">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2018

I. Mở bài:
- Giới thiệu một vài nét về tác giả:
+ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là ‘bà chúa thơ Nôm’.
+ Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.
+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.
+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời.
- Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ.
+ Bài thất ngôn tứ tuyệt ‘bánh trôi nước’ tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ (chép trọn vẹn văn bản):
‘Thân em... tấm lòng son’
+ Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.

II. Thân bài:
‘Bánh trôi nước’ là một bài thơ bình dị về đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.
1. Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’.
2. Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:
‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’
‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.
- Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.
3. Câu thơ thứ 2 và thứ 3 mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa:
‘Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’
- Thành ngữ được vận dụng ‘bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh’ trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo ‘tam tòng’ khắc nghiệt... gây nên.
- Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô' phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay ke’ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’...
- Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.
4.Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.
- Cấu trúc câu thơ: ‘Mặc dù... mà vẫn...’ ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ ‘vẫn’ làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam:
‘Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son’

III. Kết bài:
- ‘Bánh trôi nước’là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương.

3 tháng 12 2018

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

7 tháng 12 2016

Mở bài:

– Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Bà đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến.
– Bài thơ Bánh trôi nước là loại thơ vịnh vật, kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao quý của người phụ nữa.
Thân bài:
* Câu 1 & 2: Hình ảnh bánh trôi nước và ý nghĩa ẩn dụ của nó:
– Bánh trôi là thứ bánh hình tròn làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ, lụôc trong nước sôi, chìm nổi vài ba lần là chín.
– Mượn những đặc điểm đó, Hồ Xuân Hương ám chỉ thân phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ. Họ bị lễ giáo phong kiến ràng buộc, bị tước quyền làm chủ bản thân, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.
* Câu 3 & 4: Phảm giá trong sách, cao quý của người phụ nữ:
– Tiếp tục vẫn là một hình ảnh có nghĩa ẩn dụ: Rắn nạt mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
– Ngầm khẳng định: Cuộc đời dù có ba chìm bảy nổi, đầy gian nan, thử thách,… người phụ nữ vẫn giữ trọn phẩm chất cao quý (tấm lòng son) của mình.
– Cách nói khiêm nhường nhưng cứng cỏi như một lời thách thức với các thế lực bạo tàn đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm người phụ nữ.
Kết bài:
– Bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt 28 chữ mà hàm chứa sâu xa ý nghĩa nhân sinh
– Cách nhìn và cách nghĩ tiến bộ của Hồ Xuân Hương đậm tính nhân văn do đó mà bài thơ sống mãi với thời gian

7 tháng 12 2016

DÀN BÀI

I.Mở bài:

-Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến.

-Bài thơ Bánh trôi nướclà loại thơ vịnh vật, kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao quý của người phụ nữ.

II.Thân bài:

-Câu 1 và 2: Hình ảnh chiếc bánh trôi nước và ý nghĩa ẩn dụ của nó:

-Bánh trôi là thứ bánh hình tròn làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ, luộc trong nước sôi, chìm nổi vài lần là chín.

-Mượn những đặc điểm trên, Hồ Xuân Hương ám chỉ thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non.Họ bị lễ giáo phong kiến ràng buộc, bị tước quyền làm chủ của bản thân, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.

-Câu 3 và 4: Phẩm giá trong sạch, cao quý của người phụ nữ:

-Tiếp tục vẫn là một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

-Ngầm khẳng định: Cuộc đời dù có ba chìm bảy nổi, đầy gian nan, thử thách... nhưng người phụ nữ vẫn giữ trọn phẩm chất cao quý, (tấm lòng son) của mình.

-Cách nói khiêm nhường nhưng cứng cỏi, như một lời thách thức với các thế lực bạo tàn đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm phụ nữ.

III.Kết bài

-Bài thơ tứ tuyệt 28 chữ mà hàm chứa sâu xa ý nghĩa nhân sinh.

-Cách nhìn và cách nghĩ tiến bộ của Hồ Xuân Hương đậm tính nhân văn, do đó mà thơ bà sống mãi với thời gian.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

22 tháng 12 2021

Mở bài: giới thiệu về tác phẩm
thân bài: phân tích cụ thể từng câu thơ và ý nghĩa
               Ví dụ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước qua đó miêu tả vẽ đẹp của ngừời phụ nữ xưa.
               một mẹo nx là nên nhận xét sơ về nghệ thuật
Kết bài: nói lên cảm nghĩ về vài thơ, cách sử dụng vốn từ điêu luyện của tác giả nx là xong

3 tháng 12 2018

Dàn ý Cảm nghĩ về bài Sông núi nước Nam lớp 7

LINK : http://vforum.vn/diendan/showthread.php?123714-Dan-y-Cam-nghi-ve-bai-Song-nui-nuoc-Nam-lop-7

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Sông núi nước Nam

Ví dụ:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Đọc những câu thơ trên ta đã thấy được tinh thần yêu nước, thể hiện qua sự khẳng định chủ quyền của dân tộc. dân tộc ta được người xưa khẳng định và ghi nhận qua tác phẩm Nam Quốc Sơn Hà của Lí Thường Kiệt vào cuối năm 1076.
II. Thân bài: neu cảm nghĩ về tác phẩm Sông nuối nước Nam
1. Cảm nghĩ về câu thứ nhất: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

  • Tác giả khẳng định người Nam phải ở nước Nam
  • Vua Nam thì phải ở nước Nam
  • Đã phân định rõ ràng vêc chủ quyền và lãnh thổ

2. Cảm nghĩ về câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

  • Tác giả khẳng định rằng chủ quyền này đã được định rõ ở sách trời
  • Tác giả được thể hiện được chân lí sống, chân lí lẻ thường tình
  • Sự xâm lược của các nước khác là sai lầm

3. Cảm nghĩ về câu thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

  • Tác giả giận dữ và có thái độ khinh bỉ đối với kẻ thù
  • Tác giả cho rằng địa phận nước ta tại sao dám xâm lăng
  • Thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc của tác giả

4. Câu cuối cùng: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

  • Tác giả cảnh cáo rằng làm trái sách trời sẽ bị quả báo
  • Khẳng định lại một lần nữa chủ quyền của mình

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Sông núi nước Nam
Ví dụ:
Đây là một bài thơ hết sức ý nghĩa, bài thơ thể hiện được tinh thần yêu nước và sự căm thù giặc của tác giả. Đây được coi như “ bài thơ thần” vì nó khích lệ tinh thần của quân và dân ta.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “ Cảm nghĩ của em về bài thơ sông núi nước nam” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Sông núi nước Nam
Ví dụ:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Đọc những câu thơ trên ta đã thấy được tinh thần yêu nước, thể hiện qua sự khẳng định chủ quyền của dân tộc. dân tộc ta được người xưa khẳng định và ghi nhận qua tác phẩm Nam Quốc Sơn Hà của Lí Thường Kiệt vào cuối năm 1076.
II. Thân bài: neu cảm nghĩ về tác phẩm Sông nuối nước Nam
1. Cảm nghĩ về câu thứ nhất: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

  • Tác giả khẳng định người Nam phải ở nước Nam
  • Vua Nam thì phải ở nước Nam
  • Đã phân định rõ ràng vêc chủ quyền và lãnh thổ

2. Cảm nghĩ về câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

  • Tác giả khẳng định rằng chủ quyền này đã được định rõ ở sách trời
  • Tác giả được thể hiện được chân lí sống, chân lí lẻ thường tình
  • Sự xâm lược của các nước khác là sai lầm

3. Cảm nghĩ về câu thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

  • Tác giả giận dữ và có thái độ khinh bỉ đối với kẻ thù
  • Tác giả cho rằng địa phận nước ta tại sao dám xâm lăng
  • Thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc của tác giả

4. Câu cuối cùng: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

  • Tác giả cảnh cáo rằng làm trái sách trời sẽ bị quả báo
  • Khẳng định lại một lần nữa chủ quyền của mình

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Sông núi nước Nam
Ví dụ:
Đây là một bài thơ hết sức ý nghĩa, bài thơ thể hiện được tinh thần yêu nước và sự căm thù giặc của tác giả. Đây được coi như “ bài thơ thần” vì nó khích lệ tinh thần của quân và dân ta.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “ Cảm nghĩ của em về bài thơ sông núi nước nam” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

10 tháng 1 2022

Tham Khảo 
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.

29 tháng 10 2017

I. Mở bài:
- Giới thiệu một vài nét về tác giả:
+ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là ‘bà chúa thơ Nôm’.
+ Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.
+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.
+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời.
- Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ.
+ Bài thất ngôn tứ tuyệt ‘bánh trôi nước’ tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ (chép trọn vẹn văn bản):
‘Thân em... tấm lòng son’
+ Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.

II. Thân bài:
‘Bánh trôi nước’ là một bài thơ bình dị về đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.
1. Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’.
2. Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:
‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’
‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.
- Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.
3. Câu thơ thứ 2 và thứ 3 mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa:
‘Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’
- Thành ngữ được vận dụng ‘bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh’ trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo ‘tam tòng’ khắc nghiệt... gây nên.
- Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô' phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay ke’ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’...
- Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.
4.Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.
- Cấu trúc câu thơ: ‘Mặc dù... mà vẫn...’ ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ ‘vẫn’ làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam:
‘Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son’

III. Kết bài:
- ‘Bánh trôi nước’là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương.

29 tháng 10 2017

LÀm xong nha!

10 tháng 12 2021

Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc 
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.