Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
_ Nhờ tài mưu lược của Lí Bí, biết trọng dụng người tài, nhờ vào sự chính chắn trong cách suy nghĩ và ý thức được lúc nào nên tiến, luc nào nên lui. 1 phần dựa vào tinh thần chiến đấu ngoan cường, bền bỉ của nhân dân và tướng lĩnh.
_ "Vạn" là chục nghìn nghĩa sâu xa là lâu dài mãi mãi, "Xuân" trong xuân xanh, trong sự tươi tốt, bền bỉ. Ý nghĩa là mang đến sự tươi sáng, kéo dà mãi mãi những năm tháng tốt đẹp cho đất nước.
Câu 2:
_ Trong thời kì đấu tranh chống bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là tiêu biểu nhất.
_ Công lao của Ngô Quyền:
+ Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
+ Giải thoát nhân dân ta khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
+ Giành lại quyền tự chủ cho Tổ quốc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước ta.
Câu 3:
_ Chính sách đồng hóa của bọn đô hộ là thâm hiểm nhất vì:
+ Chúng đưa người Hán sang ở với người nước ta nhất là đàn ông để làm cho phụ nữ nước ta phải sinh con cho chúng, bắt đàn ông nước ta đi làm việc cực nhọc thậm chí đến chết.
+ Chúng đưa văn hóa của người Trung Quốc vào nước ta và bắt nhân dân ta phải học để dần dần quên đi quốc ngữ của mình, làm nhân dân ta ngày càng giống chúng nhằm mục đích xâm chiếm nước ta bắt đầu từ việc đồng hóa con người.
+ Chúng khiến ta quên đi văn hóa và con người Việt Nam có trong mình rồi dần có suy nghĩ mình là người của chúng, mọi việc đều phải nghe theo chúng.
Câu 1:
- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì:
+ Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa
+ Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh
+ Cách đánh chủ động, áp đảo
+ Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hô nhiệt tình của nhân dân ta
- Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân
Lời giải:
- Những điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập và Lưỡng Hà được đề cập trong 2 đoạn tư liệu:
+ Có sự hiện diện của các dòng sông lớn, như: sông Nin (ở Ai Cập), sông Ơ-phơ-rát và Ti-grơ (ở Lưỡng Hà).
+ Có các đồng bằng rộng lớn, màu mỡ được hình thành từ quá trình bồi tụ phù sa của sông Nin (ở Ai Cập), sông Ơ-phơ-rát và Ti-grơ (ở Lưỡng Hà).
^HT^
Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc tấn công thành Tống Bình. Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
Việc tìm thấy dấu vết Người tối cổ trên đất nước ta chứng minh rằng nước ta là một nước đã có từ rất lâu đời, là quê hương của loài người và giúp chúng ta hiểu hơn về giống nòi của chúng ta.
Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ học mới chỉ phát hiện được dấu vết Người tối cổ cách nay khoảng 500.000 năm. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các hóa thạch người, các di tích cư trú, các công cụ lao động đá ghè đẽo thô sơ của người tối cổ ở trên nhiều địa bàn của lãnh thổ Việt Nam như Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước... họ sống thành từng bầy, chủ yếu săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả để sống.
- Di tích cổ sinh hóa thạch (răng) của người Homo Erectus (người đứng thẳng) ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) và răng người Homo Sapiens (người khôn ngoan sớm) ở Thẩm Ồm (Nghệ An) niên đại 250.000 – 140.000 năm cách ngày nay, hang Hùm (Yên Bái) niên đại 80.000 – 70.000 năm cách ngày nay.
- Di tích cư trú, chế tác công cụ ở núi Đọ, núi Nuông, Quan Yên (Thanh Hóa), Suối Đá, Gia Tân (Đồng Nai)…
Một số loại mảnh tước, công cụ chặt thô, công cụ mũi nhọn… bằng đá gốc Bazan có dấu vết sử dụng của người tiền sử trong việc săn bắt, xẻ thịt hoặc trong chiến đấu. Các động tác thường được thực hiện là: chém, đâm, cắt, chặt, ném, nạo, gọt… Việc biết sử dụng công cụ có cạnh sắc, mũi nhọn cho thấy người tiền sử đã vượt ra khỏi cuộc sống động vật. Công cụ đá dần được ghè đẽo, gia công, tu chỉnh ngày càng sắc bén.
Dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy ở nhiều nơi trên nước ta. Họ sống thành các thị tộc, sử dụng công cụ ghè đẽo, lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính.
- Di tích cổ sinh hóa thạch của người Homo Sapiens Sapiens (người khôn ngoan hiện đại) ở Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (Lạng Sơn) niên đại khoảng 30.000 năm cách ngày nay.
- Di tích cư trú, chế tác công cụ ở Mái đá Ngườm (Thái Nguyên) niên đại khoảng 30.000 – 23.000 năm cách ngày nay, ở Lung Leng (Kon Tum) niên đại 30.000 – 18.000 năm cách ngày nay, ở Sơn Vi (Phú Thọ) niên đại khoảng 23.000 – 11.000 năm cách ngày nay.
- Xuất hiện kỹ nghệ Ngườm (Thái Nguyên) chế tác công cụ mũi nhọn và công cụ nạo cắt bằng đá cuội với kỹ thuật gia công mảnh tước, ghè đẽo và tu chỉnh, cho phép người tiền sử cải tiến năng suất lao động cao hơn. Với việc phát minh kỹ thuật ghè đẽo, tu chỉnh đá cuội, người tiền sử đã bước đầu tự chế được công cụ cho mình theo ý muốn, không còn lệ thuộc vào những cạnh sắc bất kỳ của những mảnh tước như trước nữa. Công cụ Ngườm đã được ghè đẽo tạo cạnh sắc theo chiều ngang, mở ra ý tưởng hình thành những con dao đá sau này.
- Văn hóa Sơn Vi có phạm vi phân bố rộng rãi với hàng trăm di tích được phát hiện trên các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Công cụ văn hóa Sơn Vi được chế tác từ đá cuội một cách công phu với kỹ thuật ghè đẽo, bổ ở hai đầu hay ở rìa cạnh thành hình “múi” thực hiện được nhiều chức năng hơn so với giai đoạn trước. So với công cụ Ngườm, công cụ cuội Sơn Vi ghè đẽo rìa cạnh đã có hình dạng ổn định, thuận lợi hơn trong việc sử dụng với cạnh sắc hình múi tạo vết cắt hoặc vết chém sâu hơn mà vẫn sử dụng lực bình thường.
2. Sự phát triển của công xã thị tộc
Nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật chế tác công cụ cuối hậu kỳ đá cũ, người tiền sử Việt Nam có điều kiện sống tốt hơn nên ngày càng đông hơn, từ thị tộc đã phát triển thành bộ lạc và từ các miền rừng núi tràn xuống đồng bằng, vùng ven biển để bắt đầu cuộc sống định cư với các hoạt động kinh tế đa dạng: săn bắn, hái lượm theo chu kỳ của nền nông nghiệp nguyên thủy, chăn nuôi nguyên thủy, chế tạo đồ đá, đồ gốm, đồ gỗ, đồ xương… phát triển các loại hình đan, dệt, làm đồ trang sức… cũng như các hoạt động nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo. Gắn liền với Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn và cuộc cách mạng Đã mới.
Di tích sơ kỳ đá mới xuất hiện đều khắp các vùng miền Việt Nam: vùng núi Tây Bắc (Hòa Bình, Bắc Sơn), vùng Đông Bắc (Cái Bèo – Hải Phòng), Soi Nhụ (Quảng Ninh), đồng bằng ven biển Quỳnh Văn (Nghệ An), Đa Bút (Thanh Hóa), Bàu Dũ (Quảng Nam)… Di tích sơ kỳ đá mới thường gặp là các loại mộ táng có công cụ đá, công cụ xương, mảnh gốm, tàn tích than tro, xương động vật, vỏ nhuyễn thể… đôi khi còn di cốt. Nguyên liệu để chế tác công cụ đá sơ kỳ đá mới đã phong phú hơn thời trước, ngoài đá cuội còn có sa thạch, đá ngọc, thạch anh, phiến thạch, gỗ, tre,…
v Hiện vật văn hóa Hòa Bình
Văn hóa Hòa Bình là văn hóa nổi tiếng tiêu biểu cho kỹ thuật chế tác đá thời sơ kỳ đá mới ở Việt Nam. Kỹ thuật này đã được sử dụng trong một vùng rộng lớn từ Nam Trung Quốc đến hết khu vực Đông Nam Á và hiện nay đã trở thành một thuật ngữ khảo cổ học quốc tế: “Hoabinhian” nghĩa là công cụ đá kiểu Hòa Bình.
Các loại công cụ đá cuội Hòa Bình với kỹ thuật ghè chung quanh và ghè hai mặt trong đó công cụ hình đĩa nhiều cạnh sắc, các loại rìu ngắn và nhóm công cụ mài lưỡi… là loại hình đặc trưng của văn hóa Hòa Bình. Cũng đã có dấu vết đồ gốm trong văn hóa Hòa Bình. Kỹ thuật ghè hai mặt với trình độ khá điêu luyện tạo ra công cụ hình đĩa có độ sắc bén cao. Công cụ này tạo điều kiện thoải mái hơn cho người tiền sử khi sử dụng và tạo được năng suất cao hơn.
v Hiện vật văn hóa Bắc Sơn
Gồm các loại công cụ đá, mảnh gốm…trong đó đáng chú ý nhất là loại rìu mài lưỡi cho thấy kỹ thuật mài đá đã trở nên phổ biến. Từ đó người tiền sử đã sở hữu loại công cụ sắc bén làm tăng năng suất lao động. Một loại di vật nổi tiếng là công cụ có vết mài lõm đôi, vết mài lõm này thường được gọi là dấu Bắc Sơn. Kỹ thuật cưa đá cũng đã thấy xuất hiện trong văn hóa Bắc Sơn. Đồ gốm thuộc văn hóa Bắc Sơn không nhiều, phần lớn là các loại đồ đựng có miệng loe đáy tròn, kiểu dáng thô, độ nung thấp.
v Di vật di tích Cầu Sắt (Đồng Nai)
Rìu có kích thước nhỏ, chủ yếu sử dụng trong việc gọt, nạo, cắt, bổ… Người tiền sử Đồng Nai - Nam bộ dùng kỹ thuật cưa và mài để chế tác chiếc rìu này.
Cách đây khoảng 5000-6000 năm,con người đã có tiến bộ vượt bậc trong việc chế tạo công cụ đá với những kỹ thuật mới như: mài, cưa, khoan… làm công cụ ngày càng hoàn thiện, có hình dạng đẹp đẽ, vừa bền chắc vừa dễ sử dụng trong lao động, chiến đấu hoặc dùng để chế tạo các loại công cụ khác. Phát triển kĩ thuật làm đồ gốm bằng bàn xoay. nó làm cho năng suất lao động tăng lên, nông nghiệp trồng lúa phổ biến. Dân số gia tăng. Đời sống vật chất ổn định, đời sống tinh thần nâng cao. Địa bàn cư trú được mở rộng. Trao đổi sản phẩm được đẩy mạnh.1.Chế độ cai trị
a) Tổ chức bộ máy cai trị
Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt. Thời nhà Hán, Âu Lạc bị chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chi cùng với một số quận của Trung Quốc. Đến thời nhà Tuỳ và nhà Đường, nước ta lại bị chia làm nhiều châu. Từ sau khi lật đổ được chính quyền
Của Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ tăng cường việc kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
b) Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá
Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nấm độc quyền về muối và sắt.
Quan lại trong chính quyền đô hộ dựa vào quyền hành, ra sức bóc lột dân chúng đế làm giàu.
Chu Thặng, Thứ sử Giao Châu, đã tâu với vua Hán : Giao Châu ở nơi xa cách, quan lại (người Hán) tập tục tham ô, làm đủ điều gian trá, trưỏng sử tha hổ bạo ngược, bóc lột muôn dân.
Các triều đại phong kiến phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc cũ để thực hiện chính sách nói trên và mở một số lớp dạy chữ Nho. Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
Chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân ta.
2.Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội
a) Về kinh tế
Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong đời sống nhân dân. Công cuộc khai hoang, mở rộng thêm diện tích trồng trọt được đẩy mạnh. Các công trình thuỷ lợi được xây dựng. Nhờ thế, năng suất lúa tăng hơn trước. Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.
Kĩ thuật rèn sắt phát triển hơn so với trước công nguyên. Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh. Đồ trang sức bằng vàng, bạc, ngọc được gia công tinh tế. Một số nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, làm thuỷ tinh...
Nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối liền các vùng, các quận được hình thành.
b) Về văn hoá, xã hội
Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa thời Hán. Đường như ngôn ngữ, văn tự. Nhân dân ta không bị đồng hoá. Tiếng Việt vẫn được bảo tồn. Các phong tục, tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được duy trì.
Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc. Mặc dù các triều đại phong kiến phương Bắc ngày càng tăng cường việc cai trị trực tiếp tới cấp huyện, tổ chức các đơn vị hành chính đến cấp hương, xã, nhưng không khống chế nổi các làng xóm người Việt. Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.