K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2017

bạn ghi câu hỏi ra tụi mình giải cho

29 tháng 12 2017

bạn ghi câu hỏi ra đi

29 tháng 12 2017

Ok 

Bạn cứ gửi đi !

Mk sẽ giúp bạn nếu mk có thể !

2 tháng 5 2020

  Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.

Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè, tác giả đã vẽ bức tranh thiên nhiên ấy bằng sáu câu thơ đầu:

“Khi con tu hú gọi bầy…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

Chúng ta không cảm thấy quá bất ngờ trước cảnh tượng thiên nhiên, bởi đây là cảnh mùa hè quen thuộc của miền quê Việt Nam. Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ.

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả.

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”

Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè. Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế:

“Trời xanh càng rộng càng cao…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

  Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế. Để có được bức tranh đó, nhà thơ đã sử dụng các giác quan của mình, từ nghe, ngửi, nhìn để cảm nhận toàn bộ âm thanh, màu sắc và đường nét của mùa hè.

  Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.

  Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè, tác giả đã vẽ bức tranh thiên nhiên ấy bằng sáu câu thơ đầu:

“Khi con tu hú gọi bầy…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

  Chúng ta không cảm thấy quá bất ngờ trước cảnh tượng thiên nhiên, bởi đây là cảnh mùa hè quen thuộc của miền quê Việt Nam. Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ.

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

  Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả.

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”

  Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè. Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế:

“Trời xanh càng rộng càng cao…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

  Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế. Để có được bức tranh đó, nhà thơ đã sử dụng các giác quan của mình, từ nghe, ngửi, nhìn để cảm nhận toàn bộ âm thanh, màu sắc và đường nét của mùa hè.

  Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.

mn ơi giúp mik vs mik đang cần gấpBài 1: Hãy phân loại các câu dưới đây dựa trên việc phân tích cấu tạo của chúng1. Thần Nắng cũng đem ấm áp đến vùng ngập lũ. Nước rút nhanh, hoa cỏ bừng nở, chim gọi bầy làm tổ, ong tìm hoa làm mật. Vạn vật trút bỏ lớp áo ướt át, vui đón những tia nắng ấm chan hòa. Không ai nói với ai điều gì nhưng thần Mưa và thần Nắng đều hiểu rằng, mùa xuân...
Đọc tiếp

mn ơi giúp mik vs mik đang cần gấp

Bài 1: Hãy phân loại các câu dưới đây dựa trên việc phân tích cấu tạo của chúng

1. Thần Nắng cũng đem ấm áp đến vùng ngập lũ. Nước rút nhanh, hoa cỏ bừng nở, chim gọi bầy làm tổ, ong tìm hoa làm mật. Vạn vật trút bỏ lớp áo ướt át, vui đón những tia nắng ấm chan hòa. Không ai nói với ai điều gì nhưng thần Mưa và thần Nắng đều hiểu rằng, mùa xuân chỉ trở về trong thuận hòa và yêu thương.

2. “Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi , mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng nghề đó.” (Nguyên Hồng)

3. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội”

4. Mọi người bỗng im lặng: chủ tọa bắt đầu phát biểu.

5. Bà ta, một hôm đi qua chợ, thấy mẹ tôi ngồi cho con bú bên rổ bóng đèn

6. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi

3
5 tháng 12 2021

4 ngày r vẫn ko ai giúp gianroi

5 tháng 12 2021

trùng hợp ghê, tên của bạn giống mình quá

8 tháng 12 2018

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được rađời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đadạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạtcủa con người.Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau,chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày cònphải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ởnhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thìchiếc bàn học nàocũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗihọc sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu đểlàm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặtbàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của emỞ trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợpghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóngcố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi,không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việchọc trở nên thoải mái.Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước củaphòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghếra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tintưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗtấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bànnày rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếcbàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hìnhvuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc họccủa một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làmbàn học trở nên ngăn nắp hơn.Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếcbàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽbậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì nqua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống,nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy,ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà đểnơi học tập thêm sinh động và đa dạng

 

8 tháng 12 2018

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng  – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến  bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nàocũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế  bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách  bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.

Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.

7 tháng 12 2019

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.

Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.

Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh...

Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: Dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà... Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: Mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miền Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: "Xin chào các bạn", cả hội trường Ba Đình trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

Chúc Lê Đình Tiến học tốt ^^

7 tháng 12 2019

Trên thế giới mỗi quốc gia,mỗi vùng miền đều có những truyền thống và những trang phục đặt trưng riêng cho họ.Người phụ nữ nhật tự hòa trong trang phục Kimono truyền thống.Phụ nữ Hàn Qốc nổi tiếng với Hanbok.Tùy vào từng nơi thì có những trang phục riêng của họ.Còn đối với người phụ nữ Việt Nam thướt tha,thanh tao,tự hào,hãnh diện khi khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống giản dị mà lộng lẫy.Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về chiếc áo dài Việt Nam.

Đầu tiên,chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc áo dài nhé!Từ trước tới nay chưa ai xác định rõ được nguồn gốc của chiếc áo dài.Nhưng dựa vào bối cảnh lịch sử hào hùng hàng ngàn năm đã để lại các nhà nghiêm cứu đã đưa ra một kết luận thống nhất chung khẳng định bộ quốc phục này đã xuất hiện ở giai đoạn 38-42 sau công nguyên.Ngoài ra chiếc áo dài ngày nay được biến tấu từ áo giai lãnh của thời xa xưa.

Để tạo nên một chiếc áo dài thì cần phải có một cấu tạo chặt chẻ và đẹp.Sau đây chúng ta hãy đi tìm hiểu về cấu tạo của chiếc áo dài này.Chiếc áo dài được chia làm thành nhiều phần gồm:cổ áo,thân áo,cấu tạo về tà áo,tay áo.Cổ áo áo dài điển hình cao khoảng 4 đến 5cm.Ngày nay cổ áo dài được biến tấu rất đa dạng thành nhiều kiểu cổ như:cổ trái tim,cổ chữ U,cổ tròn,trên cổ áo thường được đính ngọc để tăng thêm sự quý phái cho người mặc.Thân áo được tính từ phần cổ đến phần eo.Cúc áo dài thường được cấu tạo để cài từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngâng hông để tạo nên sự kín đáo nhưng không kém phần quyến rũ của người phụ nữ Việt Nam.Từ eo,thân áo dài được xẻ làm hai tà,vị trí xẻ tà là ở hai bên hông.Áo dài có hai tà là tà trước và tà sau.Ngày xưa,tà trước và tà sau dài bằng nhau nhưng bây giờ nhiều loại áo dài đã được biến tấu thành tà trước ngắn hơn tà sau.Trên tà áo trước thường được thêu những hao văn hay những bài thơ có ý nghĩa.Tay áo được tính từ vai,may ôm sát cánh tay,dài đến qua khỏi cổ tay.Chiếc áo dài thường được mặc với quần thay cho chiếc váy ngày xưa.Quần áo dài thường được may dài đến chấm gót chân,ôn gs quần rộng.Quần áo dài khi xưa được may bằng vải cứng cáp,nay được may bằng vải mềm,rủ.Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng.Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài sẽ có màu đi tông với màu áo dài.

Bởi cấu tạo kỉ càng như thế nên công dụng của áo dài rất nhiều.Áo dài Việt Nam vừa truyền thống nhưng cũng vừa hiện đại.Trang phục dành cho nữ có thể mặt ở mọi lúc mọi nơi,dùng làm trang phục công sở,đồng phục đi học,mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà.Chiếc áo dài tân thời dường như có cách riêng để tôn vinh mọi thân hình,tôn lên vẽ nữ tính nhưng cũng rất kín đáo mà lại khêu gợi và đầy cuốn hút.

Với trang phục áo dài mặc dù kín đáo nhưng lại gợi cảm là một niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam.Bởi thế chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.Điều dó cũng đã chứng minh rằng Việt Nam không hề thua kém gì các nước khác.Và đó cũng sẽ là một bước tiến để Việt Nam sẽ sớm snhs vai cùng với các nước năm châu kia.

TỚ CHỈ LÀM SƠ THÔI CHƯ ĐƯỢC KỈ MẤY THIẾU CÁI GÌ THÌ CẬU TỰ BỔ SUNG NHA!CHÚC CẬU HỌC TỐT,ĐẠT ĐƯỢC ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI NHA!

23 tháng 9 2020

watching TV

23 tháng 9 2020

playing football

1 tháng 5 2020

LOẠI TỪ TÍNH TỪ

VÀNG ÚA , VÀNG GIÒN 

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA

2 tháng 5 2020

Loại từ tính từ : vàng úa , vàng giòn .

hok tốt

* Ryeo *