Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
– Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
– Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
– Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
– Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
– Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.
Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Khác với thế hệ cha anh hướng về Trung Quốc và Nhật Bản, Người quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.
Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Tại đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước. Người tham gia buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học. Người còn tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những biến chuyển mạnh mẽ.
Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Cậu nên đăng từng hình ảnh một và chụp lại hình nha.Nếu ko nhìn loạn quá
Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ
Với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mỹ, giai cấp thống trị Anh tìm cách kìm hãm nó bằng việc ban hành một số những đạo luật khắt khe, buộc nhân dân Bắc Mỹ phải thi hành. Năm 1699 cấm xuất cảng len từ đất Mỹ, chỉ cho phép bán tại nơi sản xuất. Năm 1776, nghị viện Anh ra quyết định buộc phải đưa sang hải cảng Anh những hàng hóa từ thuộc địa muốn xuất cảng sang các nước khác, nghiêm cấm việc buôn bán đường... Ngoài ra, năm 1763 vua Anh còn ban hành đạo luật cấm khai khẩn đất đai ở phía tây dãy Alleghenies, điều này đụng chạm đến quyền lợi của những người Indians và dân tự do.
Ðến 1765, chính quyền Anh lại ban bố luật thuế tem: mọi giấy tờ phải đến cơ quan trước bạ để chịu thuế. Việc ban bố đạo luật này coi như vi phạm đến chính quyền các bang, vì các bang đòi phải có sự đồng ý của nhân dân thuộc địa. Thực chất của vấn đề thuế tem là quyền hạn của thuộc địa. Một đại hội bàn về thuế tem được triệu tập tại New york. Ðại hội yêu cầu quốc hội Anh bãi bỏ những đạo luật vừa ban hành đồng thời phát động một phong trào tẩy chay hàng Anh. Trước sự phản kháng của nhân dân thuộc địa, quốc hội Anh buộc phải bãi bỏ thuế tem.
Tháng 10. 1773, ba chiếc tàu chở chè của công ty Ðông Âún vào cảng Boston, nhân dân Boston cải trang làm người Indians, tấn công 3 chiếc tàu và ném các thùng chè xuống biển (trị giá 100.000 bảng). Chính phủ Anh ra lệnh đóng cửa cảng Boston, không cho tàu buôn vào. Tướng Gages được cử sang làm tổng tư lệnh quân đội Anh ở Bắc Mỹ.
Tháng 4. 1774 chính quyền Anh lại ban hành những đạo luật khác gây nên một phong trào chống Anh rộng rãi trong quần chúng và thúc đẩy chiến tranh bùng nổ.
Vì sao người Mĩ nói Tiếng Anh
Nước Mỹ và nước Anh là 2 nước nhưng nói chung 1 thứ tiếng vì Mỹ vốn là thuộc địa của Anh. Từ khi Columbo phát hiện châu Mỹ năm 1492 thì dân châu Âu kéo nhau sang tân thế giới lập thuộc địa. Đến thế kỉ 18 thì ở chỗ nước Mĩ bây giờ là thuộc địa của Anh, gồm 13 bang. Năm 1776, Mĩ tuyên bố độc lập với Anh và từ đó thành 2 nước. Nói chung người Mĩ có nguồn gốc từ Anh nên Mĩ nói tiếng Anh, nhưng sau thời gian dài, tiếng Anh-Mĩ có những điểm khác biệt với tiếng Anh-Anh.
Nói theo nghĩa thường hiểu, phát triển là phát triển về kinh tế thì Mĩ là nước đứng đầu thế giới từ thế kỉ 19.
Ngoài ra, cách sống của 2 bộ phận này có nhiều nét chung do cùng nguồn gốc nhưng nói chung cách sống của người Mĩ "thoáng" hơn của người Anh. Người Mĩ đề cao tự do cá nhân hơn người Anh và sống thực dụng hơn. Tất nhiên đó là nhận xét chung, còn với mỗi công dân lại có tính cách và cách sống riêng, không thể "vơ đũa cả nắm".
Vì sao nền kinh tế Mĩ giai đoạn cuối TK 19 - đầu TK 20 phát triển mạnh mẽ ?
Vì Mĩ lợi dụng chiến tranh giữa các nước, bán vũ khí ( bom, mìn , súng, đạn, xe tăng, B52,..), thu về lợi nhuận cao
Chúc bạn thi tốt!^^
Tích cực: đưa nền kinh tế phát triển, chuyển từ lao động thủ công sang lao động máy móc.
Tiêu cưc: gây ra chiến tranh, thiệt hại nhà cửa, đời sống nhân dân khốn khổ