Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm cấu tạo của nấm, địa y, vi khuẩn:
+ Nấm:
- Cấu tạo: Bên trong có chất tế bào, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào, không có chất diệp lục.
- Dinh dưỡng: Hoại sinh
+ Địa y:
- Cấu tạo Gồm những tế bào tảo màu xanh, xen lẫn với sợi nấm chằng chịt, không màu.
- Dinh dưỡng: Hình thức sống đó là cộng sinh
+ Vi khuẩn:
- Cấu tạo: Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản (bên ngoài là vách tế bào, trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh)
- Dinh dưỡng: Bằng cách tự dưỡng theo kiểu hoại sinh hoặc kí sinh.
Chúc bạn học tốt!
- tuyên truyền mọi người bảo vệ
- ko săn bắt, buôn bán đvật lưỡng cư ........
Để mình giúp bạn nha.....
+Tuyên truyền mọi người bảo vệ những loài lưỡng cư có lợi.
+ Ngăn chặn những hành vi giết hại hay buôn bán những loài lưỡng cư có lợi
+ trồng nhiều cây rậm xung quanh ao hồ, đầm để lưỡng cư sinh sản.
+ thần hóa, lai tạo giống các loài lưỡng cư cùng họ với nhau.
+chống buôn bán lưỡng cư có lợi, đặc biệt là những laoif đang có nguy cơ bị tuyệt chủg
+ bảo vệ hệ cân bằng sinh thái quanh ao, hồ, đầm,...
Còn thiếu cái gì bạn bổ sug sau nha...
Một số biện pháp quan trọng phòng bệnh cho vật nuôi
Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.
I. VỆ SINH PHÒNG BỆNH
1. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.
Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun sát trùng 1-2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.
Trước khi nuôi lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị đã vệ sinh sạch sẽ và vật tư cần thiết như thức ăn, nước uống, thuốc thú y thiết yếu đảm bảo chất lượng...
Vật nuôi nên mua từ cơ sở giống có uy tín, chất lượng, khi mới mua về phải nhốt riêng tại khu cách ly để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh truyền nhiễm mới đưa vào khu chăn nuôi.
Vật nuôi ốm cần được cách ly và điều trị. Vật nuôi chết phải xử lý theo quy định của thú y.
Đối với người trực tiếp chăn nuôi, phải dùng bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ) sử dụng riêng trong khu vực chăn nuôi.
Chuồng trại nên có tường bao quanh, không để người không phận sự, động vật khác vào khu vực chăn nuôi. Các loại xe, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa vào khu chăn nuôi cần vệ sinh, sát trùng.
2. Vệ sinh thức ăn nước uống
Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc. Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.
3. Quan sát vật nuôi hàng ngày
Cần sớm phát hiện vật nuôi có biểu hiện bất thường như: Bỏ ăn hoặc kém ăn; ủ rũ, nằm một chỗ hoặc lười vận động, nằm chồng đống lên nhau hoặc nằm tách xa đàn. Mắt lờ đờ, mắt sưng, chảy nước mắt, nước mũi, sưng mặt, lông sù. Sốt cao, uống nhiều nước, tai đỏ hoặc tím tái. Ho, khó thở, thở mạnh, tiêu chảy. Biểu hiện thần kinh, tiếng kêu bất thường...
Xuất huyết ngoài da hoặc tím tái các vùng da như tai, mõm, chân (đối với lợn).
4. Biện pháp xử lý khi vật nuôi có biểu hiện bất thường
Cách ly vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.
Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.
Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lý.
Không mổ vật nuôi ốm, chết gần khu vực chăn nuôi và không cho vật nuôi ăn các phụ phẩm của các loại thịt sống của vật nuôi bị bệnh và không rõ nguồn gốc.
Không đem thức ăn thừa của vật nuôi bệnh cho vật nuôi khác ăn.
Không chuyển các thiết bị, dụng cụ chưa được vệ sinh sát trùng từ khu vực có vật nuôi ốm, chết đến khu vực khác.
2. PHÒNG BỆNH BẰNG VẮC XIN
Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.
Sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.
Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.
- THẾ NÀO LÀ BỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC ?
Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm : Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), sây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.
II - BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC
1. Sử dụng thiên địch
a) Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
ơ từng địa phương đểu có những thiên địch gần gũi với con người như : mèo diệt chuột, gia cầm (gà vịt, ngan, ngồng) diệt các loài sâu bọ, cua, ốc mang vặt chù trung gian... (hình 59.1).
b) Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gáy hại hay trứng của sâu hại
Cây xương rồng được nhập vào nhiều nước để làm bờ rào và thuốc nhuộm. Khi cây xương rồng phát triển quá mạnh, người ta đã sừ dụng một loài bướm đêm từ Achentina. Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra. ăn cây xương rồng.
Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (trứng sâu hại ngô). Au trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám (hình 59.2).
2. Sử dụng vi khuân gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
■ Năm 1859, người ta nhập 12 đôi thỏ vào Ôxtrâylia. Đến năm 1900 số thó lên tới vài trăm triệu con vả trở thành động vật có hại. Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. Sau 10 nãm chi với 1% số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta đã phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm hoạ về thó mới cơ bàn được giải quyết.
3. Gây vỏ sinh diệt động vật gây hại
■ Ở miền Nam nước Mĩ. để diệt loài ruổi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sàn ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được.
III - ĐIỂM VA NHŨNG HẠN CHẼ CỦA NHŨNG BỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC 1. ưu điếm
■ Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao. tiêu diệt những loài sinh vật có hại. thê hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ánh hường xấu tới sinh vật có ích và sức khoe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
2. Hạn chê
■ - Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ : Kiến vống được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam. sẽ không sổng được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
- Thiên địch không diệt triệt đề được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít vả sức sinh sàn thấp, chi bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miền dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
- Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ : Để diệt một loài cây cành có hại ờ quẩn đào Haoai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cành bị tiêu diệt, đã làm giám số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vốn là mồi của chim sáo. Két quả là diệt được một loài cây cành có hại song sản lượng mía đã bị giảm sút nghiêm trọng.
- Một loài thiên địch vừa có thế cỏ ích vừa có thể có hại:
Ví dụ : Đôi với nông nghiệp chim sé có ích hay có hại ?
Vấn để này truớc đây được tranh luận nhiều :
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiệp. Vậy chim sẻ là chim có ích.
Qua thực tế, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ vì cho rang chim sẻ là chim có hại. nên Trung Quốc đã bị mất mùa liên tiếp trong một sổ năm. Thực tế đỏ đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.
* Đối với thực vật:
- Giúp cây phát tán quả và hạt.
-Bắt côn trùng, sâu bọ bảo vệ mùa màng.
* Đối với đời sống con người:
- Lông chim giúp làm chăn, đệm, đồ trang trí.
- Thịt chim, trứng chim là những sản phẩm bổ,ngon, có kinh tế cao.
- Chim hót giúp con người giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng.
- Giúp phong phú thêm từ điển động vật.
( mih nghĩ thế, ko pít đúng ko, sai thui bn nhé :) )
Chúng ta phải bảo vệ rừng đầu nguồn vì:
Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống.
Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.
Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.
Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.
Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.
Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.
Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Các biện pháp bảo vệ rừng:
Về mặt pháp lý:
- Tăng cường nhân lực, phương tiện, để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và chống trả đích đáng trước mọi hành vi côn đồ, phản kháng của bọn lâm tặc, đầu nậu gỗ lậu. Ngay cả khi bọn chúng dùng súng, lựu đạn thì chúng ta cũng tự tin giành thế chủ động để trấn áp, chiến thắng.
- Xây dựng khung pháp lý bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá hoại, đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt. Mức giam có thể từ 5 năm đến chung thân tùy theo vị trí, cấp bậc trong xã hội, hoàn cảnh sống, tùy theo rừng bảo tồn quốc gia hay rừng tái sinh.
- Xây dựng khung pháp lý nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của bọn đầu nậu gỗ để được khai thác rừng tự do bừa bãi.
- Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị hiện đại để ngăn chặn kịp thời các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán, sấm sét), con người gây ra...
- Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong một thời gian dài để có đủ thời gian phát triển đầy đủ, đa dạng các thảm thực vật, loài động vật.
Về mặt cộng đồng:
- Giáo dục cho cộng đồng địa phương.
- Dựa vào chương trình sư phạm từ cấp trung học trở lên cho đến hết bậc ĐH. Có thể gia tăng số tiết học đối với những nơi có đồng bào dân tộc ít người.
- Chấm dứt tình trạng tự do di cư - di canh bừa bãi đã tồn tại mấy chục năm nay bằng cách quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du mục từ trước đến nay tại các địa phương.
- Phải cương quyết đưa trở về nguyên quán tất cả những người tự do di canh với kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước.
- Tuyên dương (bằng khen, tiền thưởng...), phục hồi công việc và chức vụ với những ai đã can đảm đứng ra tố cáo những kẻ chặt phá rừng bừa bãi.
- Đối với những người du mục, du canh bị trả về chỗ cũ thì hỗ trợ một khoản tiền sinh sống qua ngày, tạo công ăn việc làm, cung cấp một mảnh đất canh tác theo quy hoạch của nhà nước, của địa phương.
Về mặt vi mô và vĩ mô:
- Có những chính sách ưu tiên cho những khu vực khó khăn về kinh tế, giáo dục, y tế...
- Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo; thành thị và nông thôn; đồng bằng và miền núi...
- Thường xuyên phát động chương trình trồng cây gây rừng vào các dịp lễ hội quốc gia: 30/4, 2/9, 19/5...
Nước là nguồn tài nguyên quan trọng, nguồn tài nuyên qua trọng, nguồn năng lượng duy trì sự sống của sinh vật trong đó có con người. Trong tự nhiên, nước là sản phẩm của những phản ứng hóa học. Nước được điều hòa nhờ rừng đầu nguồn.
Những tài nguyên trong hệ sinh thái rừng đầu nguồn dần bị mất đi do nhu cầu về gỗ lâm sản của con người. Con người không hình dung được trong một hệ sinh thái như vậy còn biết bao loài có giá trị sinh học, giá trị bảo tồn khác đáng giá hơn những giá trị kinh tế hiện hữu...
vì vậy, chúng ta cần bảo vệ rừng đầu nguồn.
có những biện pháp như: mở rộng tuyên chuyền ủng hộ...
chúc bạn lên hoc24 sẽ học tốt
-Cam san bat, buon ban, giu trai phep.
-To chuc chan nuoi, cham soc day du.
-Xay dung khu du tru thien nhien.
-Tuyen truyen van dong moi nguoi nang cao y thuc bao ve dong vat quy hiem
Hoa tự thụ phấn
- Là hoa có hạt rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó
- Loại hoa : Lưỡng tính
- Thời gian chín của nhị so với nhụy : Đồng thời
VD : hoa lạc, hoa đỗ đen. hoa đỗ xanh...
Hoa giao phấn
- Là hoa có hạt phấn được chuyển đến đầu nhụy của hoa khác
- Loại hoa : Đơn tính, lưỡng tính
- Hoa lưỡng tính thời gian chín của nhị so cới nhụy : Không đồng thời khi trước khi sau
VD: hoa bí ngô, hoa mướp, hoa vừng…
Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. Vd: Hoa cúc, hoa hồng, phong lan
Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa khác. Vd:
1. Ếch sống ở những vùng lạnh giá.
Trong khi một số loài thường tìm cách để tránh bị đóng băng như cá Bắc Cực, một số loài động vật khác lại tự tiến hóa để biến việc đóng băng trở thành cách tồn tại.
Ta có thể thấy hiện tượng này ở các loài ếch, rùa: chúng bị đóng băng vào mùa đông, nhưng ngay khi xuân đến và băng tan, chúng lập tức sống lại và hoạt động bình thường.
Giải thích cho điều kỳ lạ này chính là ure và glucose. Muối ure giúp ngăn cản và giới hạn hàm lượng nước trong cơ thể bị đóng băng và làm giảm co rút thẩm thấu của tế bào, giữ ếch ở trạng thái giả chết. Còn đường glucose sẽ dần chuyển hóa thành năng lượng nuôi sống cơ thể. Cơ chế này tương đối giống với việc ngủ đông của gấu.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có giới hạn của nó. Nếu nhiệt độ lạnh quá mức cho phép và khiến quá 65% nước trong cơ thể ếch bị đóng băng, chúng sẽ chết.
2.Voi sống ở nhiệt độ cao.
Câu trả lời chính là đôi tai của chúng. Có rất nhiều mạch máu nhỏ trên tai của voi, đây chính là nơi giúp chúng tỏa bớt nhiệt của cơ thể ra bên ngoài. Với đôi tai càng to, thì chức năng tản nhiệt của voi càng lớn. Tai loài thỏ cũng có tác dụng tương tự.
Để thấy rõ sự khác biệt, các bạn hãy so sánh tai của voi ngày nay và loài voi ma mút đã tuyệt chủng hàng trăm ngàn năm trước. Voi mamut sống ở nhiệt độ thấp nên chúng có đôi tai bé và bộ lông dày để giữ nhiệt cho cơ thể mình.
3. Gấu bắc cực sống ở nơi nhiệt độ thấp.
Với các loài động vật biến nhiệt, đặc biệt khi chúng sống ở những nơi lạnh giá như Bắc Cực, nhiệt độ thấp là mối đe dọa lớn với chúng.
Ví dụ như ở loài cá, chúng không có bộ lông dày như gấu, không có lớp da dày như hải cẩu, chúng phải sống 24/24 trong nhiệt độ -30 độ C. Về lý thuyết, ở nhiệt độ này các tinh thể băng sẽ bắt đầu hình thành trong máu, khiến các loài động vật không thể trao đổi chất và oxy, chúng sẽ chết.
Tuy nhiên, cá Bắc Cực trong quá trình tiến hóa đã tự “tổ hợp” cho mình được một loại protein mới gọi là AFP - protein chống đông lạnh.
Thực tế đã chứng minh, phân tử protein này có khả năng phát hiện, bám chặt vào tinh thể băng mới hình thành và ngăn chặn sự lớn lên của nó. Từ đó, chúng cho phép các tế bào khác tiếp tục thực hiện chức năng của mình. Một dạng protein tương tự cũng đã được tìm thấy trong một số loài bọ cánh cứng sống ở trên cao - nơi có nhiệt độ rất thấp.
- Qua đây, ta có thể thấy các loài động vật luôn tiến hóa không ngừng để thích nghi với những môi trường sống mới, khắc nghiệt hơn. Đó là một trong những quy luật của thuyết tiến hóa mà Darwin đã đề ra cách đây 150 năm. Bước sang ngưỡng cửa của thế kỉ XXI, với bao nhiêu biến động tự nhiên, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh hạt nhân; giao lưu, hội nhập… xã hội loài người đã trở thành một con quay khổng lồ thay đổi theo từng giây phút. Trong cuộc biến đổi không ngừng đó, khả năng biến đổi để thích ứng được xem như nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của mỗi người.
Có bạn nào có câu trả lời nào khác và ngắn hơn không?
giun, de, nhen, cao cao, tom, trai, oc, so, buom buom,...v....v,..
liệt kê biện pháp bảo vệ nha