K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở :

-Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!

Lạc Long Quân ân cần giải thích:

-Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

18 tháng 9 2018

Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:

“Ngày xửa, ngày xưa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân giệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:

- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.

Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?

Lạc Long Quân bèn giải thích:

- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.

Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

17 tháng 9 2018

1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

     + Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

     + Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

     + “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

     + “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

     + Thầy Tuệ Tĩnh

     + Hết lòng vì người bệnh

     + Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

     + Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

     + Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

     + Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Chủ đề truyện:

- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động

- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều

- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:

     + Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”

     + Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần

- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”

b, Ba phần của truyện:

- Mở bài : Câu đầu tiên

- Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”

- Kết bài : phần còn lại

c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.

- Khác nhau ở chủ đề:

     + Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y

     + Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực

d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:

- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”

- Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan

Bài 2 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh:

     + Mở bài : Nêu thời gian, hoàn cảnh của sự việc được kể trong phần thân bài

     + Kết bài : Nêu kết quả của sự việc được kể trong phần thân bài

b, Mở bài

Nêu thời gian và hoàn cảnh của việc giặc Minh xâm lược, gây nhiều tội ác trên đất nước ta, từ đó, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần đánh giặc

- Kết bài: Kết thúc chuyện, lý giải tên gọi của Hồ Gươm.

học tốt

17 tháng 9 2018

3 k rôi nha sơn tùng mtp thank a lot arigatou sơn tùng mtp-san

3 tháng 4 2017

tìm cụm C-V

- CN: dòng sông

- VN: cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững

đặt câu:

- tìm CN: cái gì cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững?

- tìm VN: dong sông thế nào?

3 tháng 4 2017

Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững.

Chủ ngữ : Dòng sông cứ chảy .

Vị ngữ : quanh co dọc những núi cao sùng sững .

19 tháng 2 2017
1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
Diễn biến câu chuyện có thể tóm tắt như sau:
Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.
2. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ. Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động; đồng thời giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh vừa chân thực vừa khách quan.
3. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau:
Lần thức dậy thứ nhất
Lần thức dậy thứ hai
- Tâm trạng: từ ngạc nhiên (Thấy trời khuya lắm rồi. Mà sao Bác vẫn ngồi) đến ái ngại, lo lắng không yên (Anh nằm lo Bác ốm. Lòng anh cứ bề bộn) và trào dâng niềm thương Bác: (Càng nhìn lại càng thương); đồng thời rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác (Bác đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người).
Trong trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ (Bóng Bác cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng).
- Tâm trạng: từ hốt hoảng (anh hốt hoảng giật mình), không chỉ "thầm thì anh hỏi nhỏ" như lần ttrước mà tha thiết "vội vàng nằng nặc" mời Bác ngủ (Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mời Bác ngủ). Trước câu trả lời của Bác, anh đội viên càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, cho nên tâm trạng của anh thấy được lớn lên bêb Bác (Lòng vui sướng mênh mông. Anh thức luôn cùng Bác).
Trong bài thơ, tác giả không kể lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, nhưng lần thứ ba qua câu thơ Bác vẫn ngồi đinh ninh người đọc cũng thấy được: trong đêm ấy anh đội viên nhiều lần thức dậy và lần nào cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ. Từ lần một đến lần ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có những biên đổi rất rõ rệt.
4. Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết:
...
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
5. Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ.
- Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ.
- Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau.
- Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.
Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài "Đêm nay Bác không ngủ".
6. Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:
- Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình:
+ Vẻ mặt Bác trầm ngâm
+ Mái lều tranh xơ xác
+ Bác vẫn ngồi đinh ninh
+ Bóng Bác cao lồng lộng...
- Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm:
+ Anh đội viên mơ màng
+ Thổn thức cả nỗi lòng
+ Thầm thì anh hỏi nhỏ
+ Nhưng bụng vẫn bồn chồn
+ Anh hốt hoảng giật mình
+ Anh đội viên nằng nặc...
21 tháng 2 2017

batngohihileuleucực hay

*Các cấu trúc câu và câu ví dụ cụ thể:

Cấu trúc câu ẩn dụ:

Lấy hai cái tương đồng so sánh với nhau.

Ví dụ:

Thấy trong lăng, một mặt trời rất tỏ.

Cấu trúc câu hoán dụ:

Lấy một bộ phận tả cái toàn thể.

Ví dụ:

     Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm.

( Lưu ý: Những phần trên sẽ là phần ví dụ. Phần tiếp theo sẽ là làm bài theo yêu cầu)

*Câu trả lời của mình:

Ví dụ về câu ẩn dụ:

Ví dụ 1:

Đôi sao sáng, nhìn trời rộng lớn

Tình chan hòa, nào ta hãy hát ca

*Giải thích: Từ "sao" trong bài trên chỉ đôi mắt của chúng ta.

Ví dụ 2:

Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

*Giải thích: Từ" thuyền" có nghĩa là người con trai và từ "bến" có nghĩa là người con gái.

Ví dụ 3:

Đêm sao sáng, nhìn trời trong mắt biển.

Xanh thẫm xanh, câu hát tựa lời ru.

*Giải thích: "Đêm sao" có nghĩa là nhiều con mắt sáng. "Mắt biển" nghĩa là mắt trong xanh như biển hoặc hướng về hướng tốt, thoát khỏi sự tham lam( Tức rất nhiều nghĩa)."Xanh thẫm xanh" ý nói nước biển xanh thăm thẳm. "Câu hát" nghĩa là tiếng sóng biển. "Lời ru" nghĩa là gió thổi trên biển khiến biển động đậy cất tiếng hát. Nghĩa của câu:

Nhiều con mắt hướng về phía biển xanh

Biển xanh thẳm,sóng rì rào nghe giố thổi.

Ví dụ về câu hoán dụ:

Ví dụ 1:

Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người

*Giải thích: Chữ "trồng người" ở đây nghĩa là dạy cho con người đạo đức, tài năng. Chữ trồng người được hoán dụ thành trồng cây. Lấy bộ phận một năm trồng nhiều cây để hoán dụ thành trăm năm trồng người.

Ví dụ 2:

Cây bút trẻ là từ nhà văn trẻ.

Cây lúa non đến từ nhà nông dân.

*Giải thích: "Cây bút trẻ" nghĩa là nhà văn trẻ.  Cây lúa non nghĩa là người nông dân trẻ mới vào nghề được hoán dụ.

Ví dụ 3:

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay?

*Giải thích: Áo chàm không thể phân ly được nên nó được hiểu theo nghĩa là người ở lại tiễn người ra đi. Do quá buồn mà áo chàm không thể nói được gì.

20 tháng 4 2020

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

             Người Cha mái tóc bạc

             Đốt lửa cho anh nằm

             Rồi Bác đi dém chăn

             Từng người từng người một

             Sợ cháu mình giật thột.

             Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

             Anh đội viên mơ màng

             Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

             Bóng Bác cao lồng lộng

             Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

            Bác thương đoàn dân công

            Đêm nay ngủ ngoài rừng

            Rải lá cây làm chiếu

            Manh áo phủ làm chăn

            Trời thì mưa lâm thâm

            Làm sao cho khỏi ướt!

            Càng thương càng nóng ruột

            Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

            Bác vẫn ngồi đinh ninh

            Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

            Mà sao Bác vẫn ngồi

            Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

            Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

           Anh đội viên thức dậy 

           Thấy trời khuya lắm rồi...

           Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

           Mời Bác ngủ Bác ơi!

           Trời sắp sáng mất rồi

           Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

            Lòng vui sướng mênh mông

            Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

5 tháng 5 2016

1 a)

"!" nhấn mạnh cảm xúc,tình cảm

"." k mang sắc thái ý nghĩa

1 b)  

"?" thể hiện sự mong muốn

"!" nhấn mạnh cảm xúc tình cảm

.

.

!

.

.

.

.

.

.

?

?

 

 

 

2 tháng 2 2017

Soạn bài phương pháp tả cảnh

I. Phương pháp viết văn tả cảnh

1. Văn bản thứ nhất miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác. Nhân vật có thể hình thật rắn chắc, sức lực mạnh mẽ (pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn), vận dụng hết sức lực thể chất (hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa) mới có thể dựa con thuyền vượt thác.

- Qua đó, ta có thể hình dung khúc sông có nhiều dòng thác cực kì hung hãn: nước từ trên cao đổ xuống giũa hai vách đá dựng đứng; sức nước chảy mạnh, nhanh như muốn kéo lùi con thuyền.

2. Văn bản thứ hai tả quanh cảnh dòng sông tuôn chảy ra biển: sức chảy mạnh, đàn cá đông đúc trên mặt sông đến rừng cây đước bạt ngàn nhiều màu xanh hai bên bờ sông.

- Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy bằng cách lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu của những đối tượng miêu tả: dòng sông, mặt nước, bờ sông.

3. Văn bản thứ ba tả lũy tre làng.

- Tóm tắt các ý của mỗi phần:

(1) Giới thiệu chung về lũy tre làng.

(2) Ba lớp lũy tre.

- Lũy tre ngoài cùng:

+ Tre gai chằng chịt, đan chéo nhau, có gai nhọn.

+ Không đốn, dày đặc, làm bức tường tre bảo vệ làng.

- Lũy tre giữa và lũy tre trong:

+ tre vườn thẳng tắp, óng chuốt, đầy sức sống.

+ Thay lá xanh mướt.

+ Thân cứng cỏi, tán mềm mại.

(3) Hình ảnh măng tre lên chồi và nêu cảm tưởng.

- Nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn:

+ Từ ngoài vào trong.

+ Từ khái quát đến cụ thể.

II. Luyện tập phương pháp viết văn bản tả cảnh và bố cục của bài tả cảnh.

1. Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.

a. Quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu:

(1) Học sinh bắt đầu làm bài.

- Học sinh làm bài.

+ Các bạn tìm hiểu đề, lập dàn ý và triển khai bài làm.

+ Những bạn làm bài.

+ Những bạn chưa làm được hoặc chưa làm đủ ý: nét mặt, dáng ngồi, bàn tay cầm bút…

- Cô giáo:

+ Đi vòng quanh lớp vài lần.

+ Ngồi trước lớp, nhìn bao quát.

+ Thái độ, cách nhìn đối với vài học sinh.

- Không khí lớp học:

+ Lớp học im lặng, thỉnh thoảng vẫn có tiếng rầm rì.

+ Nghe rõ tiếng bút trên giấy, tiếng sột soạt xếp thêm giấy mới.

(2) Tiết làm bài kết thúc:

- Các bạn làm xong bài: gác bút, dò lại bài.

- Các bạn làm chưa xong, vội làm cho kịp.

- Vài bạn tranh thủ hỏi người bên cạnh.

- Chuông reo: thu bài.

b. Có thể miêu tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn trên theo thứ tự thời gian.

c. Viết phần mở bài.

“Sau gần bốn tiết được nghe cô giảng lí thuyết làm văn, sáng nay lớp em thực hành viết Tập làm văn. Dù được thông báo trước, nét mặt ai nấy đều có vẻ căng thẳng, chờ đợi, kể cả những học sinh vào loaj giỏi Văn nhất lớp. Do đó, lớp học nhao lên khi cô vừa ghi xong đề bài lên bảng. Vài tiếng reo phấn khởi xen lẫn những tiếng thất vọng. Cô gõ thước xuống bàn, yêu cầu trật tự và nhắc lại cách kẻ ô trên tờ giấy làm bài. Lớp học im lặng dần, hơn bốn mươi cái đầu cúi xuống trên trang giấy trắng: chúng em bắt đầu làm bài…”.

- Phần kết bài:

“Một hồi chuông dài reo lên. Lần lượt từng dãy bàn nộp bài cho cô theo hiệu lệnh, vài bạn còn lom khom vội vã viết thêm mấy chữ cuối. Chúng em xếp gọn giấy, bút thơ phào nhẹ nhõm… Có vài người túm tụm hỏi nhau về bài vừa viết, có người giở vội sách ra xem lại câu dẫn chứng… Rồi chỉ vài phút, chúng em quên ngay bài kiểm tra vừa qua để thú vụ với gói xôi, miếng bánh, cái kẹo và nụ cười thỏa thuê trong suốt hai mươi phút ra chơi”.

2. Tả cảnh sân trường ra chơi.

- Trong phần thân bài, cảnh được miêu tả vừa theo thứ tự thời gian, cừa theo không gian, tức là miêu tả các hoạt động ở từng khu vực theo diễn tiến thời gian. Có thể trong quá trình hoạt động, ta kết hợp miêu tả cảnh thiên nhiên (sắc nắng, cây cối sân trường) với miêu tả hoạt động con người để bài văn thêm sinh động, cụ thể.

- Một đoạn văn miêu tả một cảnh của sân trường trong giờ ra chơi.

a. Cảnh căn tin:

“Sau tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi, tiếng ồn ào rền vang đều khắp khung trường như tiếng ve đồng ca mùa hè vậy! Thế rồi những dáng áo trắng, khăn đỏ túa ra từ những cầu thang… Lao nhanh nhất là những bước chân chạy về hướng căn tin. Có lẽ sáng nay các bạn ấy chưa kịp ăn sáng. Và quầy căn tin thì vô cùng hấp dẫn với đủ các loại: bánh bao, bánh ướt, bánh mì, xôi gấc, lại có cả phở, bún riêu, cháo lòng… Những bước chân chậm hơn, đi có vẻ từ tốn hơn là của các bạn sà vào quầy mua me, cóc, mận hoặc kem, nước ngọt… Thì ra cái bao tử cứ thúc bách người ta mạnh mẽ thế!”.

b. Cảnh sân trường.

“Người những nhóm học sinh đang chơi đá cầu, chơi cầu lông, rải rác trên những bang đá là những đôi bạn đang thủ thỉ trò chuyện, co bạn đang ôn tập học bài, cũng có bạn đang mơ mộng thả hồn theo đám mây thấp thoáng trên tán lá bang kia.

Em ngồi bên gốc cây phượng già bắt đầu trổ hoa, đang nhâm nhi miếng kẹo và nhìn ngắm cảnh trường và ước gì mình được sống mãi với tuổi thơ…”.

3. Dàn ý bài văn Biển đẹp

- Mở bài: cảnh biển đẹp

- Thân bài: Vẻ đẹp và màu sắc của biển ở nhiều thời điểm khác nhau:

+ Buổi sáng sớm.

+ Buổi chiều: chiều lạnh, nắng tắt sớm, chiều nắng tàn mát dịu.

+ Buổi trưa.

+ Ngày mưa rào.

+ Ngày nắng.

- Kết bài: Nhận xét và cảm nghĩ về cảnh sắc thay đổi của biển.

bạn link vào

http://hoctotnguvan.net/soan-bai-phuong-phap-ta-canh-22-949.html

chúc bạn học tốthaha

12 tháng 3 2018

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

12 tháng 3 2018

1  ''Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ''

2  '' Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền''