K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

Tham khảo nhé em~

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

“Vừa mới hôm nào nghe trong đó

Nắng lửa liên miên kiệt nước nguồn

Hôm rày đã lại nghe trong nớ

Mười ngày hai trận lũ, mưa tuôn

 

Thương những hàng cây khô trong cát

Giờ gặp bão giông bật gốc cành

Thương những nấm mồ khô trên cát

Giờ lại ngâm mình trong nước xanh

 

Thương những mẹ già da tím tái

Gồng lưng chống lại gió mưa giông

Thương những em thơ mờ mắt đói

Dõi nhìn con nước, nước mênh mông

 

Vẫn biết ngày mai qua bão lũ

Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành

Miền Trung - Cây cột thu lôi ấy

Nhận hết bão giông lại phía mình.”.

 

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu cảm của văn bản trên.

Câu 2: (0,5 điểm) Qua khổ thơ đầu, em hãy cho biết đồng bào miền Trung đã liên tục gặp phải những thiên tai gì?

Câu 3: (1,0 điểm) Xét về cấu tạo, các từ bão giông, tím tái thuộc loại từ gì? Đặt câu với 1 trong 2 từ đó.

Câu 4. (1,0) Em hiểu tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu thơ:

Vẫn biết ngày mai qua bão lũ

 

Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành”

II. TẬP LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm).

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) với chủ đề: Hướng về miền Trung.

Câu 2: (5,0 điểm).

Phát biểu cảm nghĩ về khu vườn nhà em.

16 tháng 11 2021

Đáp án nak
 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Đọc - hiểu

1

Phương thức biểu cảm: biểu cảm trực tiếp.

0, 5

2

Những thiên tai mà miền Trung liên tục trải qua: hạn hán (nắng lửa ... kiệt nước nguồn) và lũ lụt.

0,5

3

bão giông, tím tái: từ ghép đẳng lập.

- Đặt câu theo yêu cầu.

0,5

0,5

4

Tác giả muốn nhắn gửi thông điệp đến mọi người:

Đồng bào miền Trung sẽ vượt qua khó khăn thử thách, hướng đến một ngày mai tươi sáng.

(HS có cách diễn đạt khác nhưng phù hợp vẫn cho điểm).

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần Tạo lập văn bản

1.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

b. Xác định đúng vấn đề , chủ đề của đoạn văn.

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau:

- Đồng bào miền Trung đang phải chịu nhiều khó khăn, thử thách bởi thiên tai liên tiếp, gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

- Những tin tức về miền Trung thường xuyên được cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút sự quan tâm của nhân dân cả nước.

- Hơn lúc nào hết, mọi người cần sẻ chia những đau thương, mất mát và chung tay giúp đỡ đồng bào miền Trung ruột thịt.

- Liên hệ bản thân.

d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

0,25

0,25

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

0,25

 

 

 

 

 

 

2

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

0,25

c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau:

1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về khu vườn nhà em.

Ví dụ: Em sinh ra ở nông thôn nên vì thế mảnh vườn nhà đã trở thành một nơi quen thuộc. Và cũng ở nơi ấy, tâm hồn em trở nên sinh động bởi hương hoa và tiếng chim ca hát suốt ngày.

2. Thân bài:

* Biểu cảm về cảnh quan khu vườn:

Khu vườn có từ bao giờ? Do ai thiết kế, ai chăm sóc? Diện tích và cách trồng loại cây trong khu vườn như thế nào? Cảm xúc của em khi đứng trước khu vườn vào các thời điểm khác nhau ra sao?

* Biểu cảm về các loại cây, hoa:

Vườn có những loại hoa, quả gì? Cảm xúc đối với mỗi loài hoa, quả ấy? Loài cây, hoa, quả nào có ấn tượng đặc biệt đối với bản thân em? ...

* Cảm xúc của bản thân về những kỉ niệm cùng khu vườn:

Em có nững kỉ niệm đáng nhớ nào đối với khu vườn? Kể và bộc lộ cảm xúc về một trong những kỷ niệm đó.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về khu vườn.

Ví dụ: Em yêu khu vườn và vì thế tôi cũng khát khao làm được nhiều việc có ích cho đời, nhiều việc có ích ... và dù đi đâu cũng luôn nhớ về khu vườn nhà em.

4,0

 

0,5

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

1,0

 

 

 

1,0

 

 

0,5

d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.

0,25

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

0,25

16 tháng 11 2021

kiểm tra xog r (:"

 

16 tháng 11 2021

Bn cho mình đề kiểm tra đọc hiểu đi bn để mình ôn

Đề bài  I. Đọc hiểu (3,0 điểm).

           Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Khi thầy viết bảng            Em yêu phút giây này               Mai sau lớn lên người
Bụi phấn rơi rơi               Thầy em tóc như bạc thêm       Làm sao có thể nào quên

…Có hạt bụi nào            Bạc thêm vì bụi phấn                Ngày xưa thầy dạy giỗ
Vương trên tóc thầy…    
Cho em bài học hay                 Khi em tuổi còn thơ…

                                                                   (Bụi phấn – Lê Văn Lộc)

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?

Câu 2: (0.5 điểm) Chỉ ra phép tu từ trong đoạn thơ?

Câu 3: (1.0 điểm) Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: (1.0 điểm) Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

II. Tập làm văn: (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):  Từ ý thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng nói lên lòng biết ơn của em với thầy cô giáo?

Câu 2: (5.0 điểm)  Phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất.

Phần I : Trắc nghiệm : 2 đ

Câu 1:  Qua văn bản Mẹ tôi, em cảm nhận được người mẹ là người như thế nào?

A, Đó là một người mẹ tuyệt vời ,có tình yêu thương con sâu nặng ,thắm thiết

B, Rất trách nhiệm với con.

C, Dành hết tình thương cho con.

D, Người mẹ có đức hi sinh cao cả, lớn lao .

Câu 2: Thân cò tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội phong kiến?

A. Tầng lớp thống trịB.Người phụ nữ
C. Người nông dânD. Những người nghèo khó

Câu 3: Về hình thức cả 2 bài “ Sông núi nước nam”,  “ Phò giá về kinh” đều:

A,  Diễn đạt ý tưởng ,lời nói chắc nịch , dung dị , không hoa mĩ.

B, Diễn đạt cô đúc , dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.

C, Có cách nói nôm na ,giản dị .

D, Diễn đạt cầu kì ,kiểu cách

Câu 4: Từ câu 2 đến câu 6 trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tác giả nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất để đãi bạn với mục đích gì?

  1. Miêu tả cảnh nghèo của mình.
  2. Không muốn tiếp đãi bạn.
  3. Qua lời thơ hóm  hỉnh trào lộng vui vui nhà thơ bày tỏ cuộc sống thanh bạch ,tâm hồn thanh cao của một nhà Nho về ở ẩn nơi quê nhà  .
  4. Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc.

Phần II: Tự luận (8đ)

Câu 1:  (2đ) Chép lại theo trí nhớ hai bài ca dao – dân ca bắt đầu bằng cụm từ “thân em”. Cụm từ “thân em”  ?

Câu 2:  (2đ) Bài thơ Bánh trôi nước gồm hai lớp nghĩa :

– Nghĩa thứ nhất : Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín

– Nghĩa thứ hai : Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Trong hai nghĩa trên, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?

Câu 3:  (4đ) Có bạn cho rằng: cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

#Học tốt​!!!

12 tháng 11 2019

Câu 1: Chép lại bài ca dao số 1 nói về tình cảm gia đình (công lao của cha mẹ). (1 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan? (1 điểm)

Câu 3: Từ ghép hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp:

a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (1 điểm)

Câu 4: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngừ sau: (1 điểm)

-         Chân cứng đá …                     - Chạy sấpchạy …

-         Mắt nhắm mắt …                     - Gần nhà … ngõ

Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em …) (6 điểm)

12 tháng 11 2019

Câu 1;Cho bài văn tĩnh dạ tứ

a,chỉ ra các danh từ động từ,từ đồng âm\

b,phân tích 2 câu văn cuối

Câu 2; tả con vật nuôi

12 tháng 11 2019

Đề bài 

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...

(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.

c. Nêu dung chính của đoạn văn trên.

Câu 2: (1 điểm)

Xác định đại từ trong hai câu thơ sau, và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào?

“Mình về với Bác đường xuôi.
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người”
(Việt Bắc” –Tố Hữu)

Câu 3: (1 điểm) Tìm

a. Một từ láy mô phỏng tiếng động của lá.

b. Một từ láy mô tả hình dáng sự vật.

Câu 4: (5 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ” Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

ề tình anh em trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài?

tôi chỉ nghỉ ra đc tới đây thôi

12 tháng 11 2019

I. Trắc nghiệm: (2,0đ) 

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái in hoa đứng trước câu đúng nhất.

1. Trong những sự việc sau, sự việc nào không được kể lại trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”?

A. Cuộc chia tay của hai anh em

B. Cuộc chia tay của hai con búp bê

C. Cuộc chia tay của người cha và người mẹ

D. Cuộc chia tay của bé Thủy với bạn bè và cô giáo.

Câu 2: Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa”  của Xuân Quỳnh là gì?

A. Tiếng gà trưa

B. Quả trứng hồng

C. Người bà

D. Người chiến sĩ

Câu 3: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…  đúng hay sai?

A. Đúng                      B. Sai

Câu 4: Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:

Non cao tuổi vẫn chưa già

Non sao….nước, nước mà…non

A. xa- gần                      B. đi – về

C. nhớ – quên                D. cao – thấp.

- Quảng cáo -

Câu 5: Từ HánViệt nào sau đây không phải là từ ghép chính phụ?

A. sơn hà                       B. Nam đế cư

C. Nam quốc                  D. thiên thư

Câu 6: Điền cặp quan hệ từ vào chỗ trống cho phù hợp với đoạn văn sau:

” Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm.Vừa thương vừa ăn năn tội mình. …tôi không trêu chị Cốc …đâu đến nỗi Choắt việc gì.

(TôHoài)

A. Giá …thì

B. Nếu…thì

C. Vì ….nên

D. Đáng lẽ…thì

7. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào là những từ láy ?

A. Mặt mũi; xanh xao; tốt tươi.

B. Tóc tai, râu ria, đo đỏ

C. Xám xịt; thăm thẳm, núi non

D. Xám xịt; đo đỏ

8. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ“ Thi nhân” ?

 A. Nhà văn                 B. Nhà thơ

- Quảng cáo -

C. Nhà báo                  D. Nghệ sĩ.

II. Tự luận (8đ):

1. (1đ) : Chỉ ra điệp ngữ trong câu thơ sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Tác dụng của điệp ngữ?

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.

(Hồ Chí Minh)

2. (2đ): a. Chép thuộc lòng và chính xác phần dịch thơ bài “Rằm tháng giêng ”của Hồ Chí Minh?

b. Trình bày nội dung bài thơ “Rằm tháng giêng ” .

3. (5 điểm ): Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya“của HồChí Minh.

12 tháng 11 2019

Đề bài 

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...

(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.

c. Nêu dung chính của đoạn văn trên.

Câu 2: (1 điểm)

Xác định đại từ trong hai câu thơ sau, và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào?

“Mình về với Bác đường xuôi.
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người”
(Việt Bắc” –Tố Hữu)

Câu 3: (1 điểm) Tìm

a. Một từ láy mô phỏng tiếng động của lá.

b. Một từ láy mô tả hình dáng sự vật.

Câu 4: (5 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ” Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

Đáp án đề thi

1. Câu 1 (3 đ )

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Mẹ tôi” : 0,5 đ

- Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (hoặc ghi A-mi-xi vẫn cho điểm tối đa) 0,5 đ

b. Tìm 2 từ láy : hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn 0,5 đ

- Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận 0,5 đ

c. Nội dung chính đoạn văn (1 đ)

Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ. Con không được quên tình mẫu tử ấy.

2. Câu 2: (1 đ)

- Các đại từ: Mình, Bác. Người. (0,5đ)

- Đại từ xưng hô. (0,5 đ)

3. Câu 3: (1 đ)

a. Từ láy mô phỏng tiếng động của lá: xào xạc ( 0,5 đ)

b. Từ láy mô tả hình dáng sự vật: nhấp nhô, gập ghềnh, li ti ( 0,5 đ)

4. Câu 4 (5 đ)

a) Mở bài: (0,5 đ) - Bạn đến chơi nhà là một bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn đẹp, chân thành và xúc động.

b) Thân bài: (4 đ)

- Đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh đón bạn hết sức éo le, nan giải của nhà thơ:

+ Cảm nhận nỗi vui mừng khôn xiết của nhà thơ khi lâu ngày gặp bạn .

+ Thấu hiểu nỗi băn khoăn của nhà thơ khi muốn đãi bạn một buổi ra trò để thể hiện tấm chân tình nhưng hoàn cảnh éo le thì không chiều lòng thi nhân (Câu 2).

- Thấm thía giá trị của tình bạn chân thành, sâu sắc:

+ Bất ngờ trước ứng xử tuyệt vời của nhà thơ trước tình thế nan giải (Câu 8)

+ Nhận thức sâu sắc: Tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần vô giá , hơn mọi “thứ mâm cao cỗ đầy.”

+ Hình dung rất rõ nụ cười nhân hậu đầy hóm hỉnh yêu đời của Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối bài.

c) Kết bài: (0,5 đ)

Bạn đến chơi nhà là bài thơ đẹp về tình bạn trong sáng, chân thành. Bài thơ sẽ mãi còn vẹn nguyên giá trị ở mọi thời đại.

Đề kiểm tra giữa học kì I lớp 7 môn Ngữ văn - Đề 2

học tốt

16 tháng 11 2021

TOP 5 Đề thi giữa kì 1 Văn 7 năm 2021 - 2022 (Có ma trận, đáp án)

16 tháng 11 2021

Lớp 6 ko anh hihi

ĐỀ 5:  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau:TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?                                                                  Trần Đăng Khoa Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xaTrăng hồng như quả chínLửng lơ lên trước...
Đọc tiếp

ĐỀ 5:

 

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

 

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?

                                                                  Trần Đăng Khoa

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

 

                                                                                     1968

                                                          (Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời,

                                                                   NXB Văn hóa dân tộc)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do.    B. Lục bát.    C. Bốn chữ.           D. Năm chữ.

Câu 2. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

A. Gieo vần lưng.                                            B. Gieo vần chân.

C. Gieo vần lưng kết hợp vần chân.           C. Gieo vần linh hoạt.

Câu 3. Ở khổ thơ thứ nhất, trăng được so sánh với hình ảnh nào?

A. Quả chín.

B. Mắt cá.

C. Quả bóng.

D. Cánh rừng xa.

Câu 4. Từ “Lửng lơ” thuộc loại từ nào?

          A. Từ ghép.

          B. Từ láy.

          C. Từ đồng nghĩa.

          D. Từ trái nghĩa.

Câu 5. Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật (quả chín, mắt cá, quả bóng…) cho em biết vầng trăng được nhìn dưới con mắt của ai?

          A. Bà nội.

          B. Người mẹ.

          C. Cô giáo.

          D. Trẻ thơ.

Câu 6. Tác dụng chủ yếu của phép tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Trăng bay như quả bóng” là gì ?

          A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.

          B. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.

          C. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.

          D. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

Câu 7. Theo em, dấu chấm lửng trong câu thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” có công dụng gì ?

          A. Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết.

          B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng.

          C. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước, châm biếm.

          D. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” là gì ?

          A. Nhân vật trữ tình yêu trăng theo cách độc đáo.       

B. Trăng ở quê hương của nhân vật trữ tình là đẹp nhất.

          C. Yêu mến trăng, từ đó bộc lộ niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình.

          D. Ánh trăng ở quê hương nhân vật trữ tình đặc biệt, không giống ở nơi khác.

Câu 9. Em hiểu như thế nào về câu thơ “Trăng ơi có nơi nào. Sáng hơn đất nước em…”?

Câu 10. Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ, hãy bộc lộ tình cảm của em với quê hương yêu, đất nước (trong đoạn văn 3 đến 5 câu).

 

II. VIẾT (4.0 điểm)

Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật)…và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên),…hết lòng yêu thương con trẻ. Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng.

          Từ ấn tượng về các nhân vật ấy hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật em yêu thích.

0
ĐỀ 2:ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề                                       I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau:MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃOMấy ngày mẹ về quêLà mấy ngày bão nổiCon đường mẹ đi vềCơn mưa dài chặn lối.Hai chiếc giường ướt mộtBa bố con nằm chungVẫn thấy trống phía trongNằm ấm...
Đọc tiếp

ĐỀ 2:

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

                                      

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO

Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.

Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức.

Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.

Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sớm lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua…

Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.

      Tác giả: Đặng Hiển.
     (Trích Hồ trong mây)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ bốn chữ 

C. Thơ năm chữ  

D. Thơ tự do

Câu 2. Ý nào sau đây nêu lên đặc điểm của thể thơ năm chữ ?

A.     Mỗi dòng thơ có năm chữ, không giới hạn số câu.

B.    Mỗi dòng thơ có năm chữ, có giới hạn số câu.

C.   Mỗi dòng thơ có bốn chữ, không giới hạn số câu.  

D.   Mỗi dòng thơ có bốn chữ, có giới hạn số câu.

Câu 3. Trong bài thơ trên có mấy số từ?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 4. Tình cảm, cảm xúc của con dành cho mẹ trong bài thơ là gì?

A.   Tình cảm yêu thương và nhớ mong mẹ.

B.   Tình cảm yêu thương và biết ơn mẹ.

C.   Niềm vui sướng khi có mẹ bên cạnh.

D.   Cô đơn, trống vắng khi mẹ vắng nhà.

Câu 5. Câu thơ nào nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về?

A.   Mấy ngày mẹ về quê

B.   Thế rồi cơn bão qua

C.   Bầu trời xanh trở lại

D.   Mẹ về như nắng mới

Câu 6. Chủ đề của bài thơ này là gì?

A. Vai trò của người mẹ và tình cảm gia đình.              

B. Tình cảm nhớ thương của con dành cho mẹ.            

C. Ca ngợi đức hạnh người phụ nữ Việt Nam.

D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.

Câu 7. Bài thơ ca ngợi ai, về điều gì ?

A. Ca ngợi trách nhiệm nặng nề của người mẹ trong gia đình

B. Ca ngợi đức hi sinh và tình yêu thương của mẹ.

C. Ca ngợi sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ của người mẹ.

D. Ca ngợi tình cảm của những người thân trong gia đình.

Câu 8. Câu thơ nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

A. Cơn mưa dài chặn lối.

B. Bố đội nón đi chợ.

 C. Mẹ về như nắng mới.

D. Mẹ cũng không ngủ được

Câu 9. Cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong hai dòng thơ cuối.

Câu 10. Hãy rút ra bài học sau khi đọc bài thơ.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Em hãy viết bài văn  nêu suy nghĩ của em về một người thân trong gia đình (cha, mẹ, anh, chị, em).

1
21 tháng 12 2022

\(1.C\)

\(2.A\)

\(3.C\)

\(4.A\)

\(5.D\)

\(6.A\)

\(7.D\)

\(8.C\)

\(9.\) Hai câu thơ cuối muốn nói lên niềm nhớ mong của người con và sự vui vẻ khi mẹ về của gia đình . Qua đó cũng thể hiện tầm quan trọng của người phụ nữ trong mỗi gia đình .

\(10.\) Bài thơ muốn nói lên sự gắn bó và tầm quan trọng của mỗi người thân trong gia đình , nếu vắng đi một người nào đó sẽ cảm thấy trở nên trống vắng . Thể hiện sự yêu thương của mỗi người thân trong gia đình .

 

21 tháng 12 2022

thanks

11 tháng 12 2016

Muốn xem nhiều đề nữa ib mình gửi nhen :))