K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2018

Đây là một đề bài mở. Các em được quyền lựa chọn một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” để nghị luận. Có thể là chi tiết chiếc lược ngà, chi tiết “vết thẹo” trên khuôn mặt của ông Sáu;…
* Sau đây, ad sẽ chọn chi tiết “vết thẹo” trên khuôn mặt của ông Sáu, để giúp các em định hướng được các ý mà mình cần phải có trong bài viết.

I. Mở bài:
– Giới thiệu được tác giả Nguyễn Quang Sáng
– Giới thiệu được tác phẩm “Chiếc lược ngà”.
– Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Chi tiết “vết thẹo” trên khuôn mặt của ông Sáu.

II. Thân bài:
1. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn:
– Truyện ngắn là thể tài văn học gần gũi với đời sống hằng ngày, có tác dụng và ảnh hưởng to lớn đến đời sống và nhu cầu thẩm mỹ của độc giả. Ngoài việc đảm bảo những yêu cầu khắt khe của thể loại như: hình thức tự sự cỡ nhỏ, đảm bảo tính tình huống, nhân vật điển hình, thì truyện ngắn luôn đòi hỏi sự có mặt của các chi tiết nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu.
– Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.
– Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của mình.
=> Đánh giá giá trị của chi tiết “vết thẹo” trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
2. Phân tích:
* Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.
* Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:
– Chỉ vì “vết thẹo” mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt.
– Khi được bà ngoại giải thích về “vết thẹo” trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba.
– Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha
=> Như vậy, chi tiết “vết thẹo” đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.

* Chi tiết nghệ thuật “vết thẹo” góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật:
– Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh.
– Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt.

* Chi tiết “vết thẹo” còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm:
– Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.
– Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể là tình cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.

3. Nhận xét, đánh giá:
– Chi tiết “vết thẹo” trong tác phẩm không chỉ đặc sắc về nội dung, mà còn độc đáo về nghệ thuật.
– Chi tiết cũng góp phần làm cho tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng sống mãi cùng thời gian.

III. Kết bài:

khẳng định lại vấn đề.

2 tháng 2 2021

a. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn:

- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Để làm nên một chi tiết có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.

- Vai trò: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn", tức là chi tiết giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của mình.

b. Phân tích chi tiết "vết thẹo":

* Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.

* Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:

- Chỉ vì "vết thẹo" mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt.

- Khi được bà ngoại giải thích về "vết thẹo" trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba.

- Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha.

=> Như vậy, chi tiết "vết thẹo" đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.

* Chi tiết nghệ thuật "vết thẹo" góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật:

- Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh.

- Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt.

* Chi tiết "vết thẹo" còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm:

- Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.

- Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể là tình cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.

Chi tiết độc đáo và sâu lắng trong Chiếc lược ngà là sự mong mỏi một tiếng gọi "ba" của bé Thu :

Cái mong ước của người cha được nghe con mình gọi "ba" tưởng đơn giản nhưng mà thực ra lại vô cùng khó khăn. Ngay từ khi mới trông thấy con từ xa, anh Sáu đã không thể kìm được tình cảm của mình: "không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên… vội vã bước những bước dài, rồi đứng lại kêu to: "Thu ! Con"… anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòn anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh". Nhưng, những phản ứng của bé Thu, con anh, lại hoàn toàn trái ngược với những gì anh nghĩ: "nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Và khi thấy anh vẫn tiếp tục tiến về phía nó, thì "mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má ! Má!". Những hành động cảm xúc của anh Sáu lẫn bé Thu đều rất đúng với tâm lí của mỗi người, ngẫm kĩ thì khó mà khác được. Đó chính là cái tài của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

16 tháng 5 2021

Giải chi tiết:

1/ Đặt vấn đề:

- Dẫn dắt, nêu ý kiến.

- Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi kháng chiến Việt Nam. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” [in năm 1948]- một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

+ Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc.

- Hai tác phẩm đều có tình huống truyện đặc sắc, đúng như nhận định trên.

2/ Giải quyết vấn đề:

2.1/ Giải thích ý kiến: 

- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách. 

- Ý kiến đã nêu rõ vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm:

+ Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ.

+ Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.

2.2/ Phân tình tình huống truyện trong 2 tác phẩm: 

a/ Tình huống truyện "Làng" của Kim Lân:

* Tình huống truyện:

- Ông Hai - một người nông dân yêu làng, gắn bó với làng phải đi tản cư xa, bỗng nghe tin làng Chợ Dầu mà ông rất mực yêu mến, tự hào đã theo Tây.

- Đây là tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách.

+ Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề.

+ Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.

+ Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân.

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Giúp bộc lộ, khẳng định tình yêu làng của ông Hai - thể hiện rõ qua diễn biến tâm trạng nhân vật:

+ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc: Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi, xấu hổ rồi cúi mặt mà đi, về nhà, ông nằm vật ra giường, tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được, ông khóc, lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian...

+ Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin, ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

- Qua đó, Kim Lân muốn biểu dương tinh thần yêu nước, thủy chung, một lòng tin tưởng Cách mạng cũng như vẻ đẹp chất phác, hồn hậu của người nông dân Việt Nam. 

b/ Tình huống truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng:

* Tình huống truyện:

- Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.

- Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí bởi vết thẹo làm mặt ông Sáu biến dạng, bé Thu không nhận ra cha. Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn. 

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Bộc lộ tính cách của các nhân vật:

+ Bé Thu: một cô bé cá tính, bướng bỉnh, ương ngạnh song rất mực thương cha.

+ Ông Sáu: một người cha hiền từ, yêu con rất mực.

- Làm nổi bật tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong chiến tranh: phân tích nỗi đau khổ của anh Sáu khi con gái không nhận ra mình, không chịu nhận mình và cảnh chia tay đầy nước mắt của 2 cha con.

- Thông qua tình huống, nhà văn đã ngầm lên tiếng tố cáo tội ác của chiến tranh, đồng thời ngợi ca tình cha con, tình cảm gia đình - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. 

3/ Đánh giá chung:

- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. Như vậy, tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm và tính cách của nhân vật. Đồng thời, việc xây dựng tình huống thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.

- Cả 2 tác phẩm đều chứa đựng những tình cảm nhân văn, có sức lay động lòng người.

16 tháng 12 2019

Câu truyện cảm động về tình cha con đã phản ảnh sâu sắc tình cảm con người trong hoàn cảnh chiến tranh đã thể hiện rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm .
Tình huống bé Thu không nhận ba là bất ngờ đầu tiên .Hai cha con không gặp nhau chưa đầy một tuổi cho đến khi kháng chiến kết thúc ,anh trở về đứa con gái tám tuổi không hề nhận ba ,không hề chịu gọi lấy một tiếng ba .Giây phút anh chờ đợi tiếng gọi ba là lúc cha con xa nhau .Anh hứa sẽ về mang tặng con chiếc lược bằng ngà và đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh .Tình cha con sâu nặng bộc lộ trong những tình huống éo le ,ngặt nghèo của bom đạn chiến tranh .Chiếc lược ngà đã có giá trị tố cáo tội ác của chiến tranh đối với cuộc sống của con người .Vết sẹo làm biến dạng khuôn mặt anh sáu ,khiến con bé không nhận ra ba là do chiến tranh .Và thật đau xót cha chưa kịp trao kỉ vật cho người con yêu dấu như lời hứ thì chiến tranh đã cướp đi sinh mạng anh .
Qua việc tác giả tả người con gái tám tuổi bướng bỉnh gan góc ,thể hiện bút pháp tâm lý nhân vật đặc sắc .Với trẻ thơ nó thấy bứ ảnh chụp cùng gia đình lúc nhỏ ba không có vết sẹo mà bây giờ có vết sẹo mà bảo gọi bằbg ba ,nó nhất quyết không chịu nhận ba ,chi tiết gọi " trổng " và chi tiết chắt nước cơm đã khắc họa nổi bậc sự đáo để hồn nhiên của bé Thu ,đặc biệt là chi tiết khi anh sáu gắp cho nó cái trứng cá nó hất đi ,bị ba đánh nó không khóc ,không phá mâm cơm ,không chạy đi mà ngồi im đầu cúi gằm xuống,rồi nó nghĩ gì lại gắp trứng cá lên bỏ vào chén và đứng dậy lên không ngồi nữa .Từ đó ta thấy nó sau này thực sự gan góc ,bướng bỉnh qua cô gái giao liên Thu .Sau đó ta thấy cha nó lên đường nó lại đổi khác ,con bé như bị bỏ rơi ,vẻ mặt của nó có cái gì khác khác ,không bướng mà nét mặt như buồn rầu nhưng với trẻ thơ ta thấy cái buồn rất dễ thương ,đôi mi uốn cong và không hề chớp ,đôi mắt nó to hơn ,cái nhìn của nó không ngơ ngác ;không lạ lùng ,nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa .Rồi thì ta thấy sau đó nó gọi tiếng Ba kéo dài ,tiếng kêu của nó rất xót xa ,nó cố đè nén bao nhiêu năm nay ,thèm được gọi ,vừa chạy xô tới như một con sóc ,nó ôm chạt cổ ba nó .Khi tiếng gọi cha đó ta thấy nó rất thiêng liêng ,quý giá bởi đón chờ đó là cả tấm lòng cao đẹp ,thương yêu co vô hạn của người cha .
Rồi thì ,câu chuyện cảm động đã xảy ra ,khi anh chưa kịp thực hiện được ý nguyện cuối cùng của anh sáu trước lúc hi sinh .Người cha ấy vui mừng hớn hở nhủ trẻ bắt được quà khi tìm được khúc ngà để làm lược tặng con gái như lời hứa lúc ra đi .Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc ,gò lưng ,tẩn mẩn khắc từng nét " Yêu nhớ tặng Thu con của ba " ,nơi rừng sâu nỗi nhớ ấy dồn cả vào công việc ấy ,nâng niu ngắm nghía nó ,chưa chải được cho con nhưng như đã gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh .Nó là biểu tượng của tình yêu thương con ,săn sóc của người cha dành cho con gái ,không ai hiểu nhau bằng tình đồng đội và rồi người trao lược không phải là cha mà coi như là cha thật vậy
Chiếc lược ngà đã đạt giá trị sâu sắc cả về nội dung và hình thức ,se còn gây được xúc động cho cả mọi chúng ta và trong tương lai .

§ Phân tích, chứng minh

- Việc sáng tạo tình huống độc đáo giúp nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật:

Làng: Đặt ông Hai vào tình huống đặc biệt như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật tình cảm yêu làng sâu sắc, thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai:

Nỗi nhớ, lòng khao khát được trở về làng.

Nỗi đau đớn, giằng xé của ông Hai khi nghe tin làng theo Tây.

Niềm vui sướng của ông Hai khi nghe tin làng theo Tây được cải chính.

Chiếc lược ngàTình huống truyện giúp nhà văn thể hiện rõ nét tình thương con sâu sắc của anh Sáu và nét tính cách đặc biệt của bé Thu:

Trong phút đầu gặp lại con sau nhiều năm xa cách, anh Sáu đã không kìm được nỗi vui mừng nhưng trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của anh, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh.

Trong ba ngày ngắn ngủi, anh Sáu càng muốn được gần con, khao khát được nghe con gọi tiếng “ba” thì bé Thu càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách và kiên quyết không gọi anh là ba.

Cách ứng xử của bé Thu với anh Sáu như vậy chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong giờ phút chia tay, tình cảm sâu sắc của bé Thu đối với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt.

Tình cảm của anh Sáu đối với bé Thu được biểu hiện tập trung và sâu sắc lúc anh ở khu căn cứ. Lời dặn của con đã thúc đẩy anh nghĩ đến việc làm chiếc lược ngà cho con. Có chiếc lược, anh nguôi ngoai nỗi nhớ con và càng mong sớm gặp lại con. Nhưng anh đã hi sinh khi chưa kịp trao tận tay món quà ấy cho con gái.

- Tình huống truyện cũng giúp nhà văn bộc lộ sâu sắc ý đồ tư tưởng của mình:

Làng: Kim Lân ca ngợi tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của người nông dân Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Chiếc lược ngà: Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh; nhà văn còn giúp ta hiểu thêm những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.