Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đây bạn thâm khao nhé:
. Mở bài.
- Giữa trưa hè, trời trở nên oi nồng.
- Bỗng gió thổi mạnh.
- Mây đuổi nhau từ đông qua tây. Rồi mây đen bao phủ bầu trời.
- Đất trời chuyển động ào ào.
2. Thân bài.
- Gió thổi mạnh. Mưa xối xả. Mưa đổ ào ào. Trời đất trắng xóa. Mưa như trút nước. Từ mái nhà mưa tuôn xuống đầy sân, đầy ngõ, đầy vườn. Mưa rơi bùng bùng trên lá sen, mưa gõ bong bong trên tàu lá chuối. Khóm chanh cúp lá, khép cành đứng run. Cây dừa, lũy tre xõa tóc bơi trong mưa trong gió. Cây cối hả hê.
- Kiến cánh bay ra. Gà mẹ dẫn con rúc vào nhà. Giun đất bò ra.
- Cóc nhảy chồm chồm nơi khóe sân, góc vườn.
- Tiếng sấm 1 ầm. Chớp rạch nhằng nhịt trên bầu trời. Tiếng sét rung chuyển.
- Khí nóng bị xua tan. Ai cũng cảm thấy mát mẻ, dễ chịu.
3. Kết bài.
- Sau độ nửa tiếng, mưa thưa hạt rồi tạnh hẳn.
- Bầu trời thoáng đãng, trong veo.
- Mặt trời ló rạng. Lá cây lấp lánh. Lá bưởi lá cam đẫm nước long lanh.
- Chim từ đâu bay ra hót ríu rít.
- Gà mẹ tục tục dẫn đàn con đi săn giun.
- Đồng lúa phơi phới, xanh thắm một màu.
- Người đi lại đông vui trên các nẻo đường.
bài làm
Nắng mỗi ngày một thêm nóng nực. Đã mấy hôm rồi, trời nắng gắt. Trưa hôm nay, trời lặng gió, trong nhà, ngoài sân thật oi nồng. Bà vừa phe phẩy quạt vừa nói: "Có lẽ trời sắp mưa".
Quá trưa, trời nổi gió. Mây từ phía biển đùn lên, dựng lên. Rồi từng đám mây bạc xám lướt qua, đuổi nhau trên bầu trời. Rồi mây đen bao phủ bầu trời. Mật đất bỗng tối sầm lại. Gió nổi lên ù ù. Kiến cánh bay ra đầy sân, đầy vườn.
Tiếng sấm ì ầm từ biển, từ dãy núi xa vọng tới. Cơn mưa rào ào ào kéo tới. Những giọt mưa to bằng hạt ngô đập xuống mái nhà, mặt sân gạch kêu lạch đạch. Chỉ một lúc sau, nước lênh láng, bong bóng lấp loáng mặt sân. Gió thổi mạnh, mưa quất lộp bộp rì rào vào cửa sổ, cửa ra vào. Lá chuối trong vườn gõ trống bong bong không ngớt. Cây chanh, cây bòng khép tán như để bảo vệ những chùm trái lắc lư. Lũy tre, khóm dừa xõa tóc như đang uốn mình, đang múa trong mưa gió. Sen trong hồ xòe rộng lá hứng mưa; tiếng mưa bùng bùng nghe thật vui tai.
Mưa từng dợt từng đợt trút xuống ào ào. Chớp rạch đỏ khé bầu trời. Tiếng sấm, tiếng sét chuyển đất. Cây đa cổ thụ đầu làng vẫn ngạo nghễ đứng trụ giữa trời mưa. Nó xòe rộng tán làm chỗ trú mưa cho đàn sáo sậu.
Khí nóng bị làn gió và nước mưa xua tan tự lúc nào. Trời mát mẻ, ai cũng cảm thấy vui sướng. Cây cỏ hả hê vươn mình đứng dậy đón mưa.
Mưa nhẹ hạt dần rồi tạnh hẳn. Gió nhẹ và mát vô cùng. Trên các vòm lá, lâu lâu nước mưa lại rơi xuống rào rào. Trời quang hẳn, xanh thắm bao la. Mặt trời chiếu sáng, lấp lánh hàng cây ngọn cỏ. Gà mẹ tục tục dẫn đàn con đi săn giun nơi góc sân, góc vườn. Vợ chồng chú chim chìa vôi cất tiếng "chòe chẹt" trên cành bưởi.
Trên khắp các nẻo đường, xe cộ và người đi lại mỗi lúc một rộn ràng. Đẹp nhất là đồng lúa sau cơn mưa. Lúa sắp trổ đòng hớn hở đón cơn mưa vàng đầu hạ.
Chim sơn ca hót véo von giữa màu xanh bát ngát.
Cơn mưa như mang lại nguồn sinh khí mới cho tất thảy sự vật.
chúc bạn học giỏi kb nhé
Dàn ý: Tả cơn mưa rào buổi trưa.
1. Mở bài: Trời oi bức, đứng gió, không khí ngột ngạt. Mây đen từ phía chân trời kéo về. Bầu trời tối sầm lại.
2. Thân bài:
Diễn biến của cơn mưa:
- Một vài hạt mưa bắt đầu rơi.
- Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả.
- Mưa nặng hạt dần. Mưa rơi lộp độp.
- Mưa xối xả, mưa như trút nước.
- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng, sáng loá và tiếng sấm ì ầm lúc gần, lúc xa.
- Ngồi trong nhà nhìn ra thấy một màn mưa trắng xóa. Giữa nền trời tối đen, lâu lâu một vệt chớp loằng ngoằng sáng chói như muốn xé toang bầu trời âm u. Tiếp theo là tiếng sấm ầm ầm, khiến cho mọi người giật mình.
- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc, chảy lai láng.
- Mưa mỗi lúc một to, gió lay giật các cửa sổ và cửa ra vào.
- Hơi nước mát lạnh bay vào gian phòng.
Sau cơn mưa:
- Lá vàng rơi đầy sân.
- Trời trong veo không một gợn mây.
3. Kết bài: Cơn mưa đem lại sự mát dịu cho con người và cảnh vật, xua đi cái nóng ngột ngạt của buổi trưa hè.
Dàn ý tả cơn mưa rào
I. Mởbài
Thời gian và không gian gặp cơn mưa.
II. Thân bài
1. Những dấu hiệu ban đầu
-Trời đang sáng bỗng tối sầm lại, gió mang cái lạnh đột ngột đến, một vài hạt mưa rơi loạt soạt trên mái nhà.
Tiếng người í ới gọi trong xóm, tiếng chân chạy khẩn trương cất dọn đồ đạc, thóc lúa, quần áo.
2. Tả cơn mưa
- Hạt mưa rơi nhanh dần với tiếng động mỗi lúc một lớn.
- Mưa càng to, gió càng lớn, tiếng mưa quất vi vút.
- Tiếng sấm rền vang, thỉnh thoảng những tia chớp lóe lên với một mùi khét lẹt.
- Tiếng nước chảy ồ ồ trong các ống máng.
3. Cảnh sinh hoạt trong mưa
- Người đi đường chạy trú mưa vào các nhà, hàng quán bên đường.
- Những người không chạy kịp, bị ướt.
- Trê con dầm mình tắm mưa, thích thú chơi đùa.
4. Cơn mưa ngớt
- Trời quang hẳn ra.
- Một vài giọt mưa rơi nhẹ rồi cơn mưa ngừng hẳn.
III. Kết luận
Sau cơn mưa, trời đẹp và mát mẻ. Mọi người lại tiếp tục công việc của mình.
Mình chỉ viết dàn bài ngắn gọn thoi nhé
1 Mở bài: - Bạn giới thiệu về cơn mưa rào nhé
2.Thân bài: Trời đang nóng bức thì mây đen từ đâu kéo đến. Lộp bộp , lộp bộp . Trời bắt đầu mưa. Mưa nư trút nước, mưa trắng xoá cả 1 vùng. Cả khu vườn nhà em như đang vui đùa với mưa. Anh rau muống, chị mồng tơi như được tắm mát sau bao ngày hè oi ả.
Bỗng vang lên những tia sấm, chớp rạch ngang như muốn xé nát bầu trời. Cộng thêm những tiếng ing tai nhức óc.
Cuối cùng thì mưa cũng tạnh. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Mấy chú chim vành khuyên thi nhau hót véo von. Khung cảnh lúc này thật tuyệt vời.
3 Kết bài.- Nêu cảm nghĩ của em
Đây là bài mình nghĩ 100% đấy ko chép trên mạng đâu.
Đây là cách lập dàn bài của cô giáo mình nhé.
Nhớ LIKE nha
MB: Giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra sự việc.
Nói sơ lược về cảm nhận lúc đó
TB: Tả bao quát cảnh vật
Tả chi tiết cảnh vật
Hoạt động con người, sự vật
KB: Nêu cảm nhận về cảnh vật đó
Mở bài: Giới thiệu về ảnh định tả.
a) Tả bao quát vẻ đẹp của màn đêm yên tinh
b) Tả chi tiết:
Cảnh vât thật yên bình ,tĩnh lặng
- Ngoài đường ,những đốm đèn sáng nhấp nháy như những con đom đóm bay lượn trong màn đêm.
- Sinh hoạt của gia đình em và của mọi người xung quanh vào lúc đó. Khi đó cảnh vật, con người thay đổi như thế nào (mọi vật, cây cối lặng im, những cái cây đung đưa theo gió ).
- Những chú chim làm tổ trên những cành cây chao lượn hát những bản tình ca hạnh phúc hoặc những bạn nhạc vui nhộn .
-Những chị bướm bướm là những vũ công ba lê điêu luyện đủ màu sắc bay lượn theo bài hát .
Kết bài: Cảm nghĩ của em về buổi tối hôm đó .
TK :
I. Mở bài: Giới thiệu người cần tả
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Chị em bao nhiêu tuổi?
- Chị em học ở đâu?
- Chị em học trường gì?
- Em thương chị em như thế nào?
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b. Tả tính tình
- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh
- Chị là người luôn nỗ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em
Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em
Tham khảo nha em:
1. Mở bài :
VD : Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
2. Thân bài :
a) Hình dáng :
Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, thân hình mảnh mai, thon thả.Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.Mái tóc đen óng mượt mà.Đôi mắt mẹ đen láy, khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắngĐôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú.Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương.b) Tính tình :
Mẹ là một người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, vậy nên nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.Mỗi khi khách đến nhà, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát.Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ vẫn dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi.Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.Tuy công việc bận rộn, thế nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình. Nhờ vậy mà em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.3. Kết bài :
Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió mát lành, giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những tiếng ve kêu lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời. Và hơn hết, em yêu nhất chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật.
Buổi chiều hôm ấy, trời bỗng nhiên oi ả hơn mọi ngày. Ánh nắng như chói chang hơn, cả một vùng không hề có lấy một chút gió nào. Ai ai cũng cảm thấy mệt mỏi, những chiếc quạt máy như không đủ công suất để phục vụ cho tất cả mọi người nữa. chúng chỉ chạy một cách lờ đờ. Ngay cả với những hàng cây cổ thụ và những bãi cỏ dài mấy hôm nay cũng như không còn sức sống nữa. Chúng như héo rũ, không còn được đung đưa theo những cơn gió như thường ngày.
Ai cũng mong có một cơn mưa mát lành tới để làm dịu bớt cái oi nóng của những ngày hè. Và rồi, chỉ khoảng nửa tiếng sau đó, trời đất như thay đổi. Những đám mây đen sì từ chân trời bay về. Trời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong đất liền. Trẻ con cùng nhau reo vui, chào đón cơn mưa đến với niềm vui hân hoan, hạnh phúc.
Và rồi “Ầm ầm !” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sấm ì ùng. Ngay lập tức, người lớn vội vàng chạy về nhà đóng cửa, cất đồ, quần áo phơi ở bên ngoài. Lũ trẻ thì cười vui sướng, hẹn cùng nhau đá bóng dưới trời mưa. Hoạt động của con người như nhanh hơn để chạy đua với thời tiết. Những hạt mưa lớn bắt đầu rơi “lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường.
Và nhanh chóng sau đó, cơn mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết. Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cây cối như được gội rửa, tẩy đi hết những bụi bẩn của những ngày qua.
Cơn mưa mùa hạ tới nhanh mà đi cũng nhanh. Sau cơn mưa, tất cả mọi thứ như được khoác thêm một lớp áo mới, tươi mát và trong xanh hơn bao giờ hết. Mọi vật cùng vui sướng khi được tắm mát sau rất nhiều ngày oi bức. Phía xa xa, trên bầu trời trong xanh sau trận mưa, bỗng nhiên xuất hiện những tia sáng lung linh, cong cong vươn lên giữa bầu trời, đó là cầu vồng sau mưa.
Mưa mùa hạ không chỉ tưới mát sức sống cho vạn vật mà còn làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn bởi những gì mà nó đem tới. Những cơn mưa chợt tới chợt đi đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho mùa hè, giúp chúng ta được gần nhau hơn, để có những phút giây gần bên nhau, cùng lắng nghe những tiếng mưa rơi bên hiên nhà.
Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cầu vồng sau mưa
Dàn ý
I. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…
2. Các loại tre:
– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…
3. Đặc điểm:
– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi
– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai
– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.
– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.
– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.
– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…
4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:
a. Trong lao động:
– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.
– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.
b. Trong sinh hoạt:
– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…
– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.
– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:
+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.
+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…
+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.
+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…
c. Trong chiến đấu:
– Tre là đồng chí…
– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
– Tre hi sinh để bảo vệ con người
III – Kết bài:
Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.
Bài làm
Ngày xửa ngày xưa,tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc.Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào.Chỉ biết rằng:
“Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”.
Thật đúng như vậy,họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời,gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
Thuở ấu thơ,tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với cái thân hình bé nhỏ hình nón,trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé.Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực.Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc .Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió.Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .
Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng.Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa .Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:
“Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu”…
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy , chông,mũi tên.cung tên,…góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sông con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, Dung tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẽ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn. những ng lớn dung tăm để xia răng được làm từ tôi. mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre,đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây,bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh . Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết ,thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm,xơ xác và khô héo lụi tàn , tôi vẫn được mọi ng sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.
Các bạn đã nghe câu:”Tre già măng mọc” chưa?Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con ng nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài ng, để được ng đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như 1 ng nông dân chất phác và mộc mạc , chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hung hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường , tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm.Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường , đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.
“Mai sau, mai sau, mai sau
Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh”…
MB: Giới thiệu cây tre:
- Cây tre loài cây rất quen thuộc,gần gũi, xuất hiện trên khắp nẻo đường đất nước.
- Đặc biệt hơn, cây tre còn là tâm hồn của người dân Việt, được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt.
TB:* Miêu tả cây tre:
- Nhìn từ xa, lũy tre như một bức tường thành bao quanh thôn xóm
- Tới gần mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre gầy guộc, khẳng khiu
- Cây này tựa cây kia, bất chấp nắng mưa, giông bão, vươn lên đón ánh mặt trời
- Các cụ già thường bảo:Cây tre cx như người dân quê mk, hai sương 1 nắng, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường.
- Thân tre tròn lằn lại, nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh như những cánh tay vươn dài
- Dưới gốc, chi chít những búp măng non
- Búp thì ms nhú, búp thì cao ngang ts ngực, có búp vượt quá đầu người
- Từng năm, từng tháng, những búp măng non ấy đc mẹ tre chăm chút ngày 1 lớn lên, ngày 1 trưởng thành trong bóng mát yêu thương...
KB: Bn tự viết nha!!!
1. Là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Ký sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốt truyện của những loại ký này không nhiều. Ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn. Tác phẩm ký sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc. Ký sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét.
2. Xuân đi qua cũng là lúc những cái nóng của mùa Hạ kéo đến .Một buổi chiều mùa hạ, trời nóng như nung. Ngoài sân, mặt đất bốc hơi lên hầm hập. Bỗng, bầu trời xám xịt lại. Những đám mây đen, nặng trĩu từ đâu ùn ùn kéo đến vây kín cả bầu trời làm cho khoảng không gian này như bị kéo thấp xuống. Gió giật từng hồi, mát lạnh. Bụi tung mù nịt trên đường. Lá cây rụng lả tả, bay xào xạc.Lộp bộp, lộp bộp, mưa đã bắt đầu rơi, rồi trong chớp nhoáng, mưa đổ ào ào xuống đường. Cây cối nghiêng ngả, cành cây run lẩy bẩy. Sấm chớp đùng đoàng như muốn rạch ngang cả bầu trời . Cảnh vật thật hỗn loạn . Có giọt mưa xối thẳng xuống đường lộp bộp, lộp bộp, có giọt rơi trên mái tôn lộp độp, lộp độp, giọt lại vô tình đập vào áo mưa người đi đường lùng bùng, lùng bùng, giọt thì lại bay xiên xẹo rồi trườn vào vỉa hè một cách thật tinh nghịch. Cứ như những hạt mưa đang muốn xoa dịu cái nóng cho vạn vật vậy ! Mưa rào kéo dài rồi cũng lại tạnh , mưa nhỏ dần, nhỏ dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời sáng ra. Ở đâu đó đã có ông mặt trời xinh xinh ló đầu ra khỏi những đám mây trắng muốt . Vạn vật như tươi sáng hơn bao giờ hết . Những tán cây rung rinh trong gió như mốn gửi lời cảm ơn đến cơn mưa rào man mát và dịu êm của mùa hè .
Mở bài:
Chúng ta giới thiệu khái quát về loại bánh chưng trong ngày Tết
Thân bài:
– Nguồn gốc của bánh chưng
– Quan niệm về loại bánh chưng
– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu: Lá dong, lá chuối, gạo nếp thơm ngon, thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh.
– Quá trình chế biến: Gói bánh, luộc bánh, ép và bảo quản sau khi bánh chín.
– Sử dụng bánh
– Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiện
– Làm quà biếu cho người thận
– Dùng để đãi khách
– Để dùng trong gia định
– Vị trí của bánh trong ngày tết
Kết bài:
Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa và cảm nghĩ của bạn
Mở bài:
Chúng ta giới thiệu khái quát về loại bánh chưng trong ngày Tết
Thân bài:
– Nguồn gốc của bánh chưng
– Quan niệm về loại bánh chưng
– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu: Lá dong, lá chuối, gạo nếp thơm ngon, thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh.
– Quá trình chế biến: Gói bánh, luộc bánh, ép và bảo quản sau khi bánh chín.
– Sử dụng bánh
– Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiện
– Làm quà biếu cho người thận
– Dùng để đãi khách
– Để dùng trong gia định
– Vị trí của bánh trong ngày tết
Kết bài:
Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa và cảm nghĩ của bạn
Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong câu sau:
1) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
\(\Rightarrow\)Ân dụ chuyển đổi cảm giác
Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.
2)Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố
\(\Rightarrow\)Ân dụ chuyển đổi cảm giác
Tác dụng:
+ Sự liên tưởng mới lạ, tạo được sự cảm nhận thẩm mĩ ở người đọc.
+ Câu thơ giàu hình ảnh và hàm súc hơn.
1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa cuối mùa:
- Mưa vào ban đêm, khi mọi người đang ngủ say bỗng giật mình vì tiếng ì ầm.
2. Thân bài:
*Tả cơn mưa theo trình tự thời gian: diễn biến của cơn mưa.
- Mưa xối xả, dữ dội.
- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.
- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc.
- Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà.
- Mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung tấm ván và lay giật các cửa sổ và cửa ra vào…
- Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian phòng.
*Sau cơn mưa:
- Tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch nhái kêu ộp oạp… ộp oạp… nổi lên rộn ràng, rền vang khắp nơi nghe thật là vui tai.
- Lá vàng rơi đầy sân.
- Sáng ra, trời trong veo không một gợn mây.
- Cơn mưa đêm hôm qua là cơn mưa cuối mùa.
3. Kết bài:
- Em rất thích thú khi trời đổ mưa.
- Em tiếc nuối vì đây là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Mấy ngày nay trời oi bức. Cả thành phố chìm trong không khí ngột ngạt, nóng nực. Bỗng đâu một luồn gió mát lạnh thổi qua báo hiệu trời sắp mưa to.
2. Thân bài: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
*Lúc sắp mưa:
- Mây đen bao phủ khắp bầu trời.
- Gió mang hơi nước mát lạnh.
*Lúc bắt đầu mưa:
- Mưa bắt đầu rơi lẹt đẹt, xiên xẹo theo làn gió.
- Mưa nặng hạt dần, tuôn xối xả, trắng xóa.
- Sấm chớp liên hồi trên bầu trời đen kịt.
- Nước chảy lênh láng, ngập sân, ngập ngõ, ngập đường phố.
- Cây cối đu đưa, tha hồ tắm mưa.
- Người đi đường chạy vào mái hiên trú mưa.
- Những người mặc áo mưa chạy xe vút qua.
- Lũ chim ướt lướt thướt, đứng dưới tán lá lớn trú mưa.
*Lúc mưa tạnh:
- Mưa ngớt rồi tạnh hẳn. Bầu trời quang đãng.
- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ.
- Lũ chim lại nô đùa, bay ra bay vào.
- Cây lá sạch bóng, xanh mát như có ai vừa lau chùi.
- Đường phố lại bắt đầu huyên náo. Tiếng xe chạy ầm ầm.
- Mọi người lại tiếp tục công việc của mình.
+ Cửa hàng, cửa hiệu mở cửa, bày bán. Tiếng loa đài rộn vang.
3. Kết bài :
- Cơn mưa xua đi cái nóng ngột ngạt, làm con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhiều.