K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8 2018

Dàn ý
A. Mở bài
- Nếu có dịp được đến Hà Nội, vào lăng viếng Bác, bạn hãy đừng quên viếng thăm ngôi nhà sàn đơn sơ nhỏ bé, nơi vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc nhiều năm ở đó.
- Đến đây, bạn sẽ thêm hiểu, thêm tự hào và kính yêu một con người vĩ đại mà vô cùng bình dị đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một huyền thoại.
B. Thân bài
1. Địa điểm, không gian:  

-  Nhà sàn Bác Hồ nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội được kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, nguyên Cục phó Cục Thiết kế kiến trúc thuộc Bộ Giao thông thuỷ lợi được trao nhiệm vụ thiết kế và chỉ đạo xây dựng ngôi nhà. Đoàn 5 Cục Doanh trại (nay là Cục Kiến thiết cơ bản) thuộc Tổng cục Hậu cần, Quân đội nhân dân Việt Nam chịu trách nhiệm thi công. Ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng vào ngày 15/4/1958 và khánh thành vào ngày 17/5/1958.

- Nhà sàn Bác Hồ có khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau.

- Trước nhà Bác ở là một cái hồ thả cá. Một hàng rào râm bụt chạy quanh trước ngõ như ở quê nhà Nghệ An của Bác. Bác sống hoà mình với thiên nhiên, với đất trời, với quê hương. 
-  Xung quanh nhà Bác trồng rất nhiều loài cây và hoa. Hoa cam, hoa bưởi tháng ba thơm ngào ngạt; hàng dừa xoè bóng mát trên những lối đi; cây vú sữa, quà của đồng bào miền Nam tặng Bác được trồng ở hiên sau nhà; góc vườn trước nhà, bốn mùa rau nối nhau tươi tốt. 
2. Hình dáng ngôi nhà : Nơi Bác ở và làm việc là một ngôi nhà gác nhỏ được thiết kế như kiểu nhà sàn của đồng bào Việt Bắc. Nhà làm bằng gỗ, mái lợp ngói, bốn bề lộng gió. 
3. Diện tích sử dụng : Khoảng hơn 70 m2. Ngôi nhà sàn đó chỉ có vẻn vẹn vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ. 
4. Đồ đạc trong nhà hết sức mộc mạc, đơn sơ
a) Phòng họp, phòng tiếp khách chỉ có một bộ bàn ghế, lọ hoa, bộ ấm chén uống nước. 
b) Phòng làm việc có một bộ bàn ghế nhỏ, một chiếc máy chữ, một chiếc đài phát thanh Liên Xô cũ để Bác nghe tin tức, đặc biệt tin từ miền Nam và giúp Bác đỡ cảm thấy cô quạnh trong đêm vắng...
c) Đến thăm phòng ngủ của Bác càng thương Bác hơn: chiếc giường nhỏ bằng gỗ thường, mộc mạc không mùi sơn, trên trải chiếu cói, một chiếc gối vải đã sờn cũ. Trên gối, chiếc quạt nan nằm lặng lẽ. Chiếc quạt nan này đã từng thức cùng vị Chủ tịch trong bao đêm hè oi ả, lòng nặng những lo toan việc nước. Góc phòng, bộ quần áo kaki bạc màu giản dị được treo gọn gàng trên móc áo. Trên ngực áo không có một tấm huân chương, nhưng bên trong lần áo vải là một trái tim nóng bỏng, sáng ngời. Dưới chân giường, đôi dép cao su mòn gót xếp ngay ngắn. Đôi dép ấy đã từng theo chân Bác đi suốt ngàn dặm đường đất nước. 
5. Bác sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài vật kỉ niệm của một cuộc đời dài, rộng và bất tử.

6 Giá trị lịch sử:

Mười lăm năm cuối cuộc đời sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, trong đó 11 năm trực tiếp ở nhà sàn là một khoảng thời gian khá dài trong sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ kính yêu và là giai đoạn có ý nghĩa vô cùng lớn lao, quyết định đối với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh lớn phản chiếu về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một tấm gương hết lòng phục vụ lợi ích của nhân dân, đấu tranh không mệt mỏi cho danh dự, tự do và độc lập của Tổ quốc mình” – Người là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.

Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (2-9-1969), khu vực Phủ Chủ tịch đã sớm được hình thành là một di tích lịch sử-văn hóa-danh nhân. Ngày 25-11-1970, Bộ Chính trị Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 206-NQ/TƯ. Điều 2, Nghị quyết có ghi rõ: “Bảo quản tốt khu lưu niệm các di tích và hiện vật lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”.

Trên suốt chặng đường 35 năm tồn tại, như minh chứng cho chân giá trị lịch sử của một vĩ nhân-một dân tộc, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch mà điểm nổi bật, đặc trưng là ngôi nhà sàn Bác Hồ ở và làm việc, với đầy đủ ý nghĩa quan trọng và lớn lao không những đã trở thành một địa danh trên bản đồ hành hương mà còn đọng lại ấn tượng sâu đậm trong triệu triệu trái tim con người.

35 năm qua, kể từ ngày Bác Hồ đi xa, Nhà sàn đã được bảo quản chu đáo, nguyên trạng. Gần 40 triệu lượt người đã đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Trong đó có khách của hơn 150 nước trên thế giới, gồm các vị nguyên thủ quốc gia, các chính khách và đủ các đối tượng khác nhau, khi đến Việt Nam vào thăm nơi Bác Hồ ở và làm việc.

Nhà sàn Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch đã trở thành di sản văn hóa vô giá của dân tộc và có ý nghĩa quốc tế. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: Cuộc đời của Bác Hồ có vô vàn cái giản dị, nhưng Nhà sàn-nơi Bác ở và làm việc là điều giản dị nhất, nó trở nên kỳ diệu hơn, hấp dẫn hơn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói: “Cái nhà sàn đơn sơ của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nho nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”.

Trước ngôi nhà sàn tĩnh lặng, một nhà báo phương Tây đã thốt lên đầy xúc động: Con người ta khi đạt đến đỉnh cao của vinh quang thường hay bị vinh hoa quyến rũ. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không thế. Người đã vượt lên trên tất cả, Người đã chiến thắng chính bản thân mình để trở thành con người hoàn thiện. Ngôi nhà này là hiện thân của tinh thần đó. Một đại diện của Liên hợp quốc đã nói đầy thán phục: “Chủ tịch Hồ Chí Minh thật thông minh khi chọn ngôi nhà này để ở. Ngôi nhà này đã nói lên tất cả con người ông: nhân cách, tầm vóc trí tuệ, phong cách sống và đạo đức cách mạng”.

Cách diễn đạt khác:

Ngày 15/4/1958, ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng. Anh em cán bộ, chiến sĩ đã làm việc khẩn trương để ngôi nhà kịp trở thành món quà mừng sinh nhật lần thứ 68 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 17/5/1958, ngôi nhà được khánh thành. Nhân dịp này Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức một buổi liên hoan nhỏ để cảm ơn kiến trúc sư và anh em thi công, sau đó Người chuyển về ở và làm việc tại nhà sàn.

          Ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng bằng gỗ bình thường, thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc ở Việt Bắc: nhà hai tầng, xung quanh có mành che, tầng dưới để thoáng. Nét kiến trúc thanh nhã, trang trí không cầu kỳ này khiến công trình trở thành một kiến trúc độc đáo, mang sắc thái riêng nhưng rất hài hoà với thiên nhiên và các công trình kiến trúc xung quanh. Trước nhà là một vườn hoa nhỏ, trồng nhiều loại hoa thơm. Phía ngoài là hàng rào dâm bụt gợi nhớ hình ảnh quê hương Nghệ An, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên. Trong hồ nước rộng hơn 3.000m2 trước nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh nuôi cá vì theo Người nuôi cá ở đây vừa cải tạo môi trường sống trong lành, cải thiện bữa ăn hàng ngày, vừa là một cách thư giãn thú vị sau giờ làm việc khi Người cho cá ăn. Nhà sàn của Bác hoà hợp với thiên nhiên là thế đấy! Nó tạo ra nét bình dị gần gũi với mọi người dân Việt Nam ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Tầng dưới nhà sàn kê một bộ bàn ghế lớn, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc về mùa hè, nơi Người họp, trao đổi công việc với các đồng chí trong Bộ Chính trị, cán bộ phụ trách đầu ngành hoặc các địa phương và cũng là nơi Người tiếp thân mật các cán bộ, chiến sĩ miền Nam. Trên bàn làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay vẫn còn những cuốn sách Người đang đọc vào những ngày cuối cùng. Trong đó, có những cuốn sách nói về gương người tốt, việc tốt của các giới, các ngành được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Bên cạnh những cuốn sách "Người tốt việc tốt" là sách của V.I Lênin viết về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, sách của các tác giả nước ngoài viết về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở ngay trong lòng nước Mỹ. Trên bàn làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có chiếc khay đá màu đen, hình con thuyền mà Người thường để bút, đó là kỷ vật của Tổng thống nước cộng hoà nhân dân Cu Ba Ôt-xvan-đô Đoóc-ti-cốt tặng Người năm 1967. Món quà là biểu hiện cho tình bạn, tình đồng chí thân thiết giữa hai nhà lãnh đạo cũng như tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam- Cu Ba.

            Tại ngôi nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thân mật một số đoàn khách quốc tế. Những buổi tiếp khách quốc tế ở nơi đây mang một ý nghĩa thật đặc biệt, diễn ra trong bầu không khí cởi mở, chân tình, không bị ràng buộc bởi nghi lễ ngoại giao. Đây chính là nét độc đáo trong phong cách giao tiếp của Người và đã để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.

               Phía cuối phòng tầng dưới nhà sàn có ba chiếc máy điện thoại. Chiếc máy màu xanh Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc với Bộ Chính trị, hai máy màu đen Người làm việc với Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh Phòng không- Không quân. Mỗi lần nhận được tin quân và dân ta bắn rơi máy bay, bắn chìm tàu chiến của đế quốc Mỹ, Người đều kịp thời động viên, khen thưởng. Chiếc mũ sắt để bên cạnh được anh em bảo vệ mang theo trong những lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm các địa phương, đơn vị bộ đội... để phòng tránh những mảnh bom, đạn. Gần đó là chiếc ghế xích đu (còn gọi là ghế chao) bằng mây, Người thường nghỉ ngơi vào buổi trưa hoặc sau giờ làm việc. Xung quanh tầng dưới nhà là những bệ xi măng bên trên lát ván gỗ được làm theo gợi ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để mỗi lần các cháu thiếu nhi vào thăm Người có đủ chỗ ngồi. Người còn nhắc anh em phục vụ đặt thêm bể cá vàng cho các cháu vui hơn.

            Tầng trên nhà sàn có hai phòng: phòng làm việc và phòng ngủ. Mùa đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường làm việc ở trên nhà. Hiện nay, trên bàn làm việc vẫn còn những tài liệu Người đang xem dở. Trên giá sách đặt trong vách ngăn giữa phòng làm việc và phòng ngủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được sắp xếp rất ngăn nắp, khoa học. Bên cạnh sách kinh điển của C.Mác, F.Ăngghen, V.I Lênin là những cuốn sách về các lĩnh vực triết học, kinh tế, lịch sử, văn học nghệ thuật, khoa học... có cả những cuốn sách của các tác giả nước ngoài tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh với những lời đề tặng đầy tình cảm quý mến và trân trọng. Ngăn dưới cùng giá sách là chiếc máy chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tự đánh máy các bài viết, văn bản, thư gửi tới các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác, sản xuất, chiến đấu, điện mừng, lời chia buồn tới nhân dân và bạn bè thế giới.

Tại phòng ngủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiện nghi sinh hoạt cũng đơn giản như ở mọi gia đình người dân Việt Nam thời đó. Chiếc giường gỗ mùa hè trải chiếu cói, mùa đông có thêm tấm đệm và chăn bông. Cạnh đó là một lò sưởi điện nhỏ, Người dùng những hôm trời giá lạnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường làm việc rất khuya. Trên bàn làm việc ở phòng ngủ vẫn còn một số sách, tạp chí lưu lại bút tích của Người. Trong đó có bài nói về vấn đề cải cách chữ quốc ngữ, bài "Lênin nói về vấn đề giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thế hệ trẻ” của tạp chí Tuyên huấn... Đặt cạnh đó là chiếc đài bán dẫn - món quà của bà con Việt kiều Thái Lan kính biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh và chiếc mũ cát Người thường dùng trong những chuyến đi công tác trong nước và nước ngoài.

Trên chiếc tủ nhỏ đặt ở đầu giường vẫn còn chiếc đồng hồ và cuốn sách Người đang đọc: "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” của hai tác giả Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm. Chiếc blôc lịch đang mở ngày 17/8/1969, ngày cuối cùng Bác làm việc ở nhà sàn này, cũng như bên dưới nhà sàn, chiếc đồng hồ vẫn đều đặn chạy khiến cho chúng ta cảm thấy như Người vẫn hiện diện ở nơi đây, thật thân thiết và gần gũi với tất cả chúng ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại ngôi nhà sàn trong 11 năm cuối cùng cuộc đời Người. Những tài liệu, hiện vật ở nơi đây đã thể hiện đầy đủ, rõ nét cuộc sống, tư tưởng, đạo đức và phong cách làm việc của một lãnh tụ hết lòng vì nước, vì dân, vì sự nghiệp hoà bình, hữu nghị và tiến bộ của các dân tộc trên thế giới.

C. Kết bài
- Nơi ở của Bác, vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, đơn sơ, giản dị như câu chuyện về một vị thần tiên trong thần thoại, cổ tích.
- Nơi ở của Người là do chính Người lựa chọn, sự lựa chọn ấy giúp chúng ta hiểu thêm phong cách Hồ Chí Minh, tinh hoa của dân tộc Việt Nam.

    Ngôi nhà sàn Bác Hồ không những có ý nghĩa về lịch sử mà còn là một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nho nhỏ đó cũng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”.

Có thể thêm thơ ở mở bài hoặckết bài:

Anh dắt em vào cõi Bác xưa

 Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa

Có hồ nước lặng sôi tăm cá

 Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.

 Có rào râm bụt đỏ hoa quê

Như cổng nhà xưa Bác trở về

 Có bốn mùa rau tươi tốt lá

 Như những ngày cháo bẹ măng tre...

Nhà gác đơn sơ, một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

 Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối

 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. ...

8 tháng 1 2019

Nhà sàn mà Bác ở: Chỉ vài ba sàn, lộng gió và ánh sáng, phản phất hương hoa vườn

=> ĐƠn sơ, không xa xỉ mà lại rất thanh bạch, tao nhã.

17 tháng 8 2018

Nhà sàn nơi Chủ tịch nước Hồ Chí Minh làm việc tại Phủ Chủ tịch
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh (từ 19 tháng 12 năm 1954 đến 2 tháng 9 năm 1969), được Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định xếp hạng là Khu di tích ngày 15 tháng 5 năm 1975. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Khu đất này nguyên là phần đất phía tây bắc của Hoàng thành thuộc Kinh thành Thăng Long xưa. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, sau khi chiếm xong miền Bắc đã chọn Hà Nội làm trung tâm đầu não cho toàn bộ Đông Dương và Phủ toàn quyền Đông Dương được xây dựng trên mảnh đất này. Sau khi cuộc kháng chiến p kết thúc, nơi này được chọn là nơi làm việc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước, đồng thời là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây cũng là nơi Hồ Chí Minh đã qua đời.
Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng gặp nhiều đoàn khách là đại biểu của các chính đảng, đoàn thể, tôn giáo; đại biểu của công nhân, nông dân, trí thức, quân đội; đại biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số; đại biểu của người dân Miền Nam Việt Nam và quân nhân thuộc Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam (ở Việt Nam gọi tắt là "đồng bào chiến sĩ miền Nam")
Cũng tại nơi đây, ông còn tiếp những người là đại biểu những người Việt sống ở nước ngoài về thăm Việt Nam; đại biểu của các đội thiếu niên, đoàn thanh niên, hội phụ nữ...
Vì Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu quý các thiếu niên nhi đồng nên ngày 9 tháng 2 năm 1955, cửa Phủ Chủ tịch đã mở cho các thiếu niên đến vui chơi, từ đó các thiếu nhi có nhiều dịp được vào đây thăm ông. Ông còn tổ chức nhiều triển lãm tranh thiếu nhi tại đây.

17 tháng 8 2018

Hà Nội là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Nó không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử, mà còn là một di sản kiến trúc, di sản văn hóa của Việt Nam.

Nhà sàn Bác Hồ là một di tích đặc biệt quan trọng trong quần thể di tích Phủ Chủ tịch. Từ khi Bác qua đời tới nay, khu di tích Phủ Chủ tịch đã đón tiếp hơn 21 triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, trong đó có nhiều đoàn khách cấp cao, là nguyên thủ quốc gia của 150 nước và hàng trăm tổ chức quốc tế. Khách nước ngoài khi đến đây thường hỏi: Tại sao giữa thủ đô Hà Nội, Bác Hồ lại thích ở nhà sàn?

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã ở nhà sàn bằng tre nứa. Chín năm trường kỳ kháng chiến, Bác đã sống cùng với đồng bào dân tộc. Do vậy khi hòa bình, trở về Hà Nội, Người vẫn nhớ đồng bào với tình cảm đặc biệt sâu sắc.

Năm 1954 từ Việt Bắc trở về Hà Nội, từ chối không ở ngôi nhà của toàn quyền Đông Dương Pháp để dành làm nhà tiếp khách cho Đảng và Nhà nước, Bác Hồ chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của người công nhân thợ điện. Người ở đây từ 19/12/1954 đến tháng 5/1958.

Sau chuyến thăm hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên, trên đường về, Bác trầm ngâm suy nghĩ rồi nói với các đồng chí phục vụ: Bác muốn làm một căn nhà sàn ở bên kia bờ ao để ở và làm việc cho thoáng.

Theo ý Bác, mùa hè năm 1958, Cục thiết kế cơ bản thuộc Tổng cục Hậu cần đã thi công ngôi nhà này. Kiến trúc sư là ông Nguyễn Văn Ninh, Cục trưởng Cục thiết kế Dân dụng, Bộ Kiến trúc (nay là Công ty tư vấn xây dựng, Bộ xây dựng). Ông Ninh là một trong tám người Việt Nam học kiến trúc khóa đầu tiên ở trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Chính ông là người thiết kế lễ đài Ba Đình đón Bác và Trung ương Đảng, Chính phủ trở về thủ đô, ngày 1/1/1955.

Trước khi thiết kế, Bác đã trao đổi với kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh. Người nói: làm giống như ngôi nhà sàn Bác đã ở chiến khu Việt Bắc nhưng bằng gỗ. Tầng trên có hai phòng nhỏ, mỗi phòng vừa đủ để cho một người ở. Bác có ý định để Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở một phòng, Bác ở một phòng. Nhưng khi làm xong, vì Thủ tướng tiếp nhiều khách sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của Bác nên xin phép được tiếp tục ở ngôi nhà cũ.

Bác căn dặn kiến trúc sư rất cụ thể: Cần làm hành lang chung quanh để khi có các đồng chí lãnh đạo đến làm việc với Bác có lối đi và khi Bác làm việc, các đồng chí phục vụ đi lại không ảnh hưởng đến Người. Bác nói: Lợi dụng vách ngăn hai phòng làm một giá sách cho gọn, tiết kiệm và tiện sử dụng. Người nhắc nhở: Nhà làm bằng gỗ bình thường, gỗ loại một để dành làm tà vẹt đường sắt và trường học. Dưới tầng trệt, Bác bảo làm bệ xi măng thấp ở chung quanh, trên có lát ván tạo thành hàng ghế băng dài cho các cháu thiếu niên vào chơi có đủ chỗ ngồi.

Sau khi được Bác góp ý, bản vẽ thiết kế đã nhanh chóng hoàn thành và đi vào thi công. Trong thời gian Bác đi công tác, đội thi công 30 người lính công binh đã khẩn trương xây dựng và hoàn thành ngôi nhà vào ngày 1/5/l958. Vào dịp sinh nhật năm 1958, Bác Hồ đã chuyển sang ở ngôi nhà này cho tới ngày 17/8/1969.
Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc: dài 10,5m rộng 6,2m, có hai tầng, tầng trên có hai phòng: mỗi phòng rộng trên dưới 10m2 dùng làm phòng ngủ và phòng làm việc về mùa đông. Tầng dưới là nơi Bác Hồ thường làm việc về mùa hè, nơi họp Bộ Chính trị quyết định nhiều vấn đề quan trọng của cách mạng Việt Nam, nơi tiếp khách thân mật. Nhà sàn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.

Ngôi nhà sàn Bác Hồ không những có ý nghĩa về lịch sử mà còn là một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nho nhỏ đó cũng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao"

30 tháng 10 2017

Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân đặc biệt, danh nhân văn hóa được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc. Người là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong đó, đức hy sinh và tình yêu thương của Bác là tấm gương điển hình được thể hiện trong tư tưởng cũng như trong từng hành động, trong mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.

Trên thế giới, ít thấy một vị lãnh tụ cách mạng, một nhà văn hóa lớn đã từng đi nhiều nơi, đến nhiều nước, làm nhiều nghề, am hiểu về các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau, đồng thời nói và viết được nhiều thứ tiếng như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh

(Theo chân Bác - Tố Hữu)

Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân đặc biệt, danh nhân văn hóa được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc. Người là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong đó, đức hy sinh và tình yêu thương của Bác là tấm gương điển hình được thể hiện trong tư tưởng cũng như trong từng hành động, trong mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.

Cả cuộc đời Bác là sự hy sinh lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó chính là lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, là sự hy sinh cho nước, cho dân. Sự hy sinh tình nhà để lo việc nước cũng đã được thể hiện qua bức điện gửi về quê khi nghe tin anh trai của Bác là ông Nguyễn Sinh Khiêm qua đời: “Nghe tin anh cả mất, lòng tôi buồn rầu, vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh ốm đau tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyện lượng cho một con người đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”. Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, chúng ta thấy đức hy sinh của Bác vì nước, vì dân là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Trước lúc đi xa, Bác đã viết trong Di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Không chỉ có đức hy sinh mà tình yêu thương của Bác đã được thể hiện trong nhiều mối quan hệ, nhiều đối tượng với một tình cảm bao la, sâu nặng và thấm đượm tính nhân văn cao cả. Trước hết Bác dành tình yêu thương cho những người cùng khổ. Bác khóc thương những người da đen nô lệ bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới. Năm 1945, nạn đói xảy ra làm 2 triệu người chết. Bác rất đau xót và đã kêu gọi: “Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước cứ mười ngày thì nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa, lấy gạo đó mỗi bữa một bơ để cứu giúp dân nghèo”.

Ngôi nhà sàn của Bác ở Hà Nội chỉ có chiếc giường đơn, chiếu mộc, không có quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ nên đồng bào Sơn La tặng Bác một chiếc nệm. Bác nằm thử thấy êm nhưng rồi Bác bảo với các đồng chí phục vụ đem tặng lại cho các cụ lão thành cách mạng già hơn Bác và nói: “Trong lúc đồng bào chưa có chiếu mà Bác nằm nệm sao yên lòng”. Đặc biệt tình yêu thương con người của Bác còn dành cho chính kẻ thù khi bị thua trận. Một lần Bác đến thăm trại tù binh Pháp, thấy một tù binh đang rét run cầm cập, Bác liền cởi áo bông trên người mà đồng bào Trung Quốc tặng Bác, khoác lên người tù binh đó. Sang phòng bên, Bác thấy một tù binh đang ho vì cảm lạnh, Bác cởi nốt chiếc khăn của mình quàng lên cổ người tù binh ấy. Sau này, chính người tù binh đó khi viết hồi ký đã rất xúc động và khâm phục trước tấm lòng yêu thương con người của Bác.

Điểm nổi bật trong tình yêu thương con người của Bác là sự bao dung và độ lượng rộng lớn, đặc biệt là những người mắc phải khuyết điểm. Người nói: “Người đời ai cũng có chỗ tốt, chỗ xấu, ta phải khéo nâng chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”. Trong sinh hoạt Đảng, Bác căn dặn: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Trước khi vĩnh biệt chúng ta, Người đã viết: “Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”.

Đức hy sinh và tình thương yêu của Bác là tấm gương toàn diện, là hình ảnh nổi bật sáng ngời. Phẩm chất đó tiếp tục soi sáng tâm hồn cho mỗi thế hệ người Việt Nam yêu nước. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập và phát triển là niềm tin, là động lực để chúng ta nhận thức rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục góp phần xây dựng đất nước đi lên CNXH vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

30 tháng 10 2017

Tra mạng đi ban 😑😱😱😱😱

-Tiểu sử thành lập đội :

  • Ngày 15 tháng 51941: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập bởi Lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Ái Quốc ở gần hang Pắc Pó, xuôi dòng suối Lênin, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ.
  • Các thành viên đầu tiên: Nông Văn Dền (đội trưởng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nì, Lý Thị Xậu. Bí danh (lần lượt): Kim ĐồngCao Sơn, Thanh Minh, Thanh ThủyThủy Tiên.
  • Mục đích của Đội: "Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà".
  • Tháng 3, 1951, Đội thiếu nhi cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng Tám.
  • Năm 1954: Các phong trào của Đội phát triển mạnh mẽ với các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt", "Đi thăm miền Nam".

Ngày 30-1-1970, Đội ta được đổi tên thành Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.Nghĩa là Đội TNTP được mang tên Bác vào ngày 30-1-1970.

 Tên của Bác Hồ Khi hoạt động cách mạng  :

Tên do gia đình đặt từ 1890 – 1910

1. Nguyễn Sinh Cung, 1890

2. Nguyễn Sinh Côn

3. Nguyễn Tất Thành

4. Nguyễn Văn Thành, 1901

5. Nguyễn Bé Con

Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác đi tìm đường cứu nước đến khi về nước (1911 – 1941)
6. Văn Ba, 1911

7. Paul Tất Thành, 1912

8. Tất Thành, 1914

9. Pôn Thành (Paul Thành), 1915

10. Nguyễn Ái Quốc, 1919

11. Phéc-đi-năng

12. An-be đơ PU-VUA-VIN (Anbert de POUVOURVILLE), 1920

13. Nguyễn A.Q, 1921-1926

14. CULIXE, 1922

15. N.A.Q, 1922

16. Ng.A.Q, 1922

17. Hăngri Trần (Henri Tchen), 1922

18. N, 1923

19. Cheng Vang, 1923

20. Nguyễn, 1923

21. Chú Nguyễn, 1923

22. Lin, 1924

23. Ái Quốc, 1924

24. Un Annamite (Một người An Nam), 1924

25. Loo Shing Yan, 1924

26. Ông Lu, 1924

27. Lý Thụy, 1924

28. Lý An Nam, 1924-1925

29. Nilốpxki (N.A.Q), 1924

30. Vương, 1925

31. L.T, 1925

32. HOWANG T.S, 1925

33. Z.A.C, 1925

34. Lý Mỗ, 1925

35. Trương Nhược Trừng, 1925

36. Vương Sơn Nhi, 1925

37. Vương Đạt Nhân, 1926

38. Mộng Liên, 1926

39. X, 1926

40. H.T, 1926

41. Tống Thiệu Tổ, 1926

42. X.X, 1926

43. Wang, 1927

44. N.K, 1927

45. N. Ái Quốc, 1927

46. Liwang, 1927

47. Ông Lai, 1927

48. A.P, 1927

49. N.A.K, 1928

50. Thọ, 1928

51. Nam Sơn, 1928

52. Chín (Thầu Chín), 1928

53. Víchto Lơ bông (Victor Lebon), 1930

54. Ông Lý, 1930

55. Ng. Ái Quốc, 1930

56. L.M. Vang, 1930

57. Tiết Nguyệt Lâm, 1930

58. Pôn (Paul), 1930

59. T.V. Wang, 1930

60. Công Nhân, 1930

61. Vícto, 1930

62. V, 1931

63. K, 1931

64. Đông Dương, 1931

65. Quac.E. Wen, 1931

66. K.V, 1931

67. Tống Văn Sơ, 1931

68. New Man, 1933

69. Li Nốp, 1934

70. Teng Man Huon, 1935

71. Hồ Quang, 1938

72. P.C.Lin (PC Line), 1938

73. D.C. Lin, 1939

74. Lâm Tam Xuyên, 1939

75. Ông Trần, 1940

76. Bình Sơn, 1940

77. Đi Đông (Dic-donc)

78. Cúng Sáu Sán, 1941

79. Già Thu, 1941

80 Kim Oanh, 1941

81. Bé Con, 1941

82. Ông Cụ, 1941

83. Hoàng Quốc Tuấn, 1941

84. Bác, 1941

Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác lãnh đạo cách mạng Việt Nam tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công (1942 – 1945)

85. Thu Sơn, 1942

86. Xung Phong, 1942

87. Hồ Chí Minh, 1942

88. Hy Sinh, 1942

89. Cụ Hoàng, 1945

90. C.M. Hồ, 1945

91. Chiến Thắng, 1945

92. Ông Ké, 1945

93. Hồ Chủ tịch, 1945

94. Hồ, 1945

95. Q.T, 1945

96. Q.Th, 1945

97. Lucius, 1945

Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)

98. Bác Hồ, 1946

99. T.C, 1946

100. H.C.M, 1946

101. Đ.H, 1946

102. Xuân, 1946

103. Một người  Việt Nam, 1946

104. Tân Sinh, 1947

105. Anh, 1947

106. X.Y.Z, 1947

107. A, 1947

108. A.G, 1947

109. Z, 1947

110. Lê Quyết Thắng, 1948

111. K.T, 1948

112. K.Đ, 1948

113. G, 1949

114. Trần Thắng Lợi, 1949

115. Trần Lực, 1949

116. H.G, 1949

117. Lê Nhân, 1949

118. T.T, 1949

119. DIN, 1950

120. Đinh, 1950

121. T.L, 1950

122. Chí Minh, 1950

123. C.B, 1951

124. H, 1951

125. Đ.X, 1951

126. V.K, 1951

127. Nhân dân, 1951

128. N.T, 1951

129. Nguyễn Du Kích, 1951

130. Hồng Liên, 1953

131. Nguyễn Thao Lược, 1954

132. Lê, 1954

133. Tân Trào, 1954

Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ đến khi Bác qua đời (1955 – 1969)

134. H.B, 1955

135. Nguyễn Tân, 1957

136. K.C, 1957

137. Chiến Sĩ, 1958

138. T, 1958

139. Thu Giang, 1959

140. Nguyên Hảo Studiant (Nguyên Hảo, sinh viên), 1959

141. Ph.K.A, 1959

142. C.K, 1960

143. Tuyết Lan, 1960

144. Giăng Pho (Jean Fort), 1960

145. Trần Lam, 160

146. Một người Việt kiều ở Pháp về, 1960

147. K.K.T, 1960

148. T. Lan, 1961

149. Luật sư Th.Lam, 1961

150. Ly, 1961

151. Lê Thanh Long, 1963

152. CH-KOPP (A-la-ba-na), 1963

153. Thanh Lan, 1963

154. Ngô Tam, 1963

155. Nguyễn Kim, 1963

156. Ng~. Văn Trung, 1963

157. Dân Việt, 1964

158. Đinh Văn Hảo, 1964

159. C.S, 1964

160. Lê Nông, 1964

161. L.K, 1964

162. K.O, 1965

163. Lê Ba, 1966

164. La lập, 1966

165. Nói Thật, 1966

166. Chiến Đấu, 1967

167. B

168. Việt Hồng, 1968

169. Đinh Nhất, 1968

Tham khảo

Luận điểm tinh thần yêu nước của nhân dân ta

luận cứ

- tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ(dan chung là phần còn lại)

- tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thực tại( dẫn chứng là phần còn lại)

Lập luận

- nêu luận điểm

- Nêu luận cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng trong thực tại và quá khứ

-Nêu bổn phận(nhiệm vụ ) của chúng ta,..................

24 tháng 2 2022

nhầm bài r bro

4 tháng 3 2018

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người. Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho… Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này…
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông…”

Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên – “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.