Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a,Gió thổi làm tấm rèm cửa bay phần phật
b,Một số đại biểu đang chất vấn các thành viên của chính phủ
c,Hoàng vẽ bức tranh trong dịp hè về quê
Em mới hok lớp 6 nhưng có đọc qua thôi ! Mong mọi người sẽ giúp em nhận ra lỗi sai !
Chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động:
a, Tấm rèm cửa bị gió thổi làm bay phần phật
--> Gió thổi làm tấm rèm của bay phần phật.
b, Các thành viên của chính phủ đang bị một số đại biếu chất vấn
--> Một số đại biểu đang chất vấn các thành viên của chính phủ.
c,Bức tranh được Hoàng vẽ trong dịp vè thăm quê
--> Hoàng vẽ bức tranh trong dịp về thăm quê.
Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác
Nhằm liên kết các câu trong trong đoạn thành một mạch văn thống nhất
1. Thế nào là câu chủ động và câu bị động?
a) Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác, vật khác.
Ví dụ: Vào năm ngoái, những người công nhân đã xây dựng xong cây cầu này.
Trong ví dụ này:
– Bộ phận chủ ngữ là: những người công nhân. Đây là chủ ngữ chỉ người thực hiện hoạt động.
– Bộ phận vị ngữ là: đã xây dựng xong. Đây là vị ngữ chỉ hoạt động của chủ ngữ hướng vào đối tượng khác.
– Bộ phận bổ ngữ là: cây cầu này. Đây là phụ ngữ chỉ đối tượng hướng tới của hành động thể hiện ở chủ ngữ.
b) Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
Ví dụ: Vào năm ngoái, cây cầu này đã được xây dựng xong bởi những người công nhân.
Trong ví dụ này:
– Bộ phận chủ ngữ là: cây cầu này. Đây là chủ ngữ chỉ vật được hoạt động của người khác hướng vào {những người công nhân).
– Bộ phận vị ngữ là: đã được xây dựng xong.
– Bộ phận phụ ngữ là: những người công nhân.
c) Câu chủ động và câu bị động tương ứng (như ở ví dụ nêu trong mục a, b) là hai kiểu câu có quan hệ mật thiết với nhau. Thường thì, chỉ khi nào trong câu chủ động mà vị ngữ là động từ đòi hỏi phải có phụ ngữ để câu được trọn nghĩa thì câu đó mới có câu bị động tương ứng.
2. Về nội dung và cấu tạo của câu chủ động và câu bị động
a) Về mặt nội dung, câu chủ động và câu bị động về cơ bản là giống nhau.
Ví dụ:
Câu chủ động: Thầy Hiệu trưởng khen ngợi Lan.
Câu bị động: Lan được thầy Hiệu trưởng khen ngợi.
Hai câu này được coi như có sự giống nhau về nghĩa.
Tuy vậy, giữa hai câu này cũng có nét khác biệt tinh tế về nội dung. Nếu câu chủ động có sự tập trung chú ý nhiều vào thầy Hiệu trưởng, thì trong câu bị động lại có sự hướng nhiều vào Lan hơn.
b) Về mặt cấu tạo, câu bị động thường có các từ được, bị như một dấu hiệu hình thức để phân biệt câu bị động với câu chủ động. Tuy vậy, các em cũng cần chú ý có hai loại câu bị động:
Câu bị động có dùng được, bị.
Ví dụ: Chiếc xe máy đã được sửa xong.
Câu bị động không dùng được, bị.
Ví dụ: Ngôi đền xây từ thời Lí.
3. Tác dụng của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Câu bị động thường được dùng trong các trường hợp sau:
– Khi cần nhấn mạnh tình trạng, trạng thái của đối tượng.
– Khi không cần nhấn mạnh chủ thể của hành động.
– Dùng trong văn phong khoa học.
Liên kết câu trong văn bản để văn bản trở nên mạch lạc hơn.
câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người , vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác , vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người vật được hoạt động của người vật khác hướng vào (chỉ đối tượng hoạt động)
mục đích :nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất
a. Gió đẩy bèo trôi gạt vào bờ.
b. Những người thợ săn tham lam bắn gãy cánh chú chim nhỏ.
c.Hạn hán kéo dài nên hoa màu bị khô héo.
Chúc bạn học tốt! Đúng thì tick mình nha
cách 1:sự khác biệt giã thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp
cách 2: sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp
-câu bị động có từ được khác vs câu bị đong có từ bị ơ sắc thái biểu đạt:câu bị đông có từ được mang hàm ý tích cực, câu bị đông có từ bị mang hàm ý đánh giá tiêu cực
câu b(bài 2 trang 65)
cách 1: ngôi nhà ấy đc người ta phá đi
cách 2: ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi
câu sau là câu nào?
ý bạn là đâu là câu chủ động đâu là bị động à?