K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 6 2021

Một trong những điều kiện thúc đẩy sự hình thành xu thế liên kết khu vực ở Tây Âu từ những năm 50 của thế kỉ XX là

A. nhu cầu hợp tác giữa các nước để tăng khả năng cạnh tranh về kinh tế.

 

B. tác động của xu thế hòa hoãn Đông-Tây đang lan rộng ở châu Âu.

 

C. tác động của xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.

 

D. nhu cầu hợp tác giữa các nước để thành lập một liên minh quân sự.

 

12 tháng 6 2021

B. tác động của xu thế hòa hoãn Đông-Tây đang lan rộng ở châu Âu.

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế...
Đọc tiếp

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn. 

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. 

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

1
11 tháng 8 2019

Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

Ai biết câu nào trả lời dùm mình câu đó, chân thành cảm ơn lun!1. Hãy cho biết Quốc hiệu- Kinh đô nước ta từ thời Hung Vương đến thời Nguyễn2. Hãy cho biết tên các triều đại phong kiến nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX3. Tên các bộ luật của nước ta thời phong kiến. Luật pháp có cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta không? Vì sao?4. Nêu các hình thức tổ chức quân đội...
Đọc tiếp

Ai biết câu nào trả lời dùm mình câu đó, chân thành cảm ơn lun!

1. Hãy cho biết Quốc hiệu- Kinh đô nước ta từ thời Hung Vương đến thời Nguyễn

2. Hãy cho biết tên các triều đại phong kiến nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX

3. Tên các bộ luật của nước ta thời phong kiến. Luật pháp có cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta không? Vì sao?

4. Nêu các hình thức tổ chức quân đội nước ta thời phong kiến. Quân đội gi74 vai trò như thế nào trong xây dựng và phát triển đất nước?

5. Em hiểu thế nào là "cày tịch điền"? Này nay chúng ta phục dựng lễ này nhằm mục đích gì?

6. Em hiểu thế nào là văn hóa- văn minh? Em có thể nêu các thành tự của văn minh Đại Việt

7. Điền vào bảng:

Nội DungQuân xâm lược, đô hộTrận đánh tiêu biểu
Ngô Quyền  
Lê Hoàn  
Lý Thường Kiệt  
Trần Hưng Đạo  
Lê Lợi  
Nguyễn Huệ- Quang Trung  

8. Em có đánh giá (ưu điểm- hạn chế) như thế nào về giáo dục Nho học nước ta qua các thời kì X- XV, XVI- XVIII, XIX

9. Hãy kể một câu truyện cười dân gian- ít nhất 10 câu tục ngữ- 5 câu ca dao mà em biết?

10. Học lịch sử Việt Nam em ấn tượng nhất điều gì? Vì sao

6
19 tháng 3 2016

Bạn Hữu Tình học 10a1 hả??

 

17 tháng 3 2016

Cái này là sử lớp 7 nhưng mình chưa học đến Ng~ Huệ Quang Trung(chỉ hok 1 phần)

Nội dung

Anh

Pháp

Đức

Cách mạng công nghiệp bắt đầu vào khoảng những năm 60 của thế kỉ XVIII.

X

Cách mạng công nghiệp bắt đầu vào khoảng những năm 30 của thế kỉ XIX.

X

Cách mạng công nghiệp bắt đầu vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XIX.

X

Lò luyện gang đầu tiên được xây dựng ở nước này.

X

Được coi là công xưởng của thế giới.

X

26 tháng 7 2018

Hãy điền dấu X vào cột dọc sao cho đúng với cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp và Đức thế kỉ XVIII – XIX

Nội dung

Anh

Pháp

Đức

Cách mạng công nghiệp bắt đầu vào khoảng những năm 60 của thế kỉ XVIII.

X

Cách mạng công nghiệp bắt đầu vào khoảng những năm 30 của thế kỉ XIX.

X

Cách mạng công nghiệp bắt đầu vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XIX.

X

Lò luyện gang đầu tiên được xây dựng ở nước này.

X

Được coi là công xưởng của thế giới.

X

Hãy điền thời gian cho phù hợp với các sự kiện lịch sử trong bảng dưới đây: Thời gian Sự kiện lịch sử Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời ...
Đọc tiếp

Hãy điền thời gian cho phù hợp với các sự kiện lịch sử trong bảng dưới đây:

Thời gian

Sự kiện lịch sử

Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập

Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời

Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập

Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời

Đại hội đại biếu lần thứ II của Đảng

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

Cuộc Tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

Hiệp định Pari vế Việt Nam được kí kết

Miền Nam được hoàn toàn giải phóng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng - mở đầu giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng - mở đầu công cuộc đổi mới đất nước

Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

2
11 tháng 7 2018

Hãy điền thời gian cho phù hợp với các sự kiện lịch sử trong bảng dưới đây:

Thời gian

Sự kiện lịch sử

1911

Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam

1925

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập

1929

Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời

1930

Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập

1935

Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương

1944

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập

1945

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời

1951

Đại hội đại biếu lần thứ II của Đảng

1954

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi

1960

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

1968

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

1972

Cuộc Tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

1973

Hiệp định Pari vế Việt Nam được kí kết

1975

Miền Nam được hoàn toàn giải phóng

1976

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng - mở đầu giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

1977

Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc

1986

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng - mở đầu công cuộc đổi mới đất nước

1995

Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

2007

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

2009

Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Thời gian

Sự kiện lịch sử

Giữa 1920

Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam

6/1925

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập

1929

Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời

2/1930

Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập

3/1935

Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương

22/12/1994

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập

2/9/1945

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời

2/1959

Đại hội đại biếu lần thứ II của Đảng

7/1954

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi

9/1960

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

1968

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

1975

Cuộc Tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

1973

Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết

1975

Miền Nam được hoàn toàn giải phóng

12/1976

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng - mở đầu giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

9/1977

Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc

12/1986

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng - mở đầu công cuộc đổi mới đất nước

7/1995

Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

2006

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

10/2017

Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

14 tháng 4 2020

Câu 2: So sánh chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ, Việt nam hóa chiến tranh của Mĩ :

Về điểm giống nhau.

+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.

+ Đều bị thất bại.

Khác nhau:

Về lực lượng tham chiến chính .

+ Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn.

+ Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.

+ Việt Nam hóa chiến tranh: Chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần vè nước.

Về địa bàn diễn ra.

+ Chiến tranh đặc biệt: miền Nam.

+ Chiến tranh cục bộ: vưùa bình định Miền Nam vưùa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.

+ Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương.

Về thủ đoạn cơ bản.

+ Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.

+ Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.

+ Việt Nam hoá chiến tranh: Dùng ngưòi Việt trị ngưòi Việt, dùng người Đông Dương đánh ngưòi Đông Dương, rút dần quân Mĩ để gảim xương máu cho ngưòi Mĩ thực hiện âm mưu "thay màu da đổi xác chết".

Về tính chất ác liệt:

Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trưục tiếp huy động quân viẽn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.

Sau chiến luợc Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.

14 tháng 4 2020

Câu 1: A/c hãy so sánh những điểm giống và khác nhau trong chiến luộc chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ của Mĩ theo các tiêu chí sau:

*Giống nhau

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ.

- Đều bị thất bại.

* Khác nhau:

Đặc điểm

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

Âm mưu

“dùng người Việt đánh người Việt”.

Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.

Thủ đoạn và hành động

“Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”

Lực lượng tham gia

Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mĩ

Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mĩ và quân đồng minh.

Địa bàn

Miền Nam

Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Tính chất ác liệt

Không ác liệt bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc.


Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay...
Đọc tiếp

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

1
19 tháng 12 2019

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Nội dung

Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941)

Hoàn cảnh lịch sử

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi quan trọng. Đảng ta chủ trương chuyển hướng chỉ đọa chiến lược, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. mở đầu cho sự chuyển này là Hội nghị Trung ương Đảng VI (11/1939).

- Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì

- Các cuộc nổi dậy nối tiếp nổ ra ở ba miền của đất nước, do nhiều tầng lớp nhân dân và binh lính tham gia, nêu cao tinh thần bất khuất của dân tộc.

- 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.

Xác định kẻ thù

Pháp - Nhật

Pháp - Nhật

Nhiệm vụ

Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc ở Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc .

Khẩu hiệu

- Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc và địa chủ, phản bội quyền lợi dân tộc, chông tô cao, lãi nặng.

-Thay khẩu hiệu “Thành lập chính quyền Xô Viết công nông binh” bằng khẩu hiệu “Chính phủ dân chủ cộng hòa”.

- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất ,nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng .

Hình thức mặt trận

Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương

Ngày 19/05/1941, thành lập Mặt trận Việt Minh

Ý nghĩa

Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu , đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước .

Hội nghị Trung ương 8 đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược và sách lược đề ra từ Hội nghị Trung ương (11/1939):

+ Giương cao hơn nữa và đặt ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

+ Giải quyết vấn đề dân tộc trong từng nước Đông Dương.

+ Chủ trương tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

18 tháng 2 2020
Nội dung Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939 Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941)
Hoàn cảnh lịch sử

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi quan trọng. Đảng ta chủ trương chuyển hướng chỉ đọa chiến lược, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. mở đầu cho sự chuyển này là Hội nghị Trung ương Đảng VI (11/1939).

- Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.

- Các cuộc nổi dậy nối tiếp nổ ra ở ba miền của đất nước, do nhiều tầng lớp nhân dân và binh lính tham gia, nêu cao tinh thần bất khuất của dân tộc.

- 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.

Xác định kẻ thù Thực dân Pháp Thực dân Pháp và phát xít Nhật
Nhiệm vụ

Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc ở Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc.
Khẩu hiệu

- Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc và địa chủ, phản bội quyền lợi dân tộc, chông tô cao, lãi nặng.

-Thay khẩu hiệu “Thành lập chính quyền Xô Viết công nông binh” bằng khẩu hiệu “Chính phủ dân chủ cộng hòa”.

- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất ,nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng .
Hình thức mặt trận Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương Ngày 19/05/1941, thành lập Mặt trận Việt Minh
Ý nghĩa Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu , đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.

Hội nghị Trung ương 8 đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược và sách lược đề ra từ Hội nghị Trung ương (11/1939):

+ Giương cao hơn nữa và đặt ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

+ Giải quyết vấn đề dân tộc trong từng nước Đông Dương.

+ Chủ trương tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.