K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2018

Bạn ở Quảng Nam hả :D

4 tháng 5 2018

- giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình
- tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển

8 tháng 2 2017

Ý nghĩa của phát triển tổng hợp kinh tế biển:

+ Đối với kinh tế:

+ Nâng cao đời sống nhân dân

- Đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên biển - đảo.

- Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

-Tăng nguồn thu từ các nghành biển như du lịch biển, khai thác-xuất khẩu các loại thủy-hải sản...

- Thu hút đầu tư từ nước ngoài -> tăng tiềm lực phát triển kinh tế.

- Góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
+ Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
-Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.
- Các đảo và quần đảo trên biển tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. Là hệ thống căn cứ để chúng ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

9 tháng 2 2017

Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa:
+ Đối với nền kinh tế:
- Khai thác hợp lí hơn tiềm năng biển - đảo, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
- Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
- Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ....
- Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch ...) -> tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
- Góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
+ Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
- Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.
- Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn.

10 tháng 4 2019

-Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:

+ Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế như cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,... Trong biển có trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tôm hùm, tôm rồng. Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,... 

+ Tổng trữ lượng hải sản khoảng bốn triệu tấn (trong đó 95,5% là cá biển), cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn.

+ Cả nước có 4 ngư trường trọng điểm: Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa -Vũng Tàu, quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, Cà Mau - Kiên Giang.

+ Ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông, rừng ngập mặn...thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

- Du lịch biển - đảo

+ Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.

+ Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- Khai thác và chế biến khoáng sản biển:

+ Biển nước ta là nguồn muối vô tận, dọc bờ biển nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muôi. Hằng năm các cánh đồng muối cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối, các cánh đồng muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh.

+ Dầu khí là tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa phía Nam. Nước ta có 8 bể trầm tích: sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chinh- Vũng Mây, Trường Sa, Thổ Chu -Mã Lai; trong đó hai bể trầm tích lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long.

+ Vùng biển nước ta nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp: titan, cát thủy tinh (Quảng Ninh, Khánh Hòa).

- Giao thông vận tải biển:

+ Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.

+ Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vũng vịnh kín gió, thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu (cảng Hải Phòng, Cái Lân, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,..).

15 tháng 4 2019

* Ngành khai thác và nuôi trồng hải sản ở nước ta còn nhiều điều bất hợp lý:

- Sản lượng đánh bắt ven bờ đã cao gấp 2 lần khả năng cho phép, trong khi đó sản lượng dánh bắt xa bờ chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép.

- Hải sản nuôi trồng chỉ chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ trong sản lượng toàn ngành

Chúc bạn học tốt <3



16 tháng 4 2019

minh hỏi thuỷ sản mà bạn :)

31 tháng 10 2023

Nhân tố thị trường là một yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động kinh tế và phát triển phân bố công nghiệp của một quốc gia. Dưới đây là một số đặc điểm của nhân tố thị trường và sự ảnh hưởng của nó đến sự phát triển phân bố công nghiệp ở Việt Nam:

1. Đặc điểm của nhân tố thị trường:

- Tự do kinh tế: Nhân tố thị trường đặc trưng bởi sự tự do và độc lập của các doanh nghiệp trong việc sản xuất, tiêu thụ và đầu tư.

- Cạnh tranh: Thị trường cạnh tranh khuyến khích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

- Quyền sở hữu tư nhân: Nhân tố thị trường thường ưu tiên quyền sở hữu tư nhân và khuyến khích sự đầu tư từ các cá nhân và tổ chức tư nhân.

2. Ảnh hưởng của nhân tố thị trường đến sự phát triển phân bố công nghiệp ở Việt Nam:

- Tạo điều kiện thu hút đầu tư: Nhân tố thị trường tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn đầu tư từ trong và ngoài nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp.

- Phân bố công nghiệp không đồng đều: Nhân tố thị trường có thể tạo ra sự tập trung công nghiệp ở các khu vực có lợi thế về nguồn tài nguyên, hạ tầng và lao động, dẫn đến sự không đồng đều trong phân bố công nghiệp ở Việt Nam.

- Phát triển các khu công nghiệp: Nhân tố thị trường khuyến khích việc thành lập và phát triển các khu công nghiệp, tạo ra cơ sở hạ tầng và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhân tố thị trường cũng có thể gây ra một số vấn đề như sự tập trung quá mức, bất cân đối trong phân bố công nghiệp và khó khăn trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động. Do đó, chính phủ cần có chính sách và biện pháp điều chỉnh để đảm bảo sự cân bằng và bền vững trong phát triển phân bố công nghiệp.

17 tháng 3 2016

đảm bảo được chất lượng của các mặt hàng nông sản sau khi thu hoạch 
-có thể làm tăng giá trị mặt hàng 
-mở rộng thị trường tiêu thụ 
-nâng cao hiệu quả sản xuất 
-thúc đẩy sự phát triển nghành sản xuất nông nghiệp ở nước ta