K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2021

Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại[1] tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.

Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.

Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.

Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn. Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mến mộ vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.[

câu 1:

Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại[1] tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.

Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.

Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.

Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn. Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mến mộ vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.

1 tháng 1 2021

➢ Sự giống và khác nhau giữa 3 lần kháng chiến chỗng quân xâm lược Mông-Nguyên ( TK XIII ).

– Giống nhau:

     + Tránh thế gặc mạnh, rút lui bảo toàn lực lượng.

     + Chủ động đón đánh địch khi thời cơ đến.

     + Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”.

– Khác nhau:

     + Cuộc kháng chiến lần thứ ba, quân Nguyên dốc lực lượng mạnh hơn lần thứ hai, rút kinh nghiệm những lần trước, lần này quân Nguyên chuẩn bị lương thảo đầy đủ. Trước tình thế đó, quân Trần tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực trước để đẩy quân Nguyên vào thế cạn kiệt lương thực.

     + Chủ động mở cuộc phản công lớn trên sông Bạch Đằng, lợi dụng thủy triều để đánh địch.

1 tháng 1 2021

còn lần 1 đâu bạn?

26 tháng 6 2016

Thành nhà Hồ.

Một đạo quân do Trương Phụ chỉ huy đi từ Bằng Tường (Quảng Tây) kéo vào Lạng Sơn.

Một đạo do Trấn thủ Vân Nam Mộc Thạch chỉ huy, đi từ Vân Nam tiến theo sông Hồng, sông Lô vào nước ta.

Theo kế hoạch đã định, một đội kỵ binh của Trương Phụ sẽ tiến trước đến Gia Lâm, phô trương thanh thế, nghi binh như tập trung quân vượt sông ở đây, thu hút quân nhà Hồ. Trong khi đó, hai đạo quân Minh bí mật hội quân ở miền thượng lưu sông Hồng, tìm chỗ sông cạn để vượt qua rồi tiến đánh xuống Đông Đô. Về mặt chính trị, chúng kể tội Hồ Quý Ly, tuyên bố lập con cháu nhà Trần và dùng nhiều lời lẽ xảo trá để lôi kéo nhân dân ta. Sau khi bày binh bố trận các ngả và bày trò tâm lý chiến, tháng 10 (tháng 11 dương lịch) năm Bính Tuất (1406) quân Minh bắt đầu tiến công. Quân tiên phong của Trương Phụ nhanh chóng hạ được ải Lưu Quan và Kê Lăng (Chi Lăng), hai vị trí quan trọng của ta có địa thế hiểm yếu và khá đông quân phòng thủ. Sau đó chúng tiếp tục tiến về Cần Trạm (Kép, Bắc Giang ngày nay).

Tới đây quân Minh chiếm đóng vùng Xương Giang (Bắc Giang), Thị Cầu, kỵ binh tiến đến Gia Lâm, thu hút lực lượng quân ta, còn đại quân tiến về miền Đa Phúc, Lập Thạch bắt liên lạc với đạo quân Mộc Thạch. Dọc đường tiến quân, địch không vấp phải sức kháng cự nào đáng kể của quân ta.

Về phía Lào Cai, Hà Giang, quân Mộc Thạch cũng hạ được nhiều đồn ải, đánh tan các bộ phận án ngữ của ta trên tuyến phòng thủ sông Lô, sông Hồng rồi theo sông tiến xuống Bạch Hạc.

Ngày 11/12/1406, hai đạo quân Minh họp binh ở bờ Bắc sông Hồng chuẩn bị thêm thuyền bè, khí giới để tiến công.

Quân nhà Hồ dựa vào phòng tuyến phía Nam sông Hồng, kiên trì cố thủ, chờ địch đánh sang. Trước tình hình đó Thành Tổ nhà Minh sợ quân ta làm kế hoãn binh, chờ lúc quân Minh không hợp thủy thổ, ốm yếu rồi mới tiến công nên lệnh cho Trương Phụ tiến đánh quân ta vào mùa xuân sang năm.

Trương Phụ, Mộc Thạch quyết định tập trung lực lượng đánh vào thành Đa Bang, điểm chốt rất quan trọng của phòng tuyến. Từ lúc giặc vượt sông đến lúc giặc đánh vào thành, quân ta đều tích cực chống đỡ, có lúc phản kích lại quyết liệt, nhưng quân địch quá đông, quân nhà Hồ không giữ nổi phải bỏ chạy. Quân giặc thừa thế tràn xuống chiếm được Đông Đô vào ngày 22/1/1407, một số quan lại quý tộc đã phản bội, hợp tác với quân giặc đánh lại Hồ Quý Ly.

Quan quân nhà Hồ rút về Hoàng Giang (khúc sông Hồng thuộc địa phận huyện Lý Nhân, Hà Nam) bị địch kéo tới đánh thua lại phải rút về Muộn Hải (Giao Thủy, Nam Định), xây thành đắp lũy, đúc súng, đóng thuyền cố thủ. Nhưng lại bị quân địch kéo đến đánh thua, phải lui về Đại An (cửa Sông Đáy).

Đến lúc này, do thời tiết ẩm thấp, quân địch không chịu được thủy thổ, sinh ra đau ốm nhiều, bọn địch phải bỏ Muộn Hải quay về Hàm Tử (Hưng Yên). Nắm thời cơ đó, quân nhà Hồ tập trung bảy vạn quân tiến lên phản kích, nhưng giặc đã đề phòng trước, đặt quân mai phục sẵn, nên trận phản công của nhà Hồ bị thất bại nặng.

Ngày 29/4 năm Đinh Hợi (1407), thủy quân giặc đuổi kịp quân nhà Hồ ở Điển Canh (điểm giáp ranh hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Gặp lúc nước cạn quân nhà Hồ bỏ thuyền lên bộ chạy về Nghệ An sau đó vào vùng Hương Khê (Hà Tĩnh). Cuối cùng, Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương và tướng sĩ, gia nhân lần lượt bị sa vào tay giặc. Bi kịch đó xảy ra vào nửa đầu tháng năm năm Đinh Hợi (1407).

Cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược nhà Minh chấm dứt, nhưng ở nhiều nơi nhân dân ta vẫn tiếp tục nổi dậy chống ách đô hộ của quân Minh.

 

27 tháng 6 2016

Cảm ơn bạn nhiều nha

22 tháng 5 2021

1 nhân vật lịch sử của tỉnh HÒA BÌNH trong giai đoạn 1930-1954: anh hùng Bùi Văn Nê

6 tháng 5 2022

Các cậu giúp mình với ạ

3 tháng 1 2018

Triều đại

Thời gian

Tên cuộc kháng chiến

Lực lượng xâm lược

1075 -

1077

Chống Tống

10 vạn bộ binh

1 vạn ngựa

20 vạn dân phu

Trần

1258

Chống Mông Cổ

3 vạn quân

1285

Chống Nguyên

50 vạn quân

1287-1288

Chống Nguyên

30 vạn quân

3 tháng 1 2018

Triều đại

Thời gian

Tên cuộc kháng chiến

Lực lượng xâm lược

1075 -

1077

Chống Tống

10 vạn bộ binh

1 vạn ngựa

20 vạn dân phu

Trần

1258

Chống Mông Cổ

3 vạn quân

1285

Chống Nguyên

50 vạn quân

1287-1288

Chống Nguyên

30 vạn quân

9 tháng 12 2021

Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

Thời Lý - Trần

Thời Lê sơ

- Bảo vệ quyền lợi tư hữu

- Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ

- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

- Hạn chế phát triển nô tì.

- Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ "Luật Hồng Đức".


 

5 tháng 1 2022

  Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ hùng manh,  hiếu chiến được thành lập.

- Mông Cổ muốn xâm chiếm chiếm Đại Việt để đánh lên phía Nam Trung Quốc. Thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống.

chúc học tốt