Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ưu điểm là:khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho việc chăn nuôi
nhược điểm là :do kĩ thuật chăn nuôi còn thiếu sót dễ dẫn đến dịch bệnh
mình chỉ biết như zậy thui mong bạn thông cảm nha
Tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản
* Chú ý: Cần phải bón phân hợp lí: đúng liều lượng, đúng chủng loại và cân đối giữa các loại phân
ví dụ về xen canh nàk :)
- trồng xen :
- hoa mười giờ - cây cổ thụ
- ngô - đậu tương
- đậu - cải
- cam - rau lang
- ................
nhiu đó đc hăm Linh ?!! ^^
VAC là cụm từ viết tắt của 3 chữ cái đầu của 3 từ ‘vườn’, ‘ao’ và ‘chuồng’. Trong khái niệm chung : ‘Vườn’ là yếu tố phản ánh các hoạt động trồng trọt trong vườn, ‘Ao’ là chỉ các hoạt động nuôi cá trong ao và ‘Chuồng’ chỉ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm... Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA) đã tập hợp các yếu tố từ các hoạt động phát triển sinh kế truyền thống gắn liền với sự hình thành, phát triển và lập nghiệp của đại bộ phận nông dân Việt Nam và đã đúc kết để nâng lên thành Mô hình sản xuất tổng hợp VAC (VAC integrated system). Đây chính là Hệ thống nông trang viên, một hệ thống kinh tế nông nghiệp tổng hợp mà Hội Làm vườn Việt Nam đã khởi xướng và thúc đẩy phát triển từ năm 1986 khi Chính sách giao đất lâu dài cho nông dân bắt đầu có hiệu lực.
VAC là một mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó các hoạt động trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm là các hoạt động chính. Các hoạt động này có những mối quan hệ mật thiết và khăng khít nhau, tạo nên một một Hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp.
Hệ thống VAC được vận hành bởi một nhân tố quan trọng, đó chính là con người. Con người ở vị trí trung tâm tiêu thụ các sản phẩm VAC để tồn tại và phát triển và ngược lại, con người tác động và điều chỉnh các mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần của hệ thống bằng các yếu tố bổ xung từ bên ngoài như: phân bón sinh học, thức ăn cho chăn nuôi, v.v.. và kiểm soát quá trình xử lý chất thải của VAC, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho hệ thống và bảo vệ môi trường.
Chính sách giao đất lâu dài cho nông dân và cơ chế ’Đổi mới’ quản lý kinh tế nông nghiệp đã trở thành động lực cơ bản giúp cho VAC không chỉ giới hạn trong khuôn viên của mỗi gia đình. VAC được mở rộng khái niệm để phát triển với quy mô hàng chục và hàng trăm ha vườn đồi, trang trại, rừng, đầm, hồ...; Khu vực chăn nuôi cũng phát triển dưới dạng trang trại với trăm nghìn gia súc, vật nuôi được hình thành. Định nghĩa của VAC vì thế cũng mở rộng:
- V: trở thành biểu tượng của hoạt động trồng trọt, vì ‘làm vườn’ không chỉ trong vườn nhà mà còn mở rộng trong rừng, trên nương rẫy, ngoài đồng...
- A: trở thành biểu tượng của nuôi trồng thủy sản đa dạng để khai thác nguồn lợi nước mặt trong ao, hồ, mương, sông, suối, biển ... với các sản phẩm cá, tôm, cua, ếch, rong biển, tảo, rùa, ba ba v.v..
- C: trở thành biểu tượng của các hoạt động chăn nuôi ở các trang tại quy mô lớn như gà, vịt, lợn, dê, trâu, bò,... Ở một số nơi, C cũng bao gồm nuôi ngựa, voi và một số đặc sản như: hươu, nai, trăn, rắn,...
Mô hình kinh tế VAC là một hệ thống canh tác tổng hợp, kết hợp truyền thống và hiện đại, trong đó việc đảm bảo thu nhập kinh tế ổn định cho các hộ gia đình nông dân là một yếu tố chính được cấu thành. Tuy nhiên, trong thời gian phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tập thể, hệ thống canh tác VAC gần như đã bị quên lãng. VAC được khôi phục và phát triển trong thời kỳ khi Chính sách ‘Đổi mới’ được ban hành, trong đó khuyến khích phát triển kinh tế hộ. Từ năm 1986 thực hành VAC đã được VACVINA thúc đẩy mở rộng nhanh chóng ở các vùng khác nhau trên cả nước. Kết quả của VAC đã được đánh giá và ghi nhận về lợi ích các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
-
VAC: tăng cường dinh dưỡng và tăng cường lợi ích sức khỏe:
- VAC cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng theo các chế độ ăn uống trong các gia đình bằng cung cấp các loại rau, hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao (rau dền, rau đậu, cà rốt, chuối, đu đủ, trái cây có múi...), hay trứng, cá, thịt cho nhu cầu tiêu dùng trong các gia đình.
Kết quả nhận được từ điều tra ở một số vùng thực hiện thí điểm VAC (Dự án an ninh lương thực hộ gia đình – HFS/UNICEF) cho thấy việc cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng theo các chế độ ăn uống trong các gia đình như sau: Cá tăng 3,14 lần; Thịt (gà, lợn, bò,...) tăng 2,40 lần;Trứng (gà, vịt) tăng 2,90 lần; Trái cây tăng 3,14 lần và đặc biệt VAC có thể đóng góp hiệu quả để giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.
VAC trong vườn xung quanh nhà có thể giải quyết vấn đề thiếu đói trong các thời kỳ “giáp hạt” giữa các vụ thu hoạch và đặc biệt là các loại rau, củ có thể nhanh chóng phục hồi sau các thảm họa thiên tai.
Thực hành mô hình VAC tạo ra cơ hội làm việc trong một môi trường lành mạnh và tiếp cận với thực phẩm tươi sống và an toàn, góp phần cải thiện điều kiện sức khỏe của con người.
Nhiều người già và người mắc bệnh mãn tính khi hành nghề làm vườn VAC có điều kiện cải thiện sức khỏe vì họ có thể có một 'nghỉ ngơi tích cực' kết hợp với giải trí tốt hơn, thư giãn tinh thần và tình yêu sâu sắc hơn với thiên nhiên.
-
VAC và phát triển kinh tế:
'Kinh tế VAC' là một thành phần chính của sản xuất nông nghiệp và là một bộ phận quan trọng của thu nhập hộ gia đình nông dân Việt Nam.
Các Nghiên cứu đã cho thấy: ở nhiều xã của vùng đồng bằng sông Hồng, thu nhập từ các hoạt động VAC của nhiều gia đình nông dân đã đạt tới 70% tổng thu nhập và từ 3-5 lần cao hơn (và đôi khi mười lần cao hơn) so với sản xuất từ trồng lúa 2 vụ/ năm trong cùng một diện tích.
Nhiều gia đình nông dân trở nên giàu có bằng thực hành VAC. Kinh tế VAC có một tiềm năng rất lớn, cần được kết hợp vào các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tại các địa phương. VAC phát triển sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thâm canh, đa dạng và bền vững. Nó sẽ cung cấp sản phẩm nhiều hơn cho tiêu thụ, xuất khẩu và cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến liên quan.
-
VAC và các vấn đề xã hội:
VAC ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội liên quan tới đói nghèo. Thực hành VAC giúp tăng thu nhập và cải thiện các tiêu chuẩn của đời sống.
Thực hành VAC sẽ tạo việc làm và công việc sản suất tốt hơn cho những gia đình đông người trước tình trạng nông nhàn hiện nay (tình trạng thất nghiệp hiện nay cao trong các khu vực nông thôn), qua đó giảm bớt áp lực di cư của người dân nông thôn vào các thành phố. VAC cũng cung cấp các sản phẩm và tăng thêm thu nhập cho người cao tuổi khi về hưu với đồng lương hưu thấp.
Những nông dân phụ nữ Việt Nam thường phải làm việc trên đồng ruộng và xa nhà. Thực hành VAC cho phép phụ nữ làm việc trong môi trường lành mạnh, gần nhà và có thêm nhiều thời gian chăm sóc con cái của họ.
'VAC tình nghĩa' là mô hình đã được thiết lập cho các gia đinh thương binh, liệt sĩ sau chiến tranh.
Nhiều mô hình VAC cũng được thiết kế cho các lớp mẫu giáo và trường học, cho đồng bào người dân tộc thiểu số để cải thiện dinh dưỡng của trẻ em và học sinh.
VAC trong các trường học có thể được sử dụng như là trung tâm trình diễn để giới thiệu các kỹ thuật VAC cho học sinh và người nông dân.
VAC tại các bản làng có thể cho phép trẻ mồ côi, người tàn tật... có thể làm việc cùng nhau tạo ra nguồn thực phẩm đa dạng và thu nhập.
VAC cũng tao ra kết quả với một loạt các sản phẩm liên đới. Trái cây và rau quả có thể được chế biến ở quy mô công nghiệp; Các sản phẩm thủ công như dệt, kéo sợi... góp phần đáng kể vào thu nhập gia đình và chất lượng cuộc sống.
-
VAC và tu bổ, cải tạo môi trường:
Cũng như thực tế đã xảy ra ở các nước phát triển, Việt Nam đang trong tình trạng bị ô nhiễm từ khu vực nông nghiệp và công nghiệp. Nguồn không khí, nước, đất bị ô nhiễm nặng nề đã gây nhiều tác động tiêu cực tới nguồn lương thực và thực phẩm, gây hậu quả nặng nề tới dời sống con người. Sự phát triển của hệ thống VAC có thể góp phần hạn chế ô nhiễm và cải thiện môi trường. Bên cạnh yêu tố quan trọng do VAC giúp sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên đất, nước và năng lượng mặt trời, tất cả các chất thải qua chu trình sản xuất khép kín (khí sinh học, phân sinh học) được xử lý bằng các công nghệ sinh học sẽ giúp cho chất lượng môi trường nước, đất và không khí được cải thiện theo thời gian khi hệ thống VAC phát triển rộng rãi.
Chúc bn hx tốt!
Câu tục ngữ này nói lên lợi ích của việc làm cỏ trên những thửa ruộng đã cấy.
cấy: lọai bỏ cỏ dại, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh
công làm cỏ: cỏ phát triển mạnh hơn nên khi bón phân cỏ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn.nên cây trồng phát triển kém, năng suất thấp
=> cần làm cỏ để cây trồng phát triển tốt
câu "công cấy là công bỏ " nói lên công việc cây trồng là bước đầu nông nghiệp còn năng xuất cao phải dựa vào việc chăm sóc cây trồng nên câu trên nói lên sự quan trọng của việc chăm sóc cây trồng
Bón lót là bón phân vào đất truowvs khi gieo trồng.Nhằm mục đích cung cấp chất dinh dưỡng cao cho cây
Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
Một số cây lấy củ và cây mía áp dụng cách bón lót.
Tên loại phân bón áp dụng : phân hữu cơ, phân lân hoặc kali.
Có các loại hình luân canh sau :
+ Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau .
+ Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước .
Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các cây trồng khác nhau trên cùng 1 diện tích .
Các hình thức luân canh :
+ Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau .
VD : Ngô đông xuân (tháng 1-5) - Đậu tương hè dài ngày (tháng 6 - 11)
Ớt ngọt ( tháng 1- 5 ) - cải ngọt ( tháng 5 - 6 ) - đậu đũa ( tháng 6-9) -xà lách xoăn (tháng 9 - 10 ) - súp lơ xanh ( tháng 10 -2 )
+ Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước :
VD : Rau ( tháng 11 - 15/2) -ngô ruộng ( tháng15/2 - tháng15 - 6 ) -Lúa mùa ( tháng 7- tháng11) -Ngô xen đỗ ( tháng1- tháng5) -Đay ( tháng3- tháng8 ) - Lúa mùa cấy muộn ( tháng8 - tháng12 )
Theo Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp miền núi phía Bắc, biện pháp trồng lạc xen sắn trên đất dốc giúp tăng hiệu quả cho cả hai cây trồng. Cụ thể, cách làm này tăng năng suất cho sắn lên 10% so với trồng độc canh do giữ được độ ẩm, hạn chế cỏ dại và cải thiện độ phì đất (năng suất sắn đạt từ 30-45 tấn/ha, tùy từng vùng).
Cùng với đó, năng suất lạc đạt trung bình 1,2-1,6 tấn/ha. Như vậy, cách xen canh này cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng sắn độc canh lên tới khoảng 9 triệu đồng/ha/năm.
Hơn thế, cách canh tác này giúp hạn chế tới 85% lượng đất xói mòn; cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất và khống chế gần như hoàn toàn cỏ dại.
Giải thích cụ thể cách làm này, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp miền núi phía Bắc, chỉ rõ: khi trồng sắn bình thường, sau đó trồng xen 1 hoặc 2 hàng lạc vào giữa 2 hàng sắn. Khi thu hoạch, chỉ lấy củ lạc, còn thân, lá và rễ để lại ruộng nhằm che phủ và cải tạo đất.
Cách làm này đã được áp dụng thành công tại nhiều vùng như Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng…
Mặc dù các giải pháp canh tác nêu trên có hiệu quả, nhưng Tiến sĩ Lienhard Pascal khuyến cáo: các giải pháp về hệ thống cây trồng cho phép đề xuất những hệ thống phù hợp với điều kiện của các nông hộ khác nhau, tùy vào điều kiện địa hình, thổ những từng địa phương. Cho nên, phải có nghiên cứu cụ thể trước khi ứng dụng.
các bạn góp ý nha
ko biet