Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tháng năm sân trường đầy nắng
Nhuộm vàng tiếng ve râm ran
Tháng năm từng chùm hoa phượng
Bất ngờ đỏ rực mênh mang
Tháng năm – mùa hè cuối cùng
Một mùa hè chia li
Cổng trường nghiêng nghiêng im lặng
Dịu dàng nói tạm biệt em...
Năm năm học lặng lẽ trôi qua thật nhanh. Và giờ đây, em sẽ phải nói lời tạm biệt mái trường Tiểu học Lê Quý Đôn thân yêu – nơi chất chứa bao yêu thương, nơi có biết bao người thầy, người cô tâm huyết đưa chúng em đến bến bờ tri thức. Cảm xúc khi sắp phải chia tay với những người cha, người mẹ hiền luôn hết lòng chăm sóc cho đàn con và cả những cô cậu học trò đáng yêu, tinh nghịch thật khó diễn tả bằng lời. Biết bao kỉ niệm buồn vui cùng thầy cô, bạn bè cứ dần hiện về trong tâm trí như những thước phim quay chậm, làm sao có thể phai mờ, làm sao có thể lãng quên,... Lòng bồi hồi, bâng khuâng nhớ lại ngày đầu tiên tới lớp... Vẫn còn đây những e dè, nhút nhát và cả những giọt nước mắt chẳng thể biết lí do. Vẫn còn đây hình ảnh người cô - nhẹ nhàng lau nước mắt, ôm chặt em vào lòng rồi đưa em vào cửa lớp. Và còn đây những tiết học sôi nổi, những ánh mắt thân thương, những tiếng cười giòn giã,... Tất cả, tất cả như mới trong ngày hôm qua. Em thầm cảm ơn các thầy, các cô – những người đã dạy dỗ em trong suốt năm năm qua. Những bài giảng của thầy cô là hành trang không thể thiếu trong cuộc hành trình đến với những ước mơ mà em đã chọn. Em gửi tới thầy cô – những người đưa đò cần mẫn – lời chúc tốt đẹp nhất. Còn các bạn cùng lớp – những người anh em, tớ chúc các cậu luôn thành công trong cuộc sống. Mái trường ơi, cho em gửi một niềm yêu và nỗi nhớ. Sẽ có ngày em về lại nơi đây!...
MIK LÀM ĐÚNG ĐỀ.
CHÚC BẠN HOK TỐT!
Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Lê Quý Đôn, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của cácthầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Lê Quý Đôn đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.
Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…
Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn yêu quý, phải không các bạn?
Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!
Khi hoa phượng nở
Ve kêu râm ran
Tiếng trống vang lên
Năm học kết thúc.
Ngày đầu vào lớp
Lạ lẫm, ngỡ ngàng
Giờ lại xốn xang
Xa thầy, xa bạn.
Khi vào trường mới
Con sẽ không quên
Những bài toán hay
Những con chữ đẹp
Nhớ mãi dáng thầy
Nhớ mãi lời cô
Bao kỷ niệm đẹp
Một thời ấu thơ!
Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh khối 1, 2, 3, 4 chăm ngoan, học giỏi, làm rạng danh ngôi trường mang tên nhà bác học hiền tài Lê Quý Đôn.
BÀI NỮA NÈ
HỌC TỐT BN NHÉ!!
Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Lê Quý Đôn, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của cácthầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Lê Quý Đôn đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.
Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…
Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn yêu quý, phải không các bạn?
Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!
Khi hoa phượng nở
Ve kêu râm ran
Tiếng trống vang lên
Năm học kết thúc.
Ngày đầu vào lớp
Lạ lẫm, ngỡ ngàng
Giờ lại xốn xang
Xa thầy, xa bạn.
Khi vào trường mới
Con sẽ không quên
Những bài toán hay
Những con chữ đẹp
Nhớ mãi dáng thầy
Nhớ mãi lời cô
Bao kỷ niệm đẹp
Một thời ấu thơ!
Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh khối 1, 2, 3, 4 chăm ngoan, học giỏi, làm rạng danh ngôi trường mang tên nhà bác học hiền tài Lê Quý Đôn.
Bài Mẫu Số 1: Em Hãy Kể Lại 1 Kỷ Niệm Sâu Sắc Nhất Về Gia Đình, Bạn Bè, Người Thân, Thầy Cô
Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu sẽ trở thành sự thật? Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và luôn nhớ khoảnh khắc kỳ diệu mà giấc mơ đã đem đến cho tôi.
Hôm ấy là một buổi tối cuối tuần, trời đầy sao và gió thì dịu nhẹ. Tôi nằm trên trần nhà mơ mộng đếm những vì sao. Bỗng nhiên tôi thấy cả không gian như bừng sáng. Trong vầng hào quang sáng lấp lánh, ông tôi cười hiền từ bước về phía tôi. Tôi sung sướng đến nghẹt thở ngắm nhìn gương mặt phúc hậu, hồng hào và mái tóc bạc phơ của người ông yêu quí. Ông tôi vẫn thế: dáng người cao đậm, bộ quân phục giản dị và cái nhìn trìu mến! Tôi ngồi bên ông, tay nắm bàn tay của ông,tận hưởng niềm vui được nâng niu như thuở còn thơ bé... Tôi muốn hỏi những ngày qua ông sống như thế nào? Ông ở đâu? Ông có nhớ đến gia đình không... Tôi muốn hỏi nhiều chuyện nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu cả.
Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích mà ngày xưa ông vẫn kể. Giọng ông vẫn thế: rủ rỉ, trầm và ấm. Ông hỏi tôi chuyện học hành, kiểm tra sách vở của tôi. Đôi mày ông nhíu lại khi thấy tôi viết những trang vở cẩu thả. Ông không trách mà chỉ ân cần khuyên nhủ tôi cố gắng học tập chăm chỉ hơn. Ông nhìn tôi rất lâu bằng cái nhìn bao dung và khích lệ. Ông còn bảo những khát vọng mà ông làm dang dở,cháu hãy giúp ông biến nó thành hiện thực. Những khát vọng ấy ông ghi lại cả trong trang giấy này. Muốn làm được điều ấy chỉ có con đường học tập mà thôi...
Ông dẫn tôi đi trên con đường làng đầy hoa thơm và cỏ lạ. Hai ông cháu vừa đi vừa nói chuyện thật vui. Ông bảo đến chợ hoa xuân, ông muốn đem cả mùa xuân về căn nhà của cháu. Ông chọn một cành đào, cành khẳng khiu nâu mốc nhưng hoa thì tuyệt đẹp: màu phấn hồng, mềm, mịn và e ấp như đang e lệ trước gió xuân. Nụ hoa chi chít, cánh hoa thấp thoáng như những đốm sao. Tôi tung tăng đi bên ông, lòng sung sướng như trẻ nhỏ. Ông cầm cành đào trên tay. Có lẽ mùa xuân đang nấp cả trong những nụ đào e ấp ấy... Xung quanh ông cháu tôi, kẻ mua, người bán, ồn ào và náo nhiệt. Họ cũng đang chuẩn bị đón xuân về!
Tôi đang bám vào tay ông, ríu rít trò chuyện về những ngày xuân mới sắp đến, chợt nghe tiếng mẹ gọi rất to. Tôi giật mình tỉnh dậy, thấy mình vẫn đang nằm trêm trần nhà. Lòng luyến tiếc nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơ thôi...
Giấc mơ chỉ là khoảnh khắc kỳ diệu đáp ứng niềm mong nhớ của tôi. Tôi nuối tiếc song cũng học được nhiều điều từ giấc mơ đó. Và quan trọng nhất là tôi được gặp ông, được ông truyền cho niềm tin và sự nỗ lực cố gắng thực hiện những ước mơ của chính mình.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Thuyết minh về tác hại của thuốc lá với con ngườinhằm chuẩn bị cho bài học này.
Ngoài ra, Nêu cảm nhận về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 10 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
Bài Mẫu Số 2: Em Hãy Kể Lại 1 Kỷ Niệm Sâu Sắc Nhất Về Gia Đình, Bạn Bè, Người Thân, Thầy Cô
Kỷ niệm, cũng giống như những phím đàn - khi chạm tay vào, âm thanh sẽ ngân lên, nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt vời, mà có cái hay, cái dở, cái muốn nhớ, cái lại thích xóa đi. Với em điều đáng nhớ nhất trong đời học sinh là chút kỷ niệm về thầy.
Cô nhỏ nhướn mày lên, nhìn xuống đồng hồ đeo tay, rồi dõi mắt ra ngoài cửa lớp. Nơi dãy hành lang dài đang im ắng, chờ đợi, lắng nghe tiếng giày gõ nhịp để thầm đoán: thầy hay cô? Giờ Toán của lớp 8/1 hôm nay thay đổi giáo viên. Cô giáo cũ nghỉ hộ sản. Thầy giám thị thông báo sẽ có giáo viên mới đến thay. Mười lăm phút trôi qua nhanh chóng trong sự sốt ruột của học trò. Phía cuối lớp có ai nghịch ngợm ngân nga: "Mười lăm phút đồng hồ, buồn nhớ Toán thấy mồ, buồn như con cá rô... đang trôi... vào tô..."
- Nghiêm!
Giọng trưởng lớp vang to, khá oai (nhờ to con). Thầy giám thị xuất hiện. Gần một trăm con mắt học trò đen láy đổ dồn về phía cửa. Thấp thoáng phiá sau thầy là một bóng dáng lạ, chắc "ông" thầy Toán mới ?!!. Ô, nhưng sao mà... giống học trò quá đỗi!!!
Thầy giám thị cười khá tươi:
- Xin giới thiệu với các em, đây là thầy T sẽ phụ trách môn Toán lớp 8/1 thay cho cô N...
Một tràng pháo tay ngưỡng mộ (?) vang lên như mưa rào tháng sáu. Thầy T mỉm cười gật nhẹ đầu "chào các em thân mến!". Ôi chao, hai má thầy sao mà đỏ như màu xác pháo, cặp kính cận suýt chút nữa rơi khỏi sóng mũi. Chắc vì cảm động trước "thịnh tình" của lũ học trò cỡ... hoa khôi đến hai phần ba lớp, dành cho!
Trước khi trở về văn phòng, thầy Giám thị còn "ân cần dặn dò":
- Các em phải học cho ngoan. Nhớ là không được phá thầy!
Ôi! Lời "đe nẹt" ấy không phải là không có duyên cớ. Bởi vì, con gái 8/1 có truyền thống mấy mùa tuy thông minh, học giỏi, đẹp người, tốt hạnh kiểm nhưng... chuyên nghịch ngợm cũng đứng vào hàng... quái chiêu! Thầy cô thương cũng lắm, mà dở khóc, dở cười cũng nhiều. Không biết trước khi vào lớp, thầy T đã "nghiên cứu lý lịch" học trò chưa mà... ngó bộ thầy "bình tĩnh rồi ... run" thấy rõ.
Sau màn tự giới thiệu rất "dễ sương" - Sinh viên năm cuối Đại Học Khoa học tự nhiên (bằng cái giọng mà phong thái điệu đà như con gái). Thầy vui vẻ đòi ... kiểm tra bài cũ. Bốn mươi mấy cái miệng than trời cùng lúc vẫn không làm thay đổi được quyết định "sắt đá" của thầy. Thầy cầm quyển sổ điểm dò tên (sao thầy không chịu nhìn vào sơ đồ lớp nhỉ?!) rất lâu, hai bàn tay run run (chắc do bị học trò "chiếu tướng" khá kỹ). Khi cây viết đỏ hạ xuống gần giữa sổ, một cái tên được xướng lên:
- Trần Thị L.N.
Cả lớp im phăng phắc theo từng bước đi "dịu dàng" của N., để rồi sau đó hai phút, bổng nổ ra một trận cười bom dội - N là một cô gái có dáng dấp "oai phong" của một vận động viên bóng rỗ. Cao 1m65, học trễ hai năm nên rất đáng mặt đàn chị so với cả lớp: Trong khi thầy T ốm nhom, chiều cao chỉ khoảng 1m60 hay 1m62 gì đó (cộng luôn bề dày đế của đôi giày da mũi nhọn rộng quá khổ chân). Một sự tương phản khá hài hước. Thầy T điếng người, mặt đỏ như người say nắng biển, vội vã hỏi dăm ba câu lấy lệ rồi "mời" em N về chỗ. Quyển sổ điểm được gấp lại vội vàng và bài học mới bắt đầu cũng rất nhanh chóng...
Cái sự khởi đầu nan ấy rồi cũng qua mau, rồi mọi chuyện cũng biến thành kỷ niệm. Mà kỷ niệm lại bắt đầu từ sự nhiệt tình khá ngây ngô của cả thầy lẫn trò, lúc hai bên biết "hợp đồng tác chiến" trong những giờ học Toán.
Em còn nhớ một lần, thầy T có hứa sẽ dựng mô hình cho một bài toán hình học không gian khó nuốt, để học trò dễ hình dung hơn là nhìn vào hình vẽ. Vậy mà, hai lần, ba lượt thầy ... cứ quên. Lúc thì... thầy bận... học, lúc lại bận soạn bài cho môn dạy, lúc làm xong rồi nhưng... để quên ở... Ninh Hòa!!! Lần cuối cùng, thầy nhớ đem theo, mà xe đò đông quá, thiên hạ chen nhau làm hỏng mất mô hình của thầy!! Học trò đâu chịu tin! Học trò đòi thầy dựng mô hình ngay tại lớp. Thầy bối rối "huy động" thước kẻ với số lượng tối đa, "chấm" các em bé bỏng ở hai dãy bàn đầu (trong đó có cô nhỏ dễ thương) lên giúp thầy ... dựng mô hình. Trời đất! Năm bảy mái tóc thề, hơn một chục bàn tay nho nhỏ, cộng thêm thầy đứng vây quanh chiếc bàn thầy giáo thì... còn ai nhìn thấy được gì! Vậy là... thầy cho học trò xếp hàng một, theo từng dãy bàn có trong lớp, từ từ tiến về phía "mô hình sinh động" tham gia theo kiểu "cưỡi trực thăng... xem hoa". Vậy mà vui ghê gớm, vậy mà rất hoà bình. Cả thầy lẫn trò không ai thấy được nét ngây ngô, khờ khạo trong hành động của mình, mà còn xem như đó là một "kỳ tích" của thứ chỉ số IQ thuộc vào loại thông minh?
Nhưng không phái lúc nào cũng hòa bình. Rồi cũng có lần, thầy nổi giận hét to như ... "Trương Phi" chỉ vì chút nghịch ngợm đi quá đà của lũ học trò thơ dại, tinh nghịch. Khiến học trò rơm rớm nước mắt tủi hờn. Còn thầy bất chợt dịu xuống như ... giọt nắng cuối thu để hỏi một câu thật dễ "Ký kết hiệp ước hoà bình":
- Ôi, sao bỗng dưng các em ngoan quá vậy?
Vâng, thầy T của em là vậy đó - người không biết giận lâu, người rất dễ quên hờn, dễ nhập cuộc với áo trắng ngu ngơ. Thầy như một chiếc lá, vô tình vờ rơi xuống mặt nước hồ đang dao động của tuổi học trò, góp thêm một con sóng giao thoa nhỏ bé, rồi lại theo gió cuốn bay đi ... Thầy dạy chưa hay, giảng bài chưa hấp dẫn. Chúng em biết vậy, nhưng học trò không chê, mà mặc nhiên chấp nhận như một thứ kỷ niệm, xếp bên cạnh những tầng lớp kỷ niệm phải có trong tuổi ngây thơ, đáng quý của tuối học trò. Thầy T rất hẳn nhiệt tình (dẫu rằng thầy càng nhiệt tình giảng giải, học trò càng... nhiệt tình ngơ ngác!). Bởi đối với thầy T, tất cả những gương mặt trong sáng ngồi bên dãy bàn học bằng gỗ dưới kia, đều được thầy xếp đồng đẳng bằng một cái "mác" học trò đơn giản. Chúng như một quần thể tập hợp từ những cá thể lạ lẫm mà thầy đang có nhu cầu khám phá và ghi nhớ. Nhu cầu hòa nhập để vô tư yêu mến, bỏ qua những cái mà thiên hạ âu yếm gọi là danh vị, tiền tài của mẹ cha chúng bên ngoài xã hội ...
Nếu có ai bảo học trò 8/1 ngày ấy - Hãy chọn ra một nhân vật kỳ lạ nhất trường. Cô nhỏ năm xưa tin chắc, cả lớp sẽ đồng lòng bỏ phiếu cho thầy - Thầy T, thầy Toán lớp em.
Ai bảo học trò ngày xưa khác với ngày nay? Đâu có, khá giống nhau đấy chứ (khi nhìn theo một khía cạnh muốn nhìn!). Họ cũng thích cóp nhặt kỷ niệm, hình thành từ những mảnh pha lê rơi rớt (dẫu không tròn trịa) trong suốt khoảng đời còn làm... "Cái thứ ba... danh tiếng..."
Bài Mẫu Số 3: Em Hãy Kể Lại 1 Kỷ Niệm Sâu Sắc Nhất Về Gia Đình, Bạn Bè, Người Thân, Thầy Cô
Nếu có ai hỏi: "Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?" Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: "Đó là thầy Nha". Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.
Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,... chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: "Thật là ngược đời". Một hôm, khi tới giờ tập viết - tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:
- Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.
Rồi thầy quay xuống lớp nói to:
- Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!
Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:
- Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.
Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:
- Thăng em, em có chuyện gì thế?
Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:
- Thưa th...â...ầy, chuyện ngày hôm qua em...
- Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?
Em bật khóc:
- Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của ... bàn tay trái ạ.
Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:
- Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.
Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.
Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.
Bài Mẫu Số 4: Em Hãy Kể Lại 1 Kỷ Niệm Sâu Sắc Nhất Về Gia Đình, Bạn Bè, Người Thân, Thầy Cô
Trong đời mỗi người, ai ai cũng mong muốn tìm cho mình một điểm tựa. Đó là gia đình, cha mẹ. Tuy nhiên những ai đã bước qua tuổi học trò "nhất quỷ nhì ma" với những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ: là sân trường, hàng ghế đá, bục giảng ... thầy cô và bè bạn. Nơi ấy có một điểm tựa thật bình yên, nơi ấy những con thuyền đã cập bến rồi đi. Nhưng thầy cô - những người lái đò vẫn miệt mài theo năm tháng, trở đầy tình thương và tri thức cho cuộc đời.
Đúng vậy, tôi đã đi trên rất nhiều con thuyền để đến bến đỗ cuối cùng. Và tôi cũng đã được đi trên con thuyền trở đầy tình iêu và học vấn của thầy Tuấn - thầy giáo dạy văn của tôi.
Tôi vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên thầy bước vào lớp tôi. Cả lớp đang ngồi im lặng học bài thì Hoàng reo ầm lên:
- Các bạn ơi, lớp mình có thành viên mới này!
Cả lớp ngước lên ồ ồ như chợ vỡ. Tôi mạnh dạn đứng lên kéo "bạn mới" vào ngồi chỗ trống bên cạnh tôi. Cả lớp xúm lại hỏi han ầm ĩ. "Bạn mới" bắt đầu giới thiệu về bạn thân mình. Cho đến khi giới thiệu đến tuổi và nghề nghiệp thì cả lớp tôi ú ớ, mặt đứa nào đứa nấy ngơ ngác như nai. Thầy rời chỗ bước lên bục giảng:
- Thầy là thầy Tuấn. Từ hôm nay thầy sẽ là thầy giáo dạy văn của lớp này.
Thầy khẽ cười một cái. Tôi ngỡ ngàng bởi vẻ ngoài khá trẻ con của thầy. Thầy là thầy giáo mới chăng? Trường tôi đâu có thầy giáo trẻ thế này. Tiết học hôm ấy, thầy chưa dạy bài cho bọn tôi mà nói về những quy định trong học tập của thầy. Tôi nhớ, mấy đứa trong nhóm "Ngũ quỷ" của tôi hồi ấy rất bướng và nghịch ngợm. Vì thấy thầy trẻ con nên bọn tôi nghĩ cách chọc thầy. Tiết học sau của thầy Tuấn, tôi và đám bạn kiếm vỏ chuối rải đầy bục giảng chọc tức thầy. Vừa bước vào lớp thấy cảnh tượng ấy, đôi mắt thầy mở to, trán nhăn lại. Thầy quay lại nhìn chúng tôi. Bọn tôi vui sướng khi thấy vẻ mặt của thầy, tôi biết chắc là thầy sẽ mắng. Nhưng vui lắm đây khi thầy mắng mà vẫn cứ tức giận vì không biết rõ ai làm trò này. Nhưng không, chẳng có tiếng quát mắng nào cả. Thầy từ từ tránh những vỏ chuối rồi đi xuống cuối lớp. Tôi sững người, thầy cầm cây chổi bước lên bục giảng quét dọn hết những thứ rác rưởi ô uế kia đi. Rồi thầy bắt đầu bài giảng một cách say sưa.
Càng thấy như vậy, bọn tôi càng muốn bày trò chọc phá để thầy phải chuyển lớp. Hôm thì đổ đầy nước lên ghế thầy ngồi, hôm nháy máy thầy trong giờ học, hôm lại ném máy bay giấy khi thầy quay đi,... Không biết hồi đó bọn tôi đã dùng bao nhiêu trò để chọc thầy nhưng thầy luôn xử lí bằng những cách điềm đạm nhất. Tôi đã nhầm, thầy không trẻ con mà chính bọn tôi mới là những đứa con nít. Thầy chững chạc và hiểu mọi chân lí. Bao nhiêu thầy cô giáo đã từng dạy lớp tôi đều không thể chịu đựng được những trò chọc phá ma quái của nhóm "Ngũ quỷ" nên đều xin chuyển lớp. Bọn tôi đã bị thầy "hạ gục".
Nhóm tôi đành dừng những trò trêu đùa lại. Tôi đã thử chú tâm nghe thầy giảng một lần. Tôi bất ngờ quá! Thầy giảng bài thật hay, giọng thầy trầm và ấm lạ thường. Khuôn mặt "trẻ con" của thầy đã nghiêm nghị hẳn lên. Giờ tôi mới để ý thấy. Tự dưng tôi thấy tội thầy quá. Bất ngờ, cuối buổi học thầy gọi tôi lên. Thầy nhìn tôi trìu mến:
- Em à, cuộc đời con người là bản nhạc lúc thăng lúc trầm. Không có bản nhạc nào là chỉ có những nốt thăng đẹp đẽ, phải có những khoảng lặng sâu lắn thỳ ta mới cảm nhận đựợc cuộc sống này ý nghĩa.
Tôi nhớ mãi câu nói này của thầy và nhớ cả khuôn mặt xấu hổ của tôi lúc đấy nữa. Tôi thấy trách bản thân mình quá.
Từ hôm đó trở đi, tôi rời nhóm "Ngũ quỷ". Lớp cũng đi vào trật tự hơn. Thầy đã làm nên lịch sử của trường tôi. Thầy nhẹ nhàng, không quá khắt khe mà khiến cho lớp tôi thay đổi. Còn những thầy cô hết sức nghiêm khắc lại đành vắt tay xin hàng.
- Cả lớp ơi, thầy Tuấn sắp phải đi rồi.
Tiếng trống vang lên làm tôi điếng người. Mới có ba tháng thôi, thầy mới ở bên bọn tôi ba tháng thôi mà. Thầy bước vào lớp, gương mặt thoáng buồn:
- Thầy xin lỗi vì thầy không thể ở bên các em thật lâu. Thầy cảm ơn vì khi dạy các em thầy đã nhận được những món quà thật tuyệt vời.
- Em xin lỗi thầy! - Tôi đứng lên rồi bật khóc ngon lành như một đứa trẻ lạc mẹ.
- Thầy sẽ quay trở lại và thầy mong chờ một em trưởng thành hơn.
Thầy khẽ mỉm cười bước đy để lại sau lưng những gương mặt buồn rầu, đôi mắt đỏ hoe. Lớp tôi ngồi lặng suốt tiết ấy.
Đúng, thầy đã nói không sai. Cuộc đời như bản nhạc, không có những khoảng lặng thì sao thấy được ý nghĩa của nó. Tôi sẽ chờ ngày thầy quay lại - để thấy một tôi mới trưởng thành hơn.
Bài Mẫu Số 5: Em Hãy Kể Lại 1 Kỷ Niệm Sâu Sắc Nhất Về Gia Đình, Bạn Bè, Người Thân, Thầy Cô
Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất - thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.
Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần "thầy" giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi "thầy" nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.
Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn. Nhưng năm lớp 12, bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thấy vững vàng với quỵết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người.
Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng ban có người thân châm sóc, thây cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai.
...Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đây thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quí. Chúng tôi yêu quí thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hài hước.
Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấụ biểu diễn chúng tôi cảm giác đó không còn là thầy nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình. Ấn tượng nhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn bã cũng thấy vui lây. Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên.
Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy. Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy - thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế - thầy còn là một người bạn lớn.
Kể về kỉ niệm sâu sắc nhất về thầy giáo cô giáo
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: "Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông". Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: "Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!"
Bài Mẫu Số 6: Em Hãy Kể Lại 1 Kỷ Niệm Sâu Sắc Nhất Về Gia Đình, Bạn Bè, Người Thân, Thầy Cô
"Mẹ là gì?" Nếu có ai hỏi tôi câu này chắc tôi sẽ bối rối ghê lắm. Trong từ điển ngôn ngữ, người ta định nghĩa thế này: "Mẹ là người đàn bà đã sinh ra bạn". Chỉ có thế thôi sao? Tôi thì nhất định không đồng ý với định nghĩa như thế được. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy:
"Ví có người ân sâu dốc trả
Cõng mẹ cha tất cả hai vai
Giáp Tu Di núi chẳng sai
Đến trăm ngàn kiếp ân kia chưa vừa."
Vâng, tình mẹ nói sao cho vừa. Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la. Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con.
Mẹ tôi không phải là một hoa hậu thế giới hay một nữ hoàng Victoria nào đó, mẹ đơn giản chỉ là mẹ thôi. Hằng đêm, khi tôi đang say giấc nồng thì mẹ vẫn cặm cụi làm việc, đương đầu trước mọi chông gai của cuộc đời. Bàn tay mẹ gầy gầy xương xương như chứng tỏ sự khổ cực mà mẹ phải trải qua. Dáng mẹ nhỏ nhắn. Mái tóc đen đã lấm tấm vài sợi bạc. Tuổi đời đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn chăm sóc cho tôi từng li từng tí. Sáng sớm khi tôi thức dậy đã thấy mẹ đi làm, nhưng trên bàn vẫn thơm phức tô mì mà mẹ đã dành cho tôi để tôi no bụng trước khi đi học. Trưa, khi tôi về vừa kịp ăn chén cơm mẹ nấu thì lại thấy cái dáng nhỏ nhắn của mẹ tất tả đi làm tiếp ca thứ hai. Tối, khi tôi đang học bài thì mẹ lại đang dọn dẹp nhà cửa. Bận rộn đủ việc nhưng mẹ rất quan tâm đến việc học hành của tôi. Những lúc tôi đạt điểm cao, trên gương mặt gầy gầy của mẹ lại nở một nụ cười tươi tắn hơn bao giờ hết.
Tuổi thơ tôi không được hạnh phúc như bao đứa trẻ khác. Mẹ tôi và ba tôi đã chia tay nhau khi tôi mới vào lớp Một. Kể từ đấy, tôi sống với mẹ, gia đình tôi cũng từ dạo ấy vắng đi tiếng cười đùa vui vẻ ngày nào. Gia đình tôi vốn cũng không khá giả gì, mẹ tôi làm ở một xí nghiệp may, lương một tháng cũng chẳng là bao. Từ khi chia tay với ba, mọi gánh nặng kinh tế của gia đình đổ dồn lên đôi vai gầy của mẹ. Từng cái áo, từng quyển vở, từng miếng ăn, giấc ngủ đều một tay mẹ tôi chăm chút. Nhưng tôi lại là một cô bé trẻ thơ và ngây ngô. Tôi ham chơi và vui đùa cùng chúng bạn mà không quan tâm gì đến mẹ. Đôi khi mẹ tôi mắng: "Tại sao mẹ kêu con ăn xong phải rửa chén mà con cứ để ở đây?", "Tại sao con đi học về mà giày dép cứ vứt lung tung thế kia?". Những lúc ấy, tôi lại đóng sập cửa và bật tivi ồn đến mức không nghe được tiếng mẹ mắng nữa.
Hôm đó, lúc tôi đi học, tôi nói dối với mẹ rằng chiều tôi sẽ về trễ vì phải đi học nhóm. Sau khi đi học, tôi cùng mấy nhỏ bạn thân đi lòng vòng quanh phố để khi về nhà thì mẹ làm việc nhà và tôi thì ngồi chơi mà không bị la mắng nữa. Nghĩ thế nên trong lòng tôi đắc chí lắm. Thế nhưng không may, trên đường về trời đổ mưa rất to, tôi bị cảm nặng. Tối hôm ấy, tôi chỉ biết nằm mê man trên giường. Mẹ đã túc trực bên tôi suốt đêm, lo cho tôi đến xanh xao cả người. Mẹ đút cho tôi từng muỗng cháo, cho tôi uống từng viên thuốc. "Con ho lòng mẹ tan tành. Con khóc lòng mẹ như bình nước sôi." Sau lần đó tôi rất hối hận. Từ hôm ấy tôi mới hiểu được tình mẫu tử là như thế nào.
Mặc dù tôi là một cô bé rất gan lì nhưng mỗi khi có một ai nhắc đến mẹ là nước mắt tôi rơm rớm. Có nhiều người hỏi tôi rằng có khi nào tôi cảm thấy tủi thân khi không có sự chăm sóc của ba không. Khi ấy, tôi vẫn quả quyết: "Có thể tôi không được sinh ra trong một ngôi sao may mắn nhưng tôi biết mình vẫn hạnh phúc hơn nhiều người khác vì vẫn còn có mẹ."
Kể về kỉ niệm sâu sắc nhất về bạn bè
- Hùng ơi! Sao lâu thế? Muộn học mất rồi.
- Tớ xin lỗi vì đã để cậu phải đợi lâu. Tặng cậu nhân ngày sinh nhật
Tôi thật bất ngờ khi Hùng dúi nhanh vào tay tôi một đôi dép mới. Nhoẻn miệng cười, tôi nói:
- Sao hôm nay bày vẽ thế. Cậu định chuộc lại lỗi lầm hôm trước hay sao?
Tôi nói ra câu ấy cốt là chỉ nói đùa thôi. Ấy vậy mà không ngờ mặt Hùng xịu hẳn đi. Trông cậu, tôi hối tiếc về những gì mà mình vừa mới nói.
Câu chuyện xảy ra hai tháng trước đây khi tôi với Hùng từ một đôi bạn vô cùng thân thiết trở nên đối nghịch.
Hùng với tôi không cùng xóm nhưng chúng tôi làm bạn với nhau từ khi bước vào lớp một. Từ đó trở đi năm nào chúng tôi cũng học cùng lớp với nhau, ngồi cùng bàn với nhau và chia sẻ với nhau tất cả.
Tình bạn của chúng tôi cũng bởi thế mà bền chặt và thân thiết lắm. Cuộc sống cứ thế trôi đi thật đẹp nếu không có chuyện lớp tôi xảy ra liên tiếp những vụ mất tiền.
Trong gần một tháng hơn một triệu đồng bỗng nhiên không cánh mà bay. Nạn nhân là gần chục bạn lớp tôi, trong đó Hùng bị mất nhiều hơn tất cả.
Không khí ở lớp từ hôm xảy ra chuyện mất tiền bỗng nhiên trở nên căng thẳng. Cô chủ nhiệm rồi cả đoàn thanh niên cũng vào cuộc mà không thể nào tìm ra thủ phạm. Ở trường chúng tôi cũng chịu nhiều áp lực. Một lớp chọn với toàn những học sinh ưu tú mà lại xảy ra chuyện không hay như thế thì tránh sao khỏi những cái nhìn và sự chê bai của các bạn lớp bên. Cứ thế nội bộ lớp tôi bắt đầu lục đục. Một số mối quan hệ có nguy cơ rạn nứt và đổ vỡ. Dẫu vẫn biết "một mất mười ngờ" nhưng rõ ràng không thể không bực giận khi mình tự nhiên bị cả lớp hoài nghi.
Gần một tháng đã trôi qua vậy mà chuyện ở lớp vẫn không hề tiến triển. Hôm ấy, vẫn như thường lệ, tôi đi học và qua cổng nhà Hùng. Thế nhưng mới gặp tôi, Hùng đã nói:
- Có lẽ từ nay tao chẳng nên tin ai cả.
Tôi nghe thấy lạ, bèn hỏi lại:
- Cậu nói thế nghĩa là sao?
Hùng lạnh nhạt:
- Chẳng sao cả. Có vậy mà còn không hiểu hay sao?
Câu nói của Hùng đáp hẳn vào nhân cách của tôi. Nhưng tôi chưa kịp phản ứng gì thì Hùng quay ngoắt đầu xe đi thẳng.
Vậy là đã rõ, Hùng đã nghi ngờ cả bản thân tôi. Tôi buồn lắm, rệu rã đạp xe tới cổng trường, cắp cặp vào lớp ngồi bên người bạn thân cả buổi mà không dám bắt lời. Mỗi khi tôi trộm nhìn sang, vẻ mặt Hùng lại ánh lên sự bất cần và thách thức. Buổi học hôm ấy trôi qua căng thẳng, chậm chạp và mệt nhọc.
Tan học, lần đầu tiên từ khi bước vào ngôi trường mới, tôi một mình đạp xe vội vã về nhà. Mệt mỏi và chán nản, tôi nằm vật ra giường. Chẳng lẽ tình bạn đẹp đẽ của chúng tôi lại đổ vỡ một cách đơn giản thế ư? Không thể được! Tôi phải nghĩ và phải làm rõ "vụ án" này để chứng minh cho sự trong sạch của mình và quan trọng hơn là để cứu vãn tình bạn của chúng tôi.
Những ngày sau đó là những kỷ niệm rất buồn đối với tình bạn của chúng tôi. Tôi không nói và như thế Hùng càng có lý để ngờ vực gian trá của tôi. Nhưng tôi không chấp nhận, tôi cùng một vài bạn nam trong lớp đã lập thành một nhóm quyết tâm phá vụ án này. Không nghi ngờ bạn nào trong lớp, chúng tôi hướng mũi điều tra vào một số người hay qua lại lớp mình. Không ngờ, chỉ không đầy năm buổi học chúng tôi đã tóm được ngay thủ phạm. Tất cả thế là đã rõ, thủ phạm lấy cắp tiền không phải là học sinh của lớp tôi. Những căng thẳng trong lớp tự nhiên không còn nữa, bạn bè lại hòa nhã và vui vẻ với nhau.
Cũng sau hôm ấy, Hùng đã đến tận nhà tôi và xin lỗi. Tôi chỉ cười và nắm chặt hai bàn tay của nó. Tôi không bao giờ ngờ được giữa tôi và Hùng lại có những ngày như thế. Nhưng quả thực sau tất cả những chuyện này, tôi lại cảm thấy càng yêu quý nó hơn...
- Tớ... tớ cảm ơn và xin lỗi cậu. Tớ chỉ đùa thôi.
Hùng không nhìn thẳng vào tôi:
- Tớ biết mình có lỗi và tớ ân hận lắm. Tớ chỉ mong từ bây giờ cậu vẫn coi mình là bạn.
- Cậu ngốc lắm. Tớ có suy nghĩ gì đâu! Tôi an ủi.
Thế đấy kỷ niệm của tôi và Hùng là thế. Đúng là hạnh phúc là một sự đấu tranh. Hay nói đúng hơn, sau những gian nan ta mới hiểu hết ý nghĩa của hai từ hạnh phúc. Tôi tự hào về người bạn của tôi. Tôi yêu quý cả sự ngây thơ và chân thành của nó.
Bài Mẫu Số 7: Em Hãy Kể Lại 1 Kỷ Niệm Sâu Sắc Nhất Về Gia Đình, Bạn Bè, Người Thân, Thầy Cô
Năm nay tôi vào lớp sáu, còn bé Nhi thì bước sang lớp bốn. Bố mẹ Nhi cũng đã về sống với nhau sau hơn một năm sống ly thân. Tôi và Nhi tuy chẳng phải họ hàng nhưng thân thiết lắm! Tất cả bắt đầu từ lần ấy...
Năm ấy, tôi học lớp bốn còn bé Nhi học lớp hai. Tội nghiệp bé Nhi! Bố nó ham mê cờ bạc, rượu chè đi suốt từ sáng đến tối mới về lại còn hay đánh vợ chửi con. Mẹ nó không chịu được, quyết định đưa nó về bà ngoại. Nhà bà ngoại nó ở cuối xóm, cạnh nhà tôi. Thế là anh em quen nhau từ đó.
Một buổi chiều hè, tôi rủ bé đi chơi vì biết bé rất buồn. Tôi hỏi:
- Bây giờ em thích cái gì để anh làm cho?
Bé Nhi nói:
- Anh biết không! Ngày xưa em mơ ước nhà em như một con thuyền lớn. Bố là cột buồm vững chãi còn mẹ là khoang thuyền che chở nắng mưa. Con thuyền nhà em sẽ chở những ước mơ của em đến đích. Vậy mà bây giờ nó chẳng bao giờ có thể thực hiện được.
- Đừng buồn em ạ! Hãy cố gắng lên! Nào, đi! Đi với anh!
Tôi dắt bé Nhi đi hái những lá tre nghẹ thật to để gập thuyền lá thả trôi sông. Tôi cọng lá to nhất gặp một con thuyền thật đẹp tặng bé Nhi. Nhưng Nhi không giữ được, bé thả ngay xuống nước. Nhưng con thuyền lại không trôi. Nó mắc cạn vào ngay đám rong đang bò lổm ngổm ở giữa dòng. Bé Nhi nói:
- Đấy! Gia đình em bây giờ cũng như con thuyền đó, chẳng thể nào nó đi được, chỉ có thể chìm thôi!
Tôi vừa tiếc, lại vừa thương Nhi, bèn cứ mang cả quần áo lội xuống sông vướt chiếc thuyền lên. Nước đến bụng rồi đến cổ. Bỗng "sụt" chân tôi trượt phải một hố bùn giữa sông ngay lúc tôi vừa với được chiếc thuyền. Tôi cố gắng chới với trong khi một tay vẫn dâng chiếc thuyền lên khỏi mặt nước. Mấy phút sau, tôi bò lên được tới bờ khi bụng đã uống no nước nhưng rất may con thuyền không nát. Bé Nhi mặt tái mét nhưng rất ngoan ngoãn nghe tôi nói:
- Em hãy giữ nó làm kỷ niệm và tin rằng có ngày nó sẽ được bơi thoả thích trên sông.
Hôm đó, vì sợ mẹ mắng, tôi và bé Nhi ngồi ở bờ sông cho đến khô quần áo mới dám về.
Đêm, tôi bị sốt cao nhưng vẫn giấu chuyện ban chiều không nói. Mẹ thì cứ tưởng tôi dãi nắng nên bị sốt.
Cũng may sáng hôm sau, tôi đã đỡ nhiều. Ngay hôm bố mẹ nó hoà giải và về sống với nhau, nó rủ tôi đem chiếc thuyền ra sông thả.
Nhưng chiếc thuyền đã không không còn thả được. Thế là anh em tôi mải miết gấp những chiếc thuyền tre khác. Những chiếc thuyền gấp buổi chiều hôm ấy, chiếc nào cũng trôi về tận cuối dòng sông.
Điều bí mật giữa tôi và bé Nhi còn đến tận bây giờ. Đó cũng là kỷ niệm sâu sắc nhất tuổi thơ tôi các bạn ạ!
k mk
Lần cuối con bước ra khỏi cổng trường Lê Quý Đôn, nó như mãi mãi hằn sâu vào trái tim con, như thể con không quay trở về được nữa.
Sáng nay, khi mọi người tung mũ, con không nghĩ rằng con có thể khóc lúc đấy! Một cái gì đó đã khiến con khóc! Con khóc như không hề có một lí do nào cả! Con có cảm giác như lần tung mũ đấy là thời gian cuối cùng ở mái trường này! Cảm giác ùa về thời gian con mới vào trường, thời gian bỡ ngỡ trước thầy cô và bạn bè! Cô và các bạn đã động viên con giúp con trong học tập!….
5 năm trôi qua……
Thời gian ôi, sao trôi nhanh thế? Con chỉ muốn nó chậm lại rồi dừng lại. Con không cầm được nước mắt khi mà mặc trên mình bộ áo cử nhân. Thầy đã cho thả từng quả bóng bay lên kèm theo những ước mơ tuổi học trò! Những quả bóng bay cao, sặc sỡ nhiều màu đem theo những điều ước bay cao và xa. Ôi! Đây là khoảnh khắc con không thể quên mặc dù trí nhớ của con có kém đến đâu.
Cả ngày hôm ấy con đã đếm ngược,đếm ngược thời gian. Hôm nay hình như thời gian trôi nhanh hơn mọi hôm. Chỉ mới vèo đã hết bay 8h đồng hồ cuối cùng còn lại. Thời gian chúng con chia tay thật đáng nhớ. Mấy bạn nam trong lớp thì đương nhiên là mặt vẫn "phởn" như bình thường còn bọn con thì khóc như mưa, như bão, như muốn trôi hết mọi thứ. Con sẽ nhớ mãi, nhớ mãi các bạn lớp mình. Con sẽ nhớ những buổi đánh nhau, cãi nhau, trêu trọc nhau rồi khóc. Đặc biệt, con sẽ nhớ người mẹ của 26 đứa con (cộng thêm em Hà Anh là 27) người đã dành hết tâm huyết dạy dỗ chúng con, chỉ cho con những bước đi đúng đắn để chúng con tiến thêm từng bước vào đời. Con xin cảm ơn tất cả các thầy, các cô, người đã hết lòng quan tâm tới chúng con.
Hôm nay là ngày con sẽ không bao giờ quên!
Lần cuối con bước ra khỏi cổng trường Lê Quý Đôn, nó như mãi mãi hằn sâu vào trái tim con, như thể con không quay trở về được nữa. Sáng nay, khi mọi người tung mũ, con không nghĩ rằng con có thể khóc lúc đấy! Một cái gì đó đã khiến con khóc! Con khóc như không hề có một lí do nào cả! Con có cảm giác như lần tung mũ đấy là thời gian cuối cùng ở mái trường này! Cảm giác ùa về thời gian con mới vào trường, thời gian bỡ ngỡ trước thầy cô và bạn bè! Cô và các bạn đã động viên con giúp con trong học tập!…. 5 năm trôi qua…… Thời gian ôi, sao trôi nhanh thế? Con chỉ muốn nó chậm lại rồi dừng lại. Con không cầm được nước mắt khi mà mặc trên mình bộ áo cử nhân. Thầy đã cho thả từng quả bóng bay lên kèm theo những ước mơ tuổi học trò! Những quả bóng bay cao, sặc sỡ nhiều màu đem theo những điều ước bay cao và xa. Ôi! Đây là khoảnh khắc con không thể quên mặc dù trí nhớ của con có kém đến đâu. Cả ngày hôm ấy con đã đếm ngược,đếm ngược thời gian. Hôm nay hình như thời gian trôi nhanh hơn mọi hôm. Chỉ mới vèo đã hết bay 8h đồng hồ cuối cùng còn lại. Thời gian chúng con chia tay thật đáng nhớ. Mấy bạn nam trong lớp thì đương nhiên là mặt vẫn "phởn" như bình thường còn bọn con thì khóc như mưa, như bão, như muốn trôi hết mọi thứ. Con sẽ nhớ mãi, nhớ mãi các bạn lớp mình. Con sẽ nhớ những buổi đánh nhau, cãi nhau, trêu trọc nhau rồi khóc. Đặc biệt, con sẽ nhớ người mẹ của 26 đứa con (cộng thêm em Hà Anh là 27) người đã dành hết tâm huyết dạy dỗ chúng con, chỉ cho con những bước đi đúng đắn để chúng con tiến thêm từng bước vào đời. Con xin cảm ơn tất cả các thầy, các cô, người đã hết lòng quan tâm tới chúng con. Hôm nay là ngày con sẽ không bao giờ quên!
đoạn văn ấy của bn hay lắm nên mk nghĩ là bn viết thư này tặng thầy cô thì chắc họ sẽ vui lắm bn ạ
Trả lời nekkk
Câu hỏi hơi linh tinh đấy vì đây ko phải câu hỏi.ok
với lại bài j mà nghe ngắn, ít cảm xúc vậy phải viết chi tiết hơn, hay hơn
Mà bạn nghĩ cứ cảm ơn suông vậy thầy cô nào mà vui...Động não tí đi.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Lê Quý Đôn, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của cácthầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Lê Quý Đôn đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.
Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…
Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn yêu quý, phải không các bạn?
Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!
Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh khối 1, 2, 3, 4 chăm ngoan, học giỏi.
Tháng năm sân trường đầy nắng
Nhuộm vàng tiếng ve râm ran
Tháng năm từng chùm hoa phượng
Bất ngờ đỏ rực mênh mang
Tháng năm – mùa hè cuối cùng
Một mùa hè chia li
Cổng trường nghiêng nghiêng im lặng
Dịu dàng nói tạm biệt em…
Năm năm học lặng lẽ trôi qua thật nhanh. Và giờ đây, em sẽ phải nói lời tạm biệt mái trường Tiểu học Lê Quý Đôn thân yêu – nơi chất chứa bao yêu thương, nơi có biết bao người thầy, người cô tâm huyết đưa chúng em đến bến bờ tri thức. Cảm xúc khi sắp phải chia tay với những người cha, người mẹ hiền luôn hết lòng chăm sóc cho đàn con và cả những cô cậu học trò đáng yêu, tinh nghịch thật khó diễn tả bằng lời. Biết bao kỉ niệm buồn vui cùng thầy cô, bạn bè cứ dần hiện về trong tâm trí như những thước phim quay chậm, làm sao có thể phai mờ, làm sao có thể lãng quên,… Lòng bồi hồi, bâng khuâng nhớ lại ngày đầu tiên tới lớp… Vẫn còn đây những e dè, nhút nhát và cả những giọt nước mắt chẳng thể biết lí do. Vẫn còn đây hình ảnh người cô – nhẹ nhàng lau nước mắt, ôm chặt em vào lòng rồi đưa em vào cửa lớp. Và còn đây những tiết học sôi nổi, những ánh mắt thân thương, những tiếng cười giòn giã,… Tất cả, tất cả như mới trong ngày hôm qua. Em thầm cảm ơn các thầy, các cô – những người đã dạy dỗ em trong suốt năm năm qua. Những bài giảng của thầy cô là hành trang không thể thiếu trong cuộc hành trình đến với những ước mơ mà em đã chọn. Em gửi tới thầy cô – những người đưa đò cần mẫn – lời chúc tốt đẹp nhất. Còn các bạn cùng lớp – những người anh em, tớ chúc các cậu luôn thành công trong cuộc sống. Mái trường ơi, cho em gửi một niềm yêu và nỗi nhớ. Sẽ có ngày em về lại nơi đây!…
Năm nay tôi đã học lớp 5! Đây là năm kết thúc quá trình tôi học ở Tiểu học, là năm tôi phải chia tay cô và các bạn cùng lớp. Ngày xa trường, trong tôi có rất nhiều cảm xúc.
5 năm học là thời gian khởi đầu cho quá trình học tập của đời người, với tôi cũng vậy. Nhưng 5 năm là khoảng thời gian để tôi nhớ từng gương mặt của thầy cô tôi, bạn bè tôi. Hiểu được tính cách của những người bạn thân thiết, biết cách nhường nhịn và yêu thương nhau. 5 năm cũng là khoảng thời gian để tôi ghi lại biết bao nhiều kỷ niệm. Tôi không quên lần đi học muốn, không xin phép cô lại trốn vào lớp, không quên lần vì muốn điểm cao mà tranh nhau thước kẻ với bạn cùng bàn làm bạn ấy òa khóc và rồi tôi cũng khóc theo. Tôi cũng không quên được các bạn đến thăm khi tôi bị ốm… Biết bao nhiêu kỷ niệm kéo tôi lại khi tôi nghĩ tới việc phải xa ngôi trường này!
Ngày xa trường, cô chủ nhiệm dặn chúng tôi phải yêu thương, đoàn kết và luôn nhớ về nhau. Chúng tôi bồi hồi xúc động, có những giọt nước mắt đã rơi, có những bạn không kìm được cảm xúc òa lên nức nở. Bọn con trai chúng tôi thì nghẹn ngào nơi cổ họng nhưng đứa nào cũng mang trong mình lòng quyết tâm sẽ cố gắng để không phụ lòng mong đợi của cô.
Nghĩ đến việc phải chia tay, có lẽ ai cũng buồn như tôi vậy! Có bạn sẽ được gặp nhau ở ngôi trường mới, có bạn theo gia đình đi học xa, có bạn được học ở trường chuyên, bấy nhiêu đấy thôi, đủ để tôi luyến tiếc, đủ để tôi níu kéo tất cả, mong muốn mọi người không phải xa nhau, cũng mong muốn luôn nhận được sự chỉ bảo ân tình như người mẹ của cô chủ nhiệm.
Nhưng chia tay, cuối cùng chưa phải là mang lại nỗi buồn, mà chia tay để chúng tôi bước sang một môi trường học tập mới, chúng tôi còn gặp lại nhau và còn cùng nhau cố gắng. Chia tay, cũng chính là khi chúng tôi hoàn thành một cấp học. Và có lẽ sự chuyển cấp đem lại niềm vui cho bố mẹ, thầy cô. Nên đúng như cô chủ nhiệm nói: Các em phải vui lên, vì ngày mai các em còn cùng nhau đồng hành mà.
Sau biết bao cảm xúc, chúng tôi trở nên chững chạc hơn. Chưa khi nào tôi thấy tình thầy- trò, bạn bè lại tha thiết đến như vậy! Chúng tôi chia tay nhau hôm nay để cùng hướng đến một tương lai, để gần đến với ước mơ của mình. Vì vậy, tôi và các bạn quý trọng những tháng ngày được học tập cùng nhau và cũng sẽ quý trọng những khoảng thời gian phía trước.