, tránh thái độ kì thị, khinh miệt, thương hại; biết sống một cách khoan dung và nhân ái. Khi biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia sẽ giúp làm giảm bớt khó khăn về vật chất, cũng như giảm bớt cả những tổn thương về tinh thần cho những người vốn đã bất hạnh đau khổ. Đó là biểu hiện của tình thương, tình người. Cái sâu sắc của người cha khi dạy con là lòng nhân ái. Ý nghĩa bài thơ nhắc nhở ta về lối sống, thái độ sống cao đẹp trong cuộc đời. Thế nhưng, trong cuộc sống, vẫn còn có những con người sống ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm; thiếu sự nhân văn trong cư xử với người khác. Những người như thế thật đáng chê trách. Hiểu đực tâm sự của người cha đã gửi gắm trong bài thơ, chúng ta cần tự nhìn nhận đánh giá lại bản thân mình qua hành vi ứng xử với người bất hạnh xung quanh; cần điều chỉnh cách sống, cách ứng xử để thể hiện là một người có văn hóa; chú ý đến việc hoàn thiện nhân cách và vun đắp vẻ đẹp tình người cho tâm hồn. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn nếu chúng ta biết yêu thương, chia sẻ nhưng nhất định sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
Cây tre Việt Nam là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Thép Mới. Hình tượng cây tre trong tác phẩm là phẩm chất của người Việt Nam, chí khí của tre Việt Nam là chí khí của dân tộc Việt Nam trên mọi chặng đường lịch sử, tâm hòn của tre là tâm hồn của nhân dân lao động Việt Nam…
Đọc văn bản Cây tre Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh cây tre thật gần gũi với người lao động, cây tre in đậm trong tâm hồn chúng ta, nó là người bạn thân thiết của nông dân và nhân dân Việt Nam. Tác giả đã nhấn mạnh vị thế của cây tre trong lòng người. Cây tre thật mộc mạc, giản dị nhưng được đề cập đến hơn muôn ngàn cây lá khác. Tuy đất nước ta có nhiều loại cây quý, nhưng gắn bó nhất với con người vẫn là tre, nứa. Tre bao bọc xóm thôn, tre có mặt khắp nơi trên đất nước, tre gần gũi với con người.
Tác giả đã phát hiện rất tinh tế về họ nhà tre. Dù mấy chục loại khác nhau nhưng đều có một điểm chung là có mầm non măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao thanh mảnh, màu tre xanh tươi, lá nhọn, mượt mà. Khi lớn lên, tre cứng cáp, dẻo dai, tre trông thanh cao, giản dị và chí khí như con người lao động cần cù.
Tuy mộc mạc nhưng tre Việt Nam có vẻ đẹp như chiều sâu của tâm hồn con người. Tre là vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre, xóm làng hiện lên thật đẹp, một vẻ đẹp thanh bình, yên ả. Đặc biệt vẻ đẹp trang nghiêm của những mái đình chùa thấp thoáng dưới bóng tre xanh, vẻ đẹp thơ mộng của ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Hình ảnh đẹp của tre không chỉ có như thế, không chỉ đơn thuần là màu xanh cây lá, không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm làng mà vẻ đẹp của tre là sự cần cù, chất phác. Nhà nông xem cây tre như cánh tay phải của mình:
Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.
Tre là bạn của nông dân, tre chia sẻ ngọt bùi cùng con người, tre là bạn tâm giao cho mọi lứa tuổi, tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp các cụ già trong làng khoan khoái hút thuốc làm vui, nhớ vụ mùa trước, nghĩ đến vụ mùa sau, hay nghĩ đến một ngày mai tươi đẹp. Tre đem lại niềm vui cho trẻ thơ, cái ống sáo hay que chuyền cũng đủ giúp cho lũ trẻ chúng tôi có được niềm vui thú. Tre đem lại hạnh phúc cho từng đôi nam nữ:
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng.
Đặc biệt hơn nữa là hình ảnh cây tre trong chiến đấu. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã chiến thắng kẻ thù từ những buổi đầu. Tre mang chí khí như người chiến sỹ vệ quốc đang tung hoành ngang dọc: giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho bao người. Hình ảnh cây tre thật đáng tự hào.
Chiến tranh đã đi qua, tre trở lại với nét đẹp duyên dáng của mình. Tre rì rào khúc hát giữa làng quê yên ả, tre vi vút những bài ca xây dựng trong cuộc sống sôi động đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa công chào thắng lợi.
Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Búp măng non luôn trên phù hiệu ở áo học sinh, áo của thanh thiếu niên Việt Nam. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh. Tre vẫn còn mãi mãi với dân tộc Việt Nam, cũng như sức mạnh dẻo dai luôn còn mãi với bao thế hệ. Tre, nứa luôn giúp ích cho người, nứa làm nên trang giấy trắng để chứa đựng bao nguồn tri thức, tre làm nên chiếc nôi êm nuôi dưỡng trẻ thơ, các mặt hàng bằng tre sẽ đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời.
Hình ảnh cây tre Việt Nam thật cao quý: cần cù, bất khuất, thủy chung. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng con người xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình tượng cây tre Việt Nam là hình tượng của đất nước, của dân tộc Việt Nam. Phẩm chất của tre là phẩm chất của người Việt Nam yêu nước. Tôi ước mong họ nhà tre sẽ mãi xanh, một màu xanh của tâm hồn, của nền văn hóa, của cuộc sống tươi đẹp đang hướng tơi tương lai. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã nói:
Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
K MK NHA BẠN
chúc bạn học tốt
Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre…Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .
“ Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…
Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam .
“Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.
Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre….Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.
Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.
Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.
Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .
tham khảo:
Thánh Gióng là một hình tượng tiêu biểu, người anh hùng chống giặc ngoại xâm sống mãi trong lòng nhân dân ta. Gióng sinh ra vô cùng kì lạ, mẹ Gióng ướm vào vết chân to rồi mang thai, Gióng sinh ra đến 3 tuổi vẫn không biết nói biết cười, chỉ khi nghe tiếng sứ giả Gióng mới cất tiếng nói đầu tiên xung phong đi đánh giặc. Gióng chiến đấu bằng cả tấm lòng yêu nước, với sức mạnh phi thường của mình. Gióng không chỉ đại diện cho tinh thần đoàn kết của toàn dân mà còn tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Gióng là một người rất dũng cảm, khỏe mạnh và có nhiều sức mạnh nhiệm màu. Không những vậy Gióng còn là một vị anh hùng không màng danh lợi một lòng vì nước vì dân. Đánh thắng giặc Gióng bay về trời về với cõi bất biến nhưng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân ta. Bản thân em là học sinh, em cần quyết tâm học giỏi, rèn luyện thể lực để xứng đáng với người anh hùng Thánh Gióng.
THAM KHẢO!
Sọ Dừa là truyện cổ tích mà em rất yêu thích. Sọ Dừa khi sinh ra đã có ngoại hình kỳ lạ không tay không chân, tròn như một quả dừa. Nhưng chàng lại có những phẩm chất tốt đẹp. Với tấm lòng hiếu thảo, Sọ Dừa đã nhờ mẹ xin vào nhà phú ông chăn bò thuê để phụ giúp mẹ. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Nhưng chỉ có cô út với tấm lòng nhân hậu là đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Hai người nên duyên vợ chồng, sống với nhau rất hạnh phúc. Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên, được vua cử đi xứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết và chờ được ngày chồng đến cứu. Trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa có được cuộc sống hạnh phúc. Qua truyện Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác. Nhân vật Sọ Dừa đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc.
Bạn tham khảo nhé!
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
HAND!!
Mắc gì chửi người ta
Thứ vô duyên , xàm , còn chửi người ta nữa trời rảnh vừa thôi chứ bạn ơi không giúp thì thôi chứ