Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình thi rồi nè
Thường có những câu về
+ Thụ tinh, thụ phấn, kết hạt, tạo quả.
+ Phân biệt các loại quả, cách phát tán của các loại quả. Lấy ví dụ.
+ Thí nghiệm chứng minh hạt nảy mầm phụ thuộc vào chất lượng hạt giống.
+ Chứng minh cây có mối quan hệ mật thiết với môi trường.
+ So sánh cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng giữa tảo, rêu, dương xie.
bn lên google bấm đề kiểm tra 1 tiết sinh học 6 là ra
nek coi thử đi 1 - Thư viện Đề thi & Kiểm tra - Thư viện trực tuyến ViOLET
Mình thi rồi, trắc nghiệm của mình có 6 câu( thường thì trắc nghiệm có khoảng từ 6 đến 10 câu)
Kiểm tra 45' quan trọng hơn kiểm tra 15'
Tick cho mình nha
Thật tuyệt vời, chúc mừng em
Đây là điều mà các thầy cô của Hoc24 hướng đến khi xây dựng website này. Mong em tiếp tục ủng hộ Hoc24 để Hoc24 trở thành một cộng đồng học tập bổ ích cho học sinh Việt Nam!
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Cây có rễ chùm bao gồm:
A. Cây lúa, cây tỏi, cây cải. C. Cây hồng xiêm, cây hành, cây tre.
B. Cây hành, cây ngô, cây lúa. D. Cây cải, cây rau muống, cây bưởi.
Câu 2: Tế bào lông hút nằm ở phần:
A. Mạch gỗ C. Ruột
B. Thịt vỏ D. Biểu bì
Câu 3: Con đường hút nước và muối khoáng hòa tan:
A. Lông hút qua vỏ \(\rightarrow\) mạch gỗ của rễ\(\rightarrow\) thân\(\rightarrow\) lá.
B. Lông hút qua vỏ\(\rightarrow\) mạch rây của rễ\(\rightarrow\) lá \(\rightarrow\) thân.
C. Lông hút qua vỏ \(\rightarrow\) mạch gỗ của rễ \(\rightarrow\) lá \(\rightarrow\) thân.
D. Lông hút qua vỏ \(\rightarrow\) mạch rây \(\rightarrow\) thân \(\rightarrow\) lá.
Câu 4: Mướp, bầu, bí, khổ qua thuộc loại:
A. Thân cỏ B. Thân bò
C. Thân leo D. Thân gỗ
Câu 5: Muốn xác định được tuổi của cây, người ta thường dựa vào:
A. Độ cao của cây
B. Độ lớn của thân cây
C. Độ dày của phần ruột
D. Số vòng gỗ hàng năm của cây
Câu 6: Củ gừng là loại:
A. Thân củ nằm dưới mặt đất
B. Thân rễ nằm trên mặt đất
C. Thân rễ nằm dưới mặt đất
D. Thân củ nằm trên mặt đất
Câu 7: Trụ giữa của rễ có:
A. Mạch gỗ
B. Thịt vỏ
C. Các bó mạch ( Mạch gỗ, mạch rây)
D. Lông hút
Câu 8: Người ta thường bấm ngọn cho những cây:
A. Bí đỏ, mồng tơi
B. Cà chua, bông
C. Bầu, bí, cà phê
D. Bí đỏ, mồng tơi, cà chua, bông, bầu, bí, cà phê
Câu 9: Trồng những cây nào sau đây sẽ tăng nguồn đạm cho đất?
A. Cây họ lúa
B. Cây khoai lang, khoai tây
C. Cây họ đậu
D. Cây sắn, rau ăn
Câu 10: Lúa, bắp, cỏ, cỏ mần trầu thuộc loại:
A. Thân cỏ
B. Thân cột
C. Thân quấn
D. Thân gỗ
Câu 11: Tỉa cành xấu, cành sâu kết hợp với việc bấm ngọn là để:
A. Cây mọc cao hơn, tốt hơn
B. Thức ăn dồn vào các cành còn lại
C. Cho chồi hoa, chồi lá phát triển
D. Cho cây có đủ chất dinh dưỡng, phát triển tốt, năng suất cao
Câu 12: Su hào là một loại:
A. Rễ củ nằm dưới mặt đất
B. Thân củ nằm dưới mặt đất
C. Thân củ nằm trên mặt đất
D. Rễ củ nằm trên mặt đất
Câu 13: Những thân cây già đôi khi bị rỗng ruột nhưng vẫn sống vì:
A. Chất dinh dưỡng vẫn còn
B. Lá vẫn chế tạo được chất hữu cơ
C. Còn phần vỏ để bảo vệ
D. Các mạch vẫn còn
Câu 14: Thân dài ra do:
A. Sự lớn lên và phân chia tế bào
B. Chồi ngọn
C. Mô phân sinh ngọn
D. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
Câu 15: Cây trồng lấy củ như khoai lang, cà rốt thì cần nhiều:
A. Đạm B. Lân C. Kali D. Đạm và lân
1, Nêu đặc điểm của quả và hạt phát tán nhờ gió?
2, Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm gì?
3, Cơ quan sinh dưỡng của tảo và rêu? Tại sao rêu sống trên cạn nhưng ở nơi ẩm ướt?
4, Cơ quan sinh dưỡng của rêu và cây dương xỉ? Loại cây nào có đặc điểm cấu tạo phức tạp hơn?
bn ơi đề kiểm tra thì mỗi trường mỗi khác mà bạn, còn tùy thuộc vào thầy cô cho đề nữa
Mình nghĩ là không
nhưng mình nghĩ là có