Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
4.– Từ năm 1952, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
– Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
– Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
5.
Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948) ; sàn lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới, về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
Trong những thâp niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974
Đáp án: A
Giải thích:
Cách mạng tháng Mười và phong trào cách mạng thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam, thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ công khai phát triển. Trong đó sự kiện nào có tác động sâu sắc nhất tới cách mạng Việt Nam là thắng lợi của Cánh mạng tháng Mười Nga (1917) và sự thành lập Quốc tế cộng sản (2/1919), đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam, soi sáng con đường cách mạng vô sản Việt Nam.
Đáp án D
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời. Giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng. Ý thức đấu tranh của các lực lượng xã hội này cho quyền lợi của giai cấp và dân tộc ngày càng rõ nét. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Sau chiến tranh thế giới thứ II, để chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang ngày càng dâng cao ở Cuba, tháng 3 - 1952, Mỹ điều khiển tướng Batixta làm cuộc đảo chính thiết lập một chế độ độc tài quân sự. Sau khi lên cầm quyền, Batixta giải tán Quốc hội, xoá bỏ bản Hiến pháp tiến bộ được ban hành năm 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và tàn sát hàng chục nghìn chiến sĩ yêu nước Cuba, cầm tù hàng chục vạn người (trong những năm 1952 - 1958). Dưới ách thống trị độc tài khủng bố của Batixta, phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba vẫn không ngừng phát triển.
Ngày 26-7- 1953, 135 thanh niên yêu nước do một luật sư trẻ tuổi Phiđen Caxtơrô chỉ huy, đã mở cuộc tấn công vào trại lính Môncađa (trại lính lớn thứ hai ở Cuba) nằm ở thành phố Xanchiagô, nhằm thức tỉnh nhân dân Cuba, cướp kho vũ khí của địch phân phát cho nhân dân, phát động nhân dân nổi đậy lật đổ chế độ độc tài Batixta.
Cuộc khởi nghĩa Môncađa bị bại lộ và thất bại, nhiều chiến sĩ cách mạng hi sinh, Phiđen Caxtơrô cùng nhiều chiến sĩ bị bắt cầm tù. Mặc dù vậy, tiếng súng Môncađa đã mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của cách mạng Cuba, tổ chức ''Phong trào 67-7'' ra đời, đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc
Cách mạng Cuba chuyển sang đấu tranh vũ trang để giành thắng lợi. Năm 1955, Phiđen Caxtơrô được trả lại tự do và bị trục xuất sang Mêhicô, ở đây, ông lại tập hợp những người yêu nước tự quyên góp tiền mua sắm vũ khí, luyện tập quân sự. Với tinh thần kiên cường cách mạng, ngày 25-11-1956, Phiđen Caxtơrô cùng 81 chiến sĩ đã từ Mêhicô đáp tàu ''Granma'' vượt biển trở về Tổ quốc.
Sau 7 ngày vượt biển, khi 81 chiến sĩ bước lên bờ, chưa kịp triển khai lực lượng thì họ đã bị quân đội Batixta đã bao vây và tấn công. Các chiến sĩ cách mạng rút lui vào cánh đồng mía gần đó, quân địch đốt chung quanh.
Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, phần lớn các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, chỉ còn lại 12 người, trong đó có Phiđen Caxtơrô. 12 chiến sĩ này đã rút về vùng rừng núi Xiera Maextơra hiểm trở để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Được sự tham gia và giúp đỡ của nhân dân, căn cứ địa cách mạng Xiera Maextơra nhanh chóng được củng cố và mở rộng, lực lượng nghĩa quân ngày càng đông đảo và chiến tranh du kích được phát triển rộng khắp cả nước.
Bước sang những năm 1957 - 1958, phong trào đấu tranh vũ trang đã lan rộng khắp mọi miền đất nước Cuba, nhiều căn cứ địa mới được thành lập và lực lượng vũ trang cách mạng đã có những đơn vị lớn mạnh.
Giữa tháng 11 - 1958, Bộ tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang khởi nghĩa đã ra lệnh tổng công kích trên khắp các mặt trận.
Để chống lại phong trào cách mạng, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1958, Batixta tập trung quân đội tiến hành càn quét khu vực căn cứ địa cách mạng đầu não Xiera Maextơra. Cuộc càn quét đã bị thất bại nặng nề, quân của Batixta đã bị loại khỏi vòng chiến đấu lên tới trên 1.000 tên, trong đó có 443 tên đã bị bắt sống.
Sau thắng lợi to lớn này, nghĩa quân chuyển sang tấn công trên các mặt trận và đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Cuối tháng 12 - 1958, nghĩa quân chiếm được pháo đài Xanta Cơlara án ngữ thủ đô La Habana. Trước nguy cơ sụp đổ, ngày 30-12-1958, Batixta bỏ trốn ra nước ngoài.
Ngày 1-1-1959, được sự phối hợp chặt chẽ của cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân và nhân dân La Habana, nghĩa quân đã tiến vào chiếm lĩnh thủ đô mà không cần phải nổ súng. Chế độ độc tài Batixta đã bị lật đổ. Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Cuba giành thắng lợi, chấm dứt 5 thế kỷ đô hộ của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập đất nước.
Ngay sau khi cách mạng thắng lợi, trong vòng chưa đầy 2 năm, Chính phủ cách mạng Cuba do Phiđen Caxtơrô đứng đầu đã hoàn thành triệt để những cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ v.v... Sau khi đánh thắng đội quân đánh thuê của Mỹ đổ bộ vào bãi biển Hirôn ngày 17 - 5 - 1961, Chính phủ bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn mới, Phong trào 26 tháng 7, Đảng Xã hội nhân dân Cuba và Ban chỉ đạo Phong trào 13 tháng 3 đã hợp nhất thành ''Tổ chức cách mạng thống nhất'' (26-7-1961) và đến năm 1965 đổi tên thành Đảng Cộng sản Cuba.
Một tick nếu thích và theo dõi nếu cần nhé bạn ♥♥♥