Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ LỚP 5.
Câu 1: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp vào năm nào?
A: Khi Pháp vừa đánh Gia Định B: 1863
C: Khi Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp. D: 1862
Câu 2: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?
A. Nguyễn Trung Trực B. Trương Định
C. Nguyễn Hữu Huân D. Hồ Xuân Nghiệp
Câu 3: Đứng trước sự phát triển khoa học kĩ thuật của Châu Âu và tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, ai là người có chủ trương đổi mới đất nước?
A. Nguyễn Lộ Trạch B. Phạm Phú Thứ.
C. Nguyễn Trường Tộ. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Thông qua bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì cho đất nước?
A. Muốn nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói.
B. Muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ.
C. Ông mong muốn xóa bỏ chế độ phong kiến đương thời.
D. Cả A và B đúng.
Câu 5: Năm 1884, sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế đã nảy sinh những quan điểm nào?
A. Hòa hoãn, thương thuyết với Pháp.
B. Cương quyết cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
C. Cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đánh Pháp.
D. Cả A và B đúng.
Câu 6: Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu nào để đối phó với Tôn Thất Thuyết?
A. Mời Tôn Thất Thuyết cộng tác với Pháp.
B. Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.
C. ám sát Tôn Thất Thuyết để loại trừ nguy cơ "tạo phản"
D. Bắt cóc những người thân nhằm gây sức ép với ông.
Câu 7: Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam ta đã xuất hiện ngành kinh tế mới nào?
A. Nền công nghiệp khai khoáng.
B. Ngành dệt.
C. Ngành sản xuất xi măng, điện, nước.
D. Cả A, B và C đúng.
Câu 8: Những thay đổi kinh tế đã tạo ra giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội?
A. Địa chủ
B. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức...
C. Nông dân
D. Quan lại phong kiến.
Câu 9: Khi Phan Bội Châu gặp gỡ một số người Nhật Bản. Tại đây họ hứa giúp đỡ những gì?
A. Hứa cung cấp lương thực.
B. Cam kết đầu tư xây dựng một số căn cứ quân sự ở Việt Nam
C. Hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam.
D. Hứa xây dựng một số trường tại Việt Nam
Câu 10: Tại sao sống trong điều kiện khó khăn thiếu thốn ở Nhật, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?
A. Vì mong muốn học tập xong để trở về cứu nước.
B. Vì mong muốn học tập xong để trở về nước phục vụ cho chính quyền thực dân.
C. Vì mong muốn học tập xong để mau chóng sang Pháp làm việc
D. Vì mong muốn xin được một công việc ổn định tại Nhật.
Câu 11. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào, từ đâu?
A. 1911, tại cảng Nhà Rồng.
B. 1912, tại ga Sài Gòn.
C. 1913, tại nhà anh Lê.
Câu 12. Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết ra đi tìm đường cứu nước ?
A. Muốn đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào.
B. Thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân.
C. Cả hai ý kiến trên đều đúng.
Câu 13: Hội nghị hợp nhất các đảng tiến hành vào thời gian nào?
A: Năm 1929 B: Mùa thu năm 1929
C: Năm 1931 D: Đầu xuân năm 1930
Câu 14: Ngày nào đã trở thành ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
A: Ngày 2 tháng 9 B: Ngày 3 tháng 2
C: Ngày 19 tháng 5 D: Ngày 19 tháng 8
Câu 15: Cuộc biểu tình ngày 12 - 3 - 1930 do giai cấp, tầng lớp nào tiến hành?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Nông dân và công nhân.
D. Các tầng lớp nhân dân lao động.
Câu 16: Sau cuộc biểu tình ngày 12 - 9 - 1930, làn sóng đấu tranh ở Nghệ Tĩnh như thế nào?
A. Càng thêm mạnh.
B. Nông dân tiếp tục nổi dây.
C. Đánh phá huyện lị, đồn điển...
D. Nhân đân cử ra người lãnh đạo.
Câu 17. Đảng và Bác Hồ ra lệnh toàn dân khởi nghĩa vào lúc nào?
A. Tháng 3- 1945.
B. Giữa tháng 8- 1945
C. Ngày 18-3 8- 1945.
D. Ngày 19- 8- 1945.
Câu 18. Chiều ngày 19-8-1945 cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên đâu?
A. Sở mật thám
B. Trại Bảo an bình
C. Phủ Khâm sai
D. Sở Cảnh Sát
Câu 19: Ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn độc lập là:
A. Chấm dứt triều đại phong kiến nhà Nguyễn
B. Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
C. Xác định quyền độc lập tự do dân tộc
D. Cả ba ý đều sai
Câu 20: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày nào?
A. Ngày 19 tháng 8 năm 1945
B. Ngày 5 tháng 9 năm 1945
C. Ngày 2 tháng 9 năm 1945
D. Ngày 30 tháng 4 năm 1945
Câu 21: Vì sao nói: “Ngay sau cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế Nghìn cân treo sợi tóc”
A. Nạn đói xảy ra khắp nơi khiến hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn.
B. Hơn 90% dân số mù chữ, không biết viết chữ.
C. Thực dân Pháp tiếp tục xâm lược Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
D. Tất cả các ý trên
Câu 22: Những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám là?
A. "giặc ngoại xâm"
B. "giặc đói"
C. "giặc dốt"
D. cả ba ý kiến trên
Câu 23: Mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai, thực dân Pháp làm gì?
A. đánh chiếm Sài Gòn.
B. mở rộng xâm lược Nam Bộ.
C. đánh chiếm Hải Phòng.
D. đánh chiếm Sài Gòn, Hải Phòng.
Câu 24: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát trên đài tiếng nói Việt Nam lúc nào?
A. Sáng 18 - 12 - 1946
B. Sáng 19- 12- 1946
C. Sáng 20- 12- 1946.
D. Đêm 19 - 12 - 1946
Câu 25: Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu đông 1950 nhằm mục đích gì?
A. Giải phóng một phần biên giới Việt Trung
B. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
C. Khai thông đường liên lạc quốc tế
D. Cả ba ý trên
Câu 26: Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 địch chết bao nhiêu tên?
A. 3000 tên
B. hơn 3000 tên
C. hàng trăm tên
D. 300 tên
Câu 27: Khi địch tấn công Việt Bắc, Trung ương Đảng đã quyết định như thế nào?
A. Chặn đánh địch
B. Bố trí trận đại mai phục
C. Phải phá tan cuộc tấn công của giặc
D. Chặn đánh quân rút lui
Câu 28: Quân ta chiếm cụm cứ điểm Đông Khê vào ngày nào?
A. sáng 18 - 9- 1950
B. sáng 16 - 9 - 1950.
C. sáng ngày 22-9-1950
D. sáng ngày 11-8-1950
Câu 29: Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh La Văn Cầu vẫn làm gì?
A. Dừng chiến đấu
B. Hi sinh tại chỗ
C. Nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu
Câu 30: Kết thúc chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta đã tiêu diệt và bắt sống bao nhiêu tên địch?
A: Hơn 8000 tên địch
B. 750 tên địch
C. Không có tên địch nào
D. 3000 tên địch
Cái này là môn lịch sử nha
Chúc bn thi tốt !
có gì sai thì bn bỏ qua cho mik nha
giải phóng miền nam thống nhất đất nước 30-4-1975
chiến tranh khmer đỏ 1975-1981
chỉ còn cày thôi nhưng đọc đi đọc lại trong 2 tuần là nhớ cả 3 đề văn nhé
Tạo niềm yêu thích, hứng thú
Cần nắm chắc những nội dung trọng tâm của mỗi tác phẩm văn học
Biết cách lựa chọn cách tham khảo một cách có chọn lọc
Đọc nhiều sách
Ghi nhớ kiến thức
Chăm chỉ cho việc học tập
HT và $$$
Tham khảo :
Ngày 1 – 9 – 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Do Đà Nẵng giáp với Phú Xuân, nên sự kiện đó đã đe doạ đến kinh đô và uy hiếp đến sự tồn vong của vương triều Nguyễn.
Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã cử nhiều danh tướng vào Đà Nẵng để chống Pháp. Và bước đầu đã giành được thắng lợi khi mà đã ngăn chặn được bước tiến của quân thù.
Tuy nhiên, trong lúc nhân dân đang đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thì triều đình Huế đã liên tục ký các hiệp ước đầu hàng Pháp, từ năm 1860 – 1862, các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long rơi vào tay giặc.
Bài làm
Việt Nam chúng ta đã phát triển và hòa bình như bây giờ chính là nhờ các vị anh hùng đã dành cả cuộc đời mình tham gia chiến đấu cách mạng vì nước vì dân .Trải dài trang giấy Lịch sử là những sự kiện Lịch sử vĩ đại ,chiến thắng dồn vang của những người anh hùng ,những người lãnh đạo để lại trong lòng con dân Việt Nam phải rung động ,cảm xúc vô cùng .Trong đó ,một sự kiện Lịch Sử vĩ đại mà đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất chính là sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ,khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà .
Gần 14 giờ ngày 2-9-1945 ,tưng bừng trong màu cờ đỏ ,người dân Hà Nội từ già trẻ ,gái trai đều ồ ập từ khắp các ngả tập trung tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) .Ai cũng cảm thấy rằng mình không thể bỏ lỡ sự kiện lớn lao này .Đội danh dự đứng nghiêm trang xung quanh lễ đài .Và bắt đầu buổi lễ lúc 14 giờ ,Bác Hồ cùng các vị trong Chính phủ bước lên lễ đài ,Bác giơ tay vẫy chào đồng bào .Tiếng vỗ tay người dân dồn dã khắp quảng trường .Với dáng điệu khoan thai ,Bác bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập mà mọi người dân rất mong chờ trong buổi lễ hôm đó .Cất lên là giọng Bác trầm ấm ,rõ ràng làm cả biển người phải nín thở ,im phăng phắc để nghe cái giọng ấy của Bác :"Hỡi đồng bào cả nước " Tất cả mọi người đều được sinh ra và có quyền bình đẳng .Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy ,có quyền được sống ,quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ..."Đang đọc giữa chừng Bác dừng lại và hỏi xem đồng bào có nghe rõ không .Hơn nửa triệu người cất tiếng nói vang như sấm : "Có !" . Khi nào nghe một câu nói đó của hơn nửa triệu người thì Bác mới đọc tiếp .Chi tiết này làm bao người dân xúc động và cảm thấy tình cảm của Bác dành cho người dân thật lớn lao dù chỉ là một việc nhỏ bé nhưng Bác vẫn vặn hỏi cho ra .Em ấn tượng nhất là cảnh cuối bản Tuyên ngôn Độc lập ,giọng Bác lúc ấy quyết liệt và rõ ràng : "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập ,và sự thật đã thành một nước tự do độc lập .Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng ,tính mạng và của cải để giữ quyền tự do ,độc lập ấy ." ý nghĩa khẳng định quyền tự do ,độc lập nước Việt Nam của câu nói cuối Bác đã đọc để lại cho em nhiều ấn tượng và tự hào vô cùng .
Dù buổi lễ ,sự kiện ngày hôm đó đã kết thúc nhưng vết tích của nó vẫn còn được lưu trữ lại trong sổ ,sách Lịch sử ngày nay .Em thật sự ấn tượng và tự hào vì mình là người Việt Nam .Em hứa sẽ học tập thật giỏi để sau này trở thành một công dân có ích cho xã hội .
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu, quân và dân miền Bắc đã vượt qua mọi khó khăn, mọi hy sinh, gian khổ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Đồng thời, chúng ta đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc. Đỉnh cao là chiến dịch 12 ngày đêm đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ cuối tháng 12 năm 1972 trên bầu trời Thủ đô Hà Nội, làm nên một chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không", buộc đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Hàng chục năm đã trôi qua, chúng ta có điều kiện để nhìn nhận đầy đủ, sâu sắc, toàn diện hơn tầm vóc to lớn của chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không", chiến thắng đó mãi mãi là biểu tượng của ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc, của trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chiến thắng đó đã viết lên trang sử hào hùng của dân tộc ta trong thế kỷ XX, là niềm kiêu hãnh của nhân dân Việt Nam, là bài học quý về trí thông minh, lòng dũng cảm và tài nghệ quân sự đánh địch tiến công đường không của quân và dân ta.
Câu 1 :
Bởi vì đó là ngày thống nhất đất nước!
Câu 2:
Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, "Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang. Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)
Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.
~HT~
Kick cho mik nhé:33
C1 : 30 – 4 – 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta không chỉ vì nó là mốc đánh dấu chiến thắng hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược mà hơn hết, nó là mốc thời gian chấm dứt hơn một thế kỉ bị phương Tây xâm lược. Nước ta được độc lập, tự do hoàn toàn, đất nước được thu về một mối. Từ đây, nước ta đã bước sang một trang sử mới – kỉ nguyên của độc lập, tự do.
C2 :
Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, "Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang. Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.
K MIK Nha
Tại sao phải bảo vệ môi trường, bởi môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người; chính vì vậy chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh. Bảo vệ môi trường còn giúp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục được những hậu quả mà con người gây ra.
để chúng ta có 1 bầu không khí trong lành và không làm hại động vật sống ở nơi bị ô nhiễm