K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2019

* Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

- Hoàn cảnh: sau khi Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và một số tỉnh miền Tây Nam Kì, tháng 5-1862, vua Tự Đức cho phái bộ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn chủ động gặp Pháp để xin "giảng hòa", "chuộc lại đất"...

+ Từ ngày 3-6 đến 5-6-1862 kí hiệp ước Nhâm Tuất.

- Sơ lược nội dung:

+ Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ cho Pháp... Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long...

- Hệ quả:

+ Nhà Nguyễn với hy vọng Pháp sẽ tiếp tục trả lại vùng đất đã mất, nên đã ra lệnh bãi binh, cấm nhân dân không được đánh Pháp, chứng tỏ triều đình lúng túng bạc nhược.

+ Tạo điều kiện cho Pháp mở rộng xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì...

+ Gây nên sự bất bình trong sĩ phu và nhân dân cả nước.

* Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874)

- Hoàn cảnh:

+ Chiến thắng lớn ở trận Cầu Giấy làm cho quân Pháp hoang mang, muốn tháo chạy khỏi Bắc Kì. Đó là cơ hội tốt cho quân triều đình phối hợp với nhân dân. Nhưng nhà Nguyễn vẫn nuôi ảo tưởng về con đường đàm phán mong Pháp trả đất. Vì vậy, khi Pháp đặt vấn đề thương lượng, triều đình đồng ý ngay.

+ Ngày 15-3-1874 tại Sài Gòn, Hiệp ước Giáp Tuất được kí kết.

- Sơ lược nội dung:

+ Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì... Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận.

- Hệ quả:

+ Sau hiệp ước Việt Nam bị mất một phần quan trọng về quyền độc lập và nội trị.

+ Tạo điều kiện cho Pháp tiếp tục thực hiện mưu đồ thôn tính Bắc Kì và Trung Kì.

+ Dấy lên các phong trào đấu tranh sôi nổi với tư tưởng và khí thế "Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây"

* Hiệp ước Hắc - măng (1883) và Pa tơ nốt (1884)

- Hoàn cảnh

+ Lợi dụng tình hình vua Tự Đức mất, triều đình đang hoang mang, Pháp quyết định đánh Thuận An (18-8-1883), uy hiếp kinh thành Huế.

+ Khi nghe tin triều đình hốt hoảng xin đình chiến, Cao ủy Pháp là Hắc măng đưa ra một dự án mới đã thảo sẵn từ trước buộc nhà Nguyễn phải chấp nhận.

+ Ngày 25-8-1883) Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hợp kí với Pháp Hiệp ước Hắc Măng

- Sơ lược nội dung:

+ Nhà Nguyễn thừa nhận sự bảo hộ của Pháp ở Việt Nam, kèm theo nhiều điều khoản nặng nề.

- Hệ quả:

+ Đây là Hiệp ước đầu hàng, bán nước nhục nhã của triều đình, nước ta đã mất quyền độc lập tự chủ.

+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục.

+ Để xoa dịu nhân dân và mua chuộc, lung lạc quan lại triều đình, Pháp đề nghị triều đình ký thêm Hiệp ước Pa tơ nốt (6-6-1884) đặt sơ sở lâu dài cho quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.

29 tháng 4 2019

Thời gian

Nội dung sự kiện

1.Ngày 1-9-1858

A. Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất

2.Ngày 17-2-1859

B. Quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chi Hòa

3.Đêm 23 rạng sáng 24-2-1861

C. Quân Pháp tấn công thành Gia Định

4.Ngày 5-6-1862

D. Quân Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)

5.Từ ngày 20 đến ngày 24-6-1867

E. Quân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu xâm lược nước ta

F. Quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội

21 tháng 3 2020

1/9/1858 : quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

2/1859( không phải 58 nha bạn ) : quân Pháp kéo vào Gia Định.

5/6/1862 : Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.

24/2/1861( không phải tháng 12 nhé) : Quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào đại đồn Chí Hòa, quân ta không chống cự nổi và thất bại.

24/6/1867 : Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kì ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn.

21 tháng 3 2020

Thời gian, sự kiện chính:

-1/9/1858 : Pháp đánh chiếm ở Đà Nẵng

- Sửa đề : 2 / 1859: Pháp kéo vào Gia Định

- 5/6/1862 : Triều đình nhà Nguyễn và Pháp kí hiệp ước Nhâm Tuất.

- Sửa đề : 24/2/1861 : Quân Pháp tấn công vào Đại đồn Chí Hòa.

-24/6/1867: Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây

23 tháng 10 2023
25 tháng 6 2020

1 với e

2 với c

3 với a

4 với b

d là 1-9-1858 đến 2-1859

12 tháng 3 2022

D

12 tháng 3 2022

C

TK:
-Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862 -Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874. -Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883 -Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.

Hậu quả:

Gây ra nhiều thiệt hại cho người dân, lãnh thổ bị chia dưới quyền cai trị của Pháp.

6 tháng 5 2019

Thời gian

Sự kiện lịch sử

1905

Tổ chức Công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa ở In-đô-nê-xia được thành lập.

1908

Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xia được thành lập

Tháng 5/1920

Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia được thành lập

1896 – 1898

Bô-ni-pha-xi-ô lãnh đạo nhân dân Phi-lip-pin tiến hành cuộc cách mạng chống lại ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

1866 – 1867

Cuộc khởi nghĩa do Pu-côm-bô lãnh đạo ở Cra-chê (Campuchia)

1901- 1907

Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân vùng Xa-van-na-khét nổi dậy đấu tranh (Lào)

1885

Phong trào Cần Vương bùng nổ (Việt Nam)

1884 - 1913

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (Việt Nam)

6 tháng 5 2019

Các sự kiện về lịch sử Việt Nam cơ mà

5 tháng 5 2019

10/12/1861: Trận Nhật Tảo- là trận tập kích của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực diệt pháo hạm Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận làng Nhật Tảo (nay thuộc tỉnh Long An).

1885-1895: Khởi nghĩa Hương Khuê- là cuộc khởi nghĩa có quy mô nhất của phong trào Cần Vương dưới sự lãnh đạo của Phan Đình Phùng cùng với một số văn thân sĩ phu khác, cuộc khởi nghĩa đã lập được nhiều chiến công và gây cho quân Pháp tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, đến ngay 27/12/1995, cuộc khởi nghĩa duy trì thêm một thời gian rồi nhanh chóng tan rã. Sự kết thúc của khởi nghĩa Hương Khê có thể phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chưa biết liên kết, tập hợp lực lượng, phát triển thành phong trào toàn quốc.

Em là học sinh lớp 6 nên không rành lắm về bài học của anh, nếu như còn gì thiếu xót xin mọi ngời bổ sung giúp em, em cảm ơn, chúc anh hoc tốt!

6 tháng 5 2019

Đúng rồi đấy ! Cảm ơn em nhá

Câu 1. Điền thời gian phù hợp với sự kiện của phong trào Cần vương (1885-1896): 1. Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương 2. Khởi nghĩa Bãi Sậy 3. Khởi nghĩa Hương Khê 4. Khởi nghĩa Ba Đình Câu 1. Em hãy trình bày những nội dung chính của bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Cho biết vì sao nhà Nguyễn lại kí bản Hiệp ước này với Pháp?

Câu 3. Trình bảy diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

 

 
2 tháng 4 2022

refer

 

Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương 2. Khởi nghĩa Bãi Sậy 3. Khởi nghĩa Hương Khê 4. Khởi nghĩa Ba Đình Câu 1. Em hãy trình bày những nội dung chính của bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Cho biết vì sao nhà Nguyễn lại kí bản Hiệp ước này với Pháp?

Câu 3. Trình bảy diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.