Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn tk thui nha
- Chất thép:
+ Trong bài không được thể hiện trực tiếp, không nói chuyện thép, không lên giọng thép mà chỉ được nhắc đến và hiểu qua những lời hồn hiên, bông đùa.
+ Tư thế ung dung trong cảnh ngục tù, đó là tinh thần thép vượt lên trên mọi gian khổ của nhà tù
- Chất trữ tình
+ Tình yêu thiên nhiên, sự giao hòa với thiên nhiên: hình ảnh trăng, hoa.
+ Nhân vật trữ tình là người lãng mạn: dù ở trong tù nhưng vẫn có mong muốn uống rượu, ngắm trăng, thưởng hoa…
Lòng yêu trăng tha thiết và bản lĩnh thép của người cộng sản đã tạo nên cuộc vượt ngục tinh thần kì thú. Sự hòa quyện chất tình và chất thép, cùng với nghệ thuật đối ý và nhân hóa đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Ngắm trăng mở đầu bằng chút bối rối của người tù - thi sĩ trước cảnh trăng đẹp. Bởi đây là cảnh ngắm trăng đặc biệt - ngắm trăng trong tù. Trong tù không rượu, không hoa là chuyện dĩ nhiên, Người thừa hiểu đó nhưng vẫn nhắc đến với hai lần nhấn mạnh từ vô (không) như lời tạ lỗi cùng trăng - người bạn tri âm, tri kỉ. Đó là chút bối rối rất nghệ sĩ. Bởi chỉ có những nghệ sĩ chân chính mới biết yêu thương sâu sắc và xúc cảm tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên.
TK:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác phẩm "ngắm trăng"
- Nằm trong tập thơ "Nhật ký trong tù".
2. Thân bài
* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
+ Trong những năm 1942 -1943 khi Bác Hồ bị bắt giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch.
+ Là một trong hai mươi bài thơ thuộc tập "Nhật ký trong tù".
* Nội dung bài thơ:
+ Ghi lại bức tranh hiện thực trong tù của Người
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng mãnh liệt của Bác
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu tự do.
* Phân tích bài thơ:
- Hai câu đầu: Bức tranh hiện thực, hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt
+ Người xưa "vọng nguyệt": phải có rượu, có hoa, có bầu bạn với Hoàn cảnh của Bác: Trong ngục, không có gì (không rượu không hoa).
→ Hoàn cảnh chật hẹp, thiếu thốn.
+ "Ngục trung": Hoàn cảnh tù đày
+ Câu thơ là lời giãi bày của Bác với vầng trăng tri kỉ.
+ Điệp từ "vô": Cho thấy sự thiếu thốn mọi bề, chỉ có xiềng xích, gông cùm.
- Câu hai: Cảm xúc của Bác trước cảnh vật: Xốn xang, bồi hồi, lại bối rối, rạo rực.
+ Sự rung động mạnh mẽ của tâm hồn thi nhân dù chỉ có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng qua song sắt nhà tù.
+ Cảnh đêm quá đẹp, tâm hồn nhạy cảm của Bác đã rung động trước vẻ đẹp của vầng trăng đêm nay.
+ Vầng trăng tự do trôi giữa trời → Gợi cảm hứng thi nhân, vừa gợi lên khát vọng tự do trong Bác
- Hai câu sau:
+ Hoàn cảnh buộc Người chỉ có thể thưởng trăng qua khung cửa sổ.
+ Khung cửa bé - Cảm xúc dạt dào
+ Câu thơ thứ ba: Trăng là vẻ đẹp con người hướng đến.
+ Tư thế ngắm trăng: Lặng im, cái nhìn tha thiết, đầy cảm xúc, trút hết tình cảm qua cái nhìn.
+ Câu thứ tư: Nhân hóa "trăng" như con người: Đáp lại cái nhìn của thi nhân, cảm thông, xót xa trước hoàn cảnh của thi nhân.
+ Sự hoán đổi người nhìn: con người biến thành chủ thể tỏa sáng
→ Trăng và con người sóng đôi. Hai cái đẹp song song, tỏa sáng cộng hưởng → Tù ngục trở thành nơi gặp gỡ của cái đẹp.
+ Sự tĩnh lặng của không gian làm nổi bật tâm trạng xao xuyến của Bác
+ Mở đầu là "ngục trung", kết thúc "thi gia" → Nhà tù không có tù nhân, chỉ có thi nhân → Bản lĩnh hơn người của Bác: Đứng cao hơn hoàn cảnh.
* Kết luận chung:
+ Thể thơ thất ngôn ngắn gọn hàm súc
+ Tinh thần lạc quan, ung dung trước hoàn cảnh khó khăn của Bác.
3. Kết bài
- Bài học về thái độ sống, quan điểm sống, tấm lòng yêu thiên nhiên Bác muốn gửi gắm
tham khảo
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác phẩm "ngắm trăng"
- Nằm trong tập thơ "Nhật ký trong tù".
2. Thân bài
* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
+ Trong những năm 1942 -1943 khi Bác Hồ bị bắt giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch.
+ Là một trong hai mươi bài thơ thuộc tập "Nhật ký trong tù".
* Nội dung bài thơ:
+ Ghi lại bức tranh hiện thực trong tù của Người
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng mãnh liệt của Bác
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu tự do.
* Phân tích bài thơ:
- Hai câu đầu: Bức tranh hiện thực, hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt
+ Người xưa "vọng nguyệt": phải có rượu, có hoa, có bầu bạn với Hoàn cảnh của Bác: Trong ngục, không có gì (không rượu không hoa).
→ Hoàn cảnh chật hẹp, thiếu thốn.
+ "Ngục trung": Hoàn cảnh tù đày
+ Câu thơ là lời giãi bày của Bác với vầng trăng tri kỉ.
+ Điệp từ "vô": Cho thấy sự thiếu thốn mọi bề, chỉ có xiềng xích, gông cùm.
- Câu hai: Cảm xúc của Bác trước cảnh vật: Xốn xang, bồi hồi, lại bối rối, rạo rực.
+ Sự rung động mạnh mẽ của tâm hồn thi nhân dù chỉ có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng qua song sắt nhà tù.
+ Cảnh đêm quá đẹp, tâm hồn nhạy cảm của Bác đã rung động trước vẻ đẹp của vầng trăng đêm nay.
+ Vầng trăng tự do trôi giữa trời → Gợi cảm hứng thi nhân, vừa gợi lên khát vọng tự do trong Bác
- Hai câu sau:
+ Hoàn cảnh buộc Người chỉ có thể thưởng trăng qua khung cửa sổ.
+ Khung cửa bé - Cảm xúc dạt dào
+ Câu thơ thứ ba: Trăng là vẻ đẹp con người hướng đến.
+ Tư thế ngắm trăng: Lặng im, cái nhìn tha thiết, đầy cảm xúc, trút hết tình cảm qua cái nhìn.
+ Câu thứ tư: Nhân hóa "trăng" như con người: Đáp lại cái nhìn của thi nhân, cảm thông, xót xa trước hoàn cảnh của thi nhân.
+ Sự hoán đổi người nhìn: con người biến thành chủ thể tỏa sáng
→ Trăng và con người sóng đôi. Hai cái đẹp song song, tỏa sáng cộng hưởng → Tù ngục trở thành nơi gặp gỡ của cái đẹp.
+ Sự tĩnh lặng của không gian làm nổi bật tâm trạng xao xuyến của Bác
+ Mở đầu là "ngục trung", kết thúc "thi gia" → Nhà tù không có tù nhân, chỉ có thi nhân → Bản lĩnh hơn người của Bác: Đứng cao hơn hoàn cảnh.
* Kết luận chung:
+ Thể thơ thất ngôn ngắn gọn hàm súc
+ Tinh thần lạc quan, ung dung trước hoàn cảnh khó khăn của Bác.
3. Kết bài
- Bài học về thái độ sống, quan điểm sống, tấm lòng yêu thiên nhiên Bác muốn gửi gắm
Bước chân vào hoạt động cách mạng, lần đầu tiên anh thanh niên Tố Hữu đã bị bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên. Sau khi bị giam được khoảng 3 tháng, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này qua đó anh đã bộc lộ tâm trạng ngột ngạt, uất hận của mình ở trong tù và lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động của anh - một người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi.
‘Khi con tu hú gọi bẩy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn cây dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... ‘
Mở đầu bài thơ là một bức tranh cảnh vật quê hương lúc vào hè. Bằng trí tưởng tượng khá nhạy bén, nhà thơ trong bốn bức tường giam đã dựng lên một bức tranh sôi động, khoáng đãng lạ thường về cảnh vật quê hương với tiếng chim tu hú bỗng cất lên đâu đây (‘Khi con tu hú gọi bầy’) và ngân nga xa như gọi mùa hè đến. Và mùa hè đã ùa đến sống động, rộn ràng như mở rộng, lan toả dần khắp quê hương: ‘Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần’, câu thơ gợi cho người đọc cảm tưởng như thiên nhiên và cuộc sống của quê hương cũng đang ‘chín’ dần lên, đầm ấm, ngọt ngào. Rồi ‘vườn râm’ bỗng ‘rộn tiếng ve ngân’ và một mùa hè đầy màu sắc rực rỡ như đang trải ra trước mắt nhà thơ: ‘Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào’.
Bầu trời cũng thật là cao rộng: ‘Trời xanh càng rộng càng cao’ và cứ như cao thêm, rộng thêm mãi ra để đôi ba ‘con diều sáo’ thả sức ‘lộn nhào’ trên ‘từng không’ của quê hương đang bước vào hè. Âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ, hình ảnh sống động, đó là những nét nổi bật trong bức tranh cảnh vật quê hương lúc bước vào hè do trí tưởng tượng nhạy bén của nhà thơ đã dựng lên khi chợt nghe thấy tiếng chim tu hú gọi bầy ở đâu xa bỗng vọng vào trong bốn bức tường nhà giam.
Đặc biệt, hình ảnh ‘đôi con diều sáo lộn nhào từng không’ là một nét điển hình của nông thôn Việt Nam thanh bình và tự do. ở đây nó như nói với ta tâm trạng khao khát tự do, khao khát hoạt động của nhà thơ, của người thanh niên yêu nước Tố Hữu. Nó trở thành nét đặc sắc và sống động nhất, trở thành hình ảnh có sức thu hút mạnh nhất trong toàn cảnh bức tranh vào hè của quê hương.
‘Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! '
Nếu bức tranh ở khổ thơ trên là bức tranh cảnh vậy thì bức tranh ở khổ thơ dưới là bức tranh con người,hay nói cho đúng hơn đó là bức tranh tâm trạng con người trước cảnh vật. Đó là tâm trạng ngột ngạt đến muốn ‘chết uất’ của bản thân nhà thơ. Mùa hè của quê hương ùa dậy sôi động, rực rỡ, khoáng đạt như thế mà nhà thơ lại bị giam cầm trong bốn bức tường chật hẹp của nhà tù nghẹt thở nhưthế này!
‘Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muôn đạp tan phòng, hè ôi! ‘
Phép tu từ thậm xưng ‘muốn đạp tan phòng’ biểu hiện mạnh mẽ tình cảm khao khát tự do, khao khát muốn thoát khỏi lao tù để hoạt động của nhà thơ. Bởi vì:
‘Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứkêu’
Lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động của tuổi trẻ như càng bị thôi thúc mạnh mẽ, càng được nhân lên, càng trở lên mãnh liệt khi tiếng con chim tu hú ngoài trời cứ vọng vào liên tiếp và gợi lên bức tranh vào hè sôi động và khoáng đãng của quê hương. Song, mọi cảnh vật quê hương đều là do tưởng tượng mà thấy được dù là rất ‘thực’: riêng tiếng kêu của con chim tu hú gọi hè ở ngoài trời là có thực, có vọng vào bốn bức tường nhà giam thật là da diết, nó rót vào tai, nó xoáy vào tâm tư con người với một sức dồn nén tới mức nhà thơ phải kêu lên, như một tiếng kêu thống thiết để đòi tự do:
‘Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu’
Ý nghĩa độc đáo của hình ảnh con chim tu hú trở lại một lần nữa ở cuối bài thơ chính là ỏ chỗ đó. Nó khắc sâu thêm chủ đề của bài thơ một cách hồn nhiên, chân thực...
Khi mới là một thanh niên 19 tuổi đời, đang sôi nổi hoạt động cách mạng tại thành phố Huế thì Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ. Tại đây, tác giả có dịp “nghỉ dân” và sáng tác thơ ca. Những bài thơ trong tù được in trong tập “từ ấy”. Bài thơ “Khi con tu hú” là bài thơ lục bát rút trong tập thơ này đã vẽ nên một bức tranh mùa hè và hơn hết mọi hình ảnh vẫn là nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Bắt đầu là “Khi con tú hú gọi bầy”, mang đến cho người tù sự liên tưởng về không gian bên ngoài với “Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần” với “ Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”, với trời xanh và “Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”… Một bức tranh sinh động đầy sức sống, đầy màu sắc, âm thanh vang lên từ chính tâm hồn đang khao khát tự do, muốn hòa mình cùng thiên nhiên, trời đất của tác giả. Người đang bị giam cầm trong xà lim Thừa Phủ ấy. Đó cũng là cảnh đẩy người tù đến tâm trạng:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu.
Có thể nói âm thanh của tiếng chim tu hú là mối dây duy nhất lúc này đưa người đang mang thân tù tội về với cuộc đời, mỗi âm thanh là một tín hiệu về cuộc sống và cũng chở những suy tư của nhà thơ: yêu đời nhưng bị tách đời, muốn hòa mình vào cuộc đời nhưng lại bị ngăn cách hữu hình với song sắt nhà tù.
- Chất thép:
+ Trong bài không được thể hiện trực tiếp, không nói chuyện thép, không lên giọng thép mà chỉ được nhắc đến và hiểu qua những lời hồn hiên, bông đùa.
+ Tư thế ung dung trong cảnh ngục tù, đó là tinh thần thép vượt lên trên mọi gian khổ của nhà tù
- Chất trữ tình
+ Tình yêu thiên nhiên, sự giao hòa với thiên nhiên: hình ảnh trăng, hoa.
+ Nhân vật trữ tình là người lãng mạn: dù ở trong tù nhưng vẫn có mong muốn uống rượu, ngắm trăng, thưởng hoa…
Hình tượng nhân vật trữ tình trong hai bài thơ "Đi đường" và "Ngắm trăng":
1. Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài "Đi đường":
- Nhân vật phải trải qua chặng đường gian khổ từ nhà lao này đến nhà lao khác (Phân tích 2 câu đầu)
- Nhân vật trữ tình lại rắn rỏi phi thường, vượt lên trên những khó khăn gian khổ ấy bằng một tinh thần thép, sự lạc quan hơn người (phân tích 2 câu sau)
2. Hình tượng nhân vật trữ tình trong "Ngắm trăng":
- Nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh tù đày, dù thiếu đi những yếu tố để thưởng thức cái đẹp (người xưa thường coi 3 yếu tố: rượu, hoa, trăng là những thứ không thể thiếu để tao nhân hưởng lạc) (Phân tích 2 câu đầu)
- Nhân vật trữ tình bằng tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan phơi phới đã mở rộng lòng mình để thưởng thức ánh trăng và được thiên nhiên đáp lại tình cảm đó. (2 câu sau)
=> chất chiến sĩ xen lẫn thi sĩ, nét cổ điển xen lẫn hiện đại