K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2016
                                   LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
 
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản
a) Tính liên kết của văn bản
- Hãy đọc đoạn văn sau:
Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.
- Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết như vậy thì En-ri-cô có thể hiểu được điều bố muốn nói chưa?
- Nếu En-ri-cô chưa hiểu được điều bố muốn nói thì tại sao? Hãy xem xét các lí do sau:
+ Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp;
+ Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng;
+ Vì các câu văn chưa gắn bó với nhau, liên kết lỏng lẻo.
- Vậy, muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có phẩm chất gì?
Gợi ý: Các câu trong đoạn văn, nếu tách rời, đều là những câu hoàn chỉnh, nội dung rõ ràng. Nhưng cả đoạn, với sự nối kết các câu lỏng lẻo, thì ý nghĩa không được biểu đạt rõ ràng. Muốn để người khác hiểu được ý của mình, ngoài việc tạo ra những câu đúng, người viết (nói) còn phải tổ chức mối liên kết chặt chẽ giữa các câu.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản
a) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.
Gợi ý: Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể sửa đoạn văn như sau:
Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Con biết không, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người ấy có đáng để con cư xử như thế không? Bố rất buồn vì hành động của con. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.
b) Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn sau và sửa lại:
Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Gợi ý: Hãy đọc và so sánh đoạn văn trên với đoạn văn đã sửa dưới đây:
Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
- Đoạn văn đã được sửa lại như thế nào?
- Sự liên kết về ý nghĩa giữa các câu phải được thể hiện ra bằng ngôn ngữ, thiếu sự liên kết trên phương diện ngôn ngữ, mối liên kết giữa các câu sẽ không được đảm bảo.
c) Qua hai đoạn văn trên, hãy tự rút ra:
- Một văn bản như thế nào thì được xem là có tính liên kết?
- Các câu trong văn bản phải sử dụng những phương tiện gì để văn bản có tính liên kết?
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Nhận xét về trình tự các câu văn trong đoạn văn dưới đây:
(1) Một quan chức của thành phố đã kết thúc buổi lễ phát thưởng như sau: (2) Và ông đưa tay chỉ về phía các thầy giáo, cô giáo ngồi trên các hành lang. (3) Các thầy, các cô đều đứng dậy vẫy mũ, vẫy khăn đáp lại, tất cả đều xúc động về sự biểu lộ lòng mến yêu ấy của học sinh. (4) "Ra khỏi đây, các con ạ, các con không được quên gửi lời chào và lòng biết ơn đến những người đã vì các con mà không quản bao mệt nhọc, những người đã hiến cả trí thông minh và lòng dũng cảm cho các con, những người sống và chết vì các con và họ đây này!". (5) Nghe lời kêu gọi cảm động, đáp ứng đúng những tình cảm của mình, tất cả học sinh đều đứng dậy, dang tay về phía các thầy, các cô.
Gợi ý: Trình tự các câu trong đoạn văn cũng thể hiện diễn biến của sự việc, đảo lộn trật tự này sẽ dẫn đến phá vỡ liên kết. Trật tự hợp lí của các câu phải là: (1) à (4) à (2) à (5) à(3).
2. Đoạn văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao?
Tôi nhớ đến mẹ tôi "lúc người còn sống tôi lên mười". Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.
Gợi ý: Một đoạn văn được xem là có tính liên kết tức là phải đảm bảo sự nối kết chặt chẽ giữa các câu trên cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ. Hai phương diện liên kết này không thể tách rời nhau. Ở bề mặt ngôn ngữ, thoạt xem, đoạn văn trên có vẻ liên kết, nhưng thực ra các câu không thống nhất trong một nội dung ý nghĩa.
3. Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây để các câu liên kết chặt chẽ với nhau:
Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của ... và nhớ lại ngày nào ... trồng cây, ... chạy lon ton bên bà. ... bảo khi nào cây có quả ... sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho ..., nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. ... bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.
(Theo Nguyễn Thị Thuỷ Tiên, Những bức thư đoạt giải UPU)
Gợi ýcháucháuThế là.
4. Tại sao khi hai câu văn sau bị tách ra khỏi đoạn thì chúng trở nên lỏng lẻo về mặt liên kết:
"Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con."
(Cổng trường mở ra)
Gợi ý: Thực ra, không hẳn là hai câu văn trên không có mối liên hệ nào với nhau dù một câu nói về mẹ, một câu nói về con. Đứng cạnh nhau, chúng đã có thể gợi ra: câu sau là nguyên nhân của của câu trước. Nhưng để có thể hiểu về mối quan hệ giữa hai câu một cách rõ ràng, chúng phải được đặt trong sự liên kết với câu tiếp theo: "Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng,...".
5. Em có liên hệ gì giữa câu chuyện về Cây tre trăm đốt và tính liên kết của văn bản?
 
Gợi ý: Trăm đốt tre, nếu tách rời nhau, cũng không thành một cây tre được. Phải nhờ có phép màu của Bụt nối các đốt tre lại với nhau thì anh trai cày mới có được một cây tre thực sự. Liên kết trong văn bản cũng vậy. Các đoạn, các câu không được tổ chức gắn kết với nhau thì không thể có văn bản hoàn chỉnh. Các đoạn, câu tựa như những đốt tre, văn bản như cây tre vậy.
 
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
 
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản
a) Tính liên kết của văn bản
- Hãy đọc đoạn văn sau:
Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.
- Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết như vậy thì En-ri-cô có thể hiểu được điều bố muốn nói chưa?
- Nếu En-ri-cô chưa hiểu được điều bố muốn nói thì tại sao? Hãy xem xét các lí do sau:
+ Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp;
+ Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng;
+ Vì các câu văn chưa gắn bó với nhau, liên kết lỏng lẻo.
- Vậy, muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có phẩm chất gì?
Gợi ý: Các câu trong đoạn văn, nếu tách rời, đều là những câu hoàn chỉnh, nội dung rõ ràng. Nhưng cả đoạn, với sự nối kết các câu lỏng lẻo, thì ý nghĩa không được biểu đạt rõ ràng. Muốn để người khác hiểu được ý của mình, ngoài việc tạo ra những câu đúng, người viết (nói) còn phải tổ chức mối liên kết chặt chẽ giữa các câu.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản
a) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.
Gợi ý: Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể sửa đoạn văn như sau:
Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Con biết không, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người ấy có đáng để con cư xử như thế không? Bố rất buồn vì hành động của con. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.
b) Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn sau và sửa lại:
Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Gợi ý: Hãy đọc và so sánh đoạn văn trên với đoạn văn đã sửa dưới đây:
Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
- Đoạn văn đã được sửa lại như thế nào?
- Sự liên kết về ý nghĩa giữa các câu phải được thể hiện ra bằng ngôn ngữ, thiếu sự liên kết trên phương diện ngôn ngữ, mối liên kết giữa các câu sẽ không được đảm bảo.
c) Qua hai đoạn văn trên, hãy tự rút ra:
- Một văn bản như thế nào thì được xem là có tính liên kết?
- Các câu trong văn bản phải sử dụng những phương tiện gì để văn bản có tính liên kết?
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Nhận xét về trình tự các câu văn trong đoạn văn dưới đây:
(1) Một quan chức của thành phố đã kết thúc buổi lễ phát thưởng như sau: (2) Và ông đưa tay chỉ về phía các thầy giáo, cô giáo ngồi trên các hành lang. (3) Các thầy, các cô đều đứng dậy vẫy mũ, vẫy khăn đáp lại, tất cả đều xúc động về sự biểu lộ lòng mến yêu ấy của học sinh. (4) "Ra khỏi đây, các con ạ, các con không được quên gửi lời chào và lòng biết ơn đến những người đã vì các con mà không quản bao mệt nhọc, những người đã hiến cả trí thông minh và lòng dũng cảm cho các con, những người sống và chết vì các con và họ đây này!". (5) Nghe lời kêu gọi cảm động, đáp ứng đúng những tình cảm của mình, tất cả học sinh đều đứng dậy, dang tay về phía các thầy, các cô.
Gợi ý: Trình tự các câu trong đoạn văn cũng thể hiện diễn biến của sự việc, đảo lộn trật tự này sẽ dẫn đến phá vỡ liên kết. Trật tự hợp lí của các câu phải là: (1) à (4) à (2) à (5) à(3).
2. Đoạn văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao?
Tôi nhớ đến mẹ tôi "lúc người còn sống tôi lên mười". Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.
Gợi ý: Một đoạn văn được xem là có tính liên kết tức là phải đảm bảo sự nối kết chặt chẽ giữa các câu trên cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ. Hai phương diện liên kết này không thể tách rời nhau. Ở bề mặt ngôn ngữ, thoạt xem, đoạn văn trên có vẻ liên kết, nhưng thực ra các câu không thống nhất trong một nội dung ý nghĩa.
3. Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây để các câu liên kết chặt chẽ với nhau:
Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của ... và nhớ lại ngày nào ... trồng cây, ... chạy lon ton bên bà. ... bảo khi nào cây có quả ... sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho ..., nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. ... bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.
(Theo Nguyễn Thị Thuỷ Tiên, Những bức thư đoạt giải UPU)
Gợi ýcháucháuThế là.
4. Tại sao khi hai câu văn sau bị tách ra khỏi đoạn thì chúng trở nên lỏng lẻo về mặt liên kết:
"Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con."
(Cổng trường mở ra)
Gợi ý: Thực ra, không hẳn là hai câu văn trên không có mối liên hệ nào với nhau dù một câu nói về mẹ, một câu nói về con. Đứng cạnh nhau, chúng đã có thể gợi ra: câu sau là nguyên nhân của của câu trước. Nhưng để có thể hiểu về mối quan hệ giữa hai câu một cách rõ ràng, chúng phải được đặt trong sự liên kết với câu tiếp theo: "Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng,...".
5. Em có liên hệ gì giữa câu chuyện về Cây tre trăm đốt và tính liên kết của văn bản?
 
Gợi ý: Trăm đốt tre, nếu tách rời nhau, cũng không thành một cây tre được. Phải nhờ có phép màu của Bụt nối các đốt tre lại với nhau thì anh trai cày mới có được một cây tre thực sự. Liên kết trong văn bản cũng vậy. Các đoạn, các câu không được tổ chức gắn kết với nhau thì không thể có văn bản hoàn chỉnh. Các đoạn, câu tựa như những đốt tre, văn bản như cây tre vậy.
 
 
24 tháng 8 2016

a) Hãy xắp xếp các văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn hoành chỉnh :

1. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ? 2. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. 3. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. 1

26 tháng 12 2019

Nghệ thuật

+ Lựa chọn hình thức tự bậc bạch như những dòng nhật lí của người mẹ nói với con

+ Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm

26 tháng 12 2019

cảm ơn bạn nhiều 😃😃

6 tháng 11 2018

Vì giun đào đất theo 2 kiểu như sau:

+Kiểu 1:khi đất ẩm và tơi,vòi miệng giun vuwon ra như mũi dài,cắm vào đất rồi thành cơ đầu phồng lên làm lỗ đào rộng ra.THÀNH Lỗ đc phần sau cơ thể miét cho nhẵn và tròn trịa

+Kiểu 2:Khi gặp đất khô và cứng giun tiết chất nhầy làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.Qua ống tiếu hóa của giun,chất mùn đc tiêu hóa,đất thải qua hạu môn,đùn trên mặt đaát thành đống vụn kổn nhổn.Cứ nhưu thế giun đào đất suốt đời sống của mình

Mọi người dù k quen bít nhưng hãy yêu thương nhau vì cùng là người 1 nước

mik giải thik hơi dở ha,thông cảm nha

k đi k đi đừng ngại ngùng

4 tháng 4 2020

lên mạng lọc ý rồi viết thành bài văn là xong á

19 tháng 3 2021

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. "Có công mài sắt có ngày nên kim" cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tục ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngồi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu cây kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tục ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

bạn tham khảo bài này rồi lựa lọc ý kiến nha,nếu thik cho mik 1 tk nha

22 tháng 9 2016

bạn tham khảo bài này nhé
Từ khi về nhà ngoại theo mẹ, Thuỷ sống đầy đủ không phải lo điều gì cả nhưng lúc nào trên khuôn mặt nhỏ nhắn xinh xinh ấy cũng hiện lên một nỗi buồn sâu thăm thẳm bên trong. Mẹ Thuỷ thấy con mình như vậy cũng có phần nào buồn bã và hối hận về việc ly hôn của mình mà ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái. Còn về phần Thành thì tâm trạng cũng không khác gì Thuỷ. Khi rảnh rỗi Thành cũng ngồi xuống gốc cây sau vườn và buồn bã, nghĩ về em gái và người mẹ thân yêu, nỗi đau ấy như có gì đang chắn ngang cuộc sống vốn yên bình vui vẻ của Thành vậy. Được một tuần sau cái ngày thảm hoạ ấy thì Thành được ba dẫn về Long An chơi để khuây khoả tinh thần, gần với nhà ngoại của hai mẹ con Thuỷ đang ở. Vẫn như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng Thuỷ lại đem thúng hoa quả ra ngoài chợ ngồi bán, còn Thành thì đước ba cho một ít tiền để vào chợ mua đồ. Thật tình cờ, hai anh em đã gặp nhau, cả hai đều rất đỗi vui mừng, cười tít cả mắt và la lên sung sướng. Cả hai đã tìm một chỗ để ngồi nói chuyện lúc trước nhưng cứ nói hay nghĩ về sự việc ba mẹ chia tay thì ai cũng xót xa, đau buồn. Chợt một ý tưởng loé lên trong đầu và lên kế hoạch để giúp ba mẹ có thể trớ lại với nhau.

tiếp bạn nghĩ nha

 

22 tháng 9 2016

pạn ơi, chỉ kể về thành hoặc thủy thôi

 

8 tháng 11 2016

Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.

Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.

Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.

Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.

Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.

Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.

8 tháng 11 2016

Từ khi bước chân vào môi trường học đường, tôi đã được làm quen và tiếp xúc với rất nhiều bạn bè. Mỗi người bạn có một vẻ khác nhau và đối với mỗi người tôi lại dành cho họ những tình cảm quý mến khác nhau. Nhưng trong rất nhiều những người bạn mà tôi quý mến ấy, người bạn mà tôi yêu quý nhất , người luôn đồng hành với tôi trong mọi niềm vui, nỗi buồn , không thể có từ nào thích hợp hơn hai tiếng “bạn thân’ để nói về bạn, đó là Minh Anh. Minh Anh học cùng với tôi ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường. Tôi và bạn chơi với nhau cũng từ những ngày đó, nhưng để trở thành bạn thân thì tôi không nhớ rõ từ khi nào nữa. Tôi chỉ biết rằng hằng ngày chúng tôi đèo nhau đi học trên một chiếc xe đạp và có tâm sự trong lòng thì người đầu tiên tôi tìm đến là Minh Anh. Minh Anh trong mắt tôi là một cô bạn hết sức dễ thương và đáng mến. Bạn có đôi mắt to, khuôn mặt thanh tú với điểm nhấn là cái mũi dọc dừa xinh xinh. Nhưng có lẽ trong muôn vàn những thứ đáng chú ý ấy thìgây ấn tượng với tôi hơn cả là vầng trán cao biểu lộ sự thông minh, lanh lợi của bạn. Minh Anh học rất giỏi, bạn lại là cây văn nghệ xuất sắc của lớp. Mỗi lần lớp có chương trình văn nghệ thì bạn là người tư tin xung phong đầu tiên. Tôi và các bạn trong lớp đều rất thích nghe Minh Anh hát. Mỗi khi tới lượt bạn biểu diễn thì trong lớp dường như không có lấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng hát trong trẻo như chim sơn ca của bạn. Tiếng hát ấy như xua tan hết mọi mệt nhọc sau mỗi giờ Văn, giờ Toán căng thẳng. Tôi quý Minh Anh lắm,may mắn nhất của tôi có lẽ là được làm bạn thân của bạn. Tôi còn tự hào vì có người bạn thân luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác như Minh Anh. Trong lớp, dù chỉ chơi thân với tôi nhưng không có nghĩa là bạn không hòa đồng với mọi người. Nhắc đến Minh Anh, không ai có thể quênđược hình ảnh cô lớp phó học tập gương mẫu. Nhìn khuôn mặt bạn lấm tấm mồ hôi mà vẫn say sưa giảng lại mấy bài tập khó cho các bạn trong lớp, tôi càng thêm khâm phục và yêu quý bạn hơn. Nhiều lúc chúng tôi cứ ngỡ Minh Anh chính là cô giáo nhỏ của mình. Dáng người nhanh nhẹn với nụ cười luôn thường trực trên môi cũng không che lấp được hoàn cảnh khó khăn của bạn. Nhà Minh Anh không khá giả lắm. Lại là chị lớn trong gia đình nên hàng ngày bạn phải phụ giúp ba mẹ trông nom quán ăn nhỏ. Thời g ian dành cho việc học không có nhiều mà bạn vẫn học rất giỏi, tôi hiểu bạn đã khéo léo biết bao trong việc sắp xếp một thời gian biểu phù hợp. Thương biết bao nhiêu cái dáng h ình nhỏ bé mà vẫn nhanh nhẹn bưng đồ ăn cho khách của bạn. Những lúc chúng tôi tới quán, dù mệt nhọc, Minh Anh vẫn rất hồ hởi. Có lần bạn cười bảo: “phụ quán cũng có thú vui của nó, bây giờ nếu bảo mình nghỉ làm chắc mình không chịu được đâu”. Tôi càng yêu hơn cái nghị lực phi thường của bạn. Dù bận rộn là vậy mà Minh Anh vẫn dành thời gian giúp đỡ tôi trong học tập. Có một lần tôi bị bệnh nằm ở nhà cả tuần, vậy là cả tuần Minh Anh chép bài rồi lại qua giảng bài cho tôi. Bạn muốn chắc chắn rằng sau một tuần nằm giường bệnh, khi đi học trở lại, tô i vẫn theo kịp tiến độ của lớp. Tôi biết ơn Minh Anh nhiều lắm. Lúc nào tôi cũng tự nhủ phải thật cố gắng để đáp lại xứng đáng những gì mà bạn đem lại cho tôi. Tôi hi vọng sẽ mãi mãi được chơi cùng, học cùng với Minh Anh. Có bạn là bạn thân, tôi biết tôi ngày càng sống tốt và hoàn thiện mình hơn. Cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi người bạn tuyệt vời như vậy. Chìm trong hạnh phúc của tình bạn, tôi không quên phải luôn cố gắng để gìn giữ và làm cho tình bạn ấy ngày càng bền vững và thắm thiết hơn