Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài tham khảo 1
1. Phần Mở bài
- Mỗi cảnh đẹp của làng quê Việt Nam đều đem đến cho em một ấn tượng riêng thật lí thú: Cảnh một dòng sông, cảnh một vườn dừa, cảnh một vườn cây trái sum suê hoặc cảnh một vườn cau vươn mình trong nắng sớm...
- Có một khu vườn làm say lòng em không kém, đó là khu vườn trong bài văn Lao Xao của nhà văn Duy Khán. Đọc bài văn Lao Xao của ông, trước mắt em hiện ra một bức tranh làng quê Việt Nam với khu vườn đầy màu sắc, âm thanh và hương vị vào một ngày chớm hè, đẹp trời.
2. Phần Thân bài
a). Cảnh cây cối, hoa, ong và bướm
- Khu vườn có màu xanh của cây cối um tùm. Nhiều loại cây trái cao thấp khác nhau với những cành lá xum xuê.
- Khu vườn hiện lên với màu sắc và hương thơm đặc trưng của những thứ hoa của vùng quê Kinh Bắc: “Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ …thơm như mùi mít chín”
- Khu vườn có âm thanh của đàn ong “ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau dễ hút mật ở hoa”.
- Từng đàn bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao khi bị các loài ong xua đuổi.
- Cây cối, hoa, ong và bướm là những sự vật góp phần tạo nên vẻ sống động, tươi đẹp của khu vườn.
b). Cảnh các loài chim
Nổi bật trên bức tranh đầy màu sắc, âm thanh và hương vị của khu vườn chính là hình ảnh các loài chim. Bao nhiêu loài chim tụ hội về đây khoe sắc và khoe tếng hót. Mỗi loài có tiếng kêu, tiêng hót riêng nhưng tất cả hòa vào nhau tạo nên âm thanh ồn ã của khu vườn.
- Chim bồ các vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuối đánh “Các... các... các"
- Những chú sáo sậu, sáo đen đậu trên lưng trâu mà hót mừng được mùa.
- Riêng chim tu hú kêu báo mùa vải chín.
- Đàn chim ngói hay qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn.
- Những chú chim nhạn bay liệng tít tận mây xanh.
- Những chú chim hiền lành gắn liền với cuộc sống của con người.
Chúng họp thành một thế giới đáng yêu với những âm thanh rộn rã tưng bừng. Nó làm cho cuộc sống của con người thêm vui, thêm sống động...
Bên cạnh những loài chim gần gũi đáng yêu, ta bắt gặp trong khu vườn những loài chim mà bấy lâu nay con người gán cho nó những “cái tội” mà nó không có hoặc mọi người ghét chúng bởi chúng có hại cho cuộc sống của con người.
- Những chú chim bìm bịp khoác bộ áo cánh nâu suốt đêm ngày rúc trong bụi cây kêu “bịp bịp”. Không biết từ bao giờ, con người gán cho nó cái tội “lừa bịp” để rồi suốt ngày đêm nó phải rúc trong các bụi cây và cất tiếg kêu ai oán.
- Những con diều hâu mũi khoằm luôn rình mò để bắt trộm gà.
- Những con quạ đen, quạ khoang lia lia láu láu thường bắt gà con và ăn trộm trứng gà.
- Những con chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Chúng thường dùng cánh xía chết chim bồ câu của người nuôi.
- Những chú chim chèo bẻo vừa có tật xấu lại vừa “làm” được việc tốt. Nó xấu bởi nó là “kẻ cắp”. Còn nó “tốt” bởi nó biết đánh diều hâu, đánh quạ, đánh chim cắt, những loài chim chuyên rình lấy trộm trứng, bắt trộm gà và giết chim bồ câu...
3. Phần Kết bài
- Khu vườn với cây cối xanh tươi, với hương hoa ngào ngạt, với muôn vàn âm thanh của ong bướm chim muông đã làm cho bức tranh làng quê Việt Nam thêm thân thương, nồng ấm.
- Em thêm yêu cảnh làng quê Việt Nam với thiên nhiên tươi đẹp đầy âm thanh, màu sắc và hương vị ngọt ngào...
Bài tham khảo 2
Mở bài:
+ Giới thiệu đối tượng định tả là khu vuờn trong một buổi sáng đẹp trời.
Thân bài:
+ Tả những nét bao quát về khu vườn:
- Vườn nhà ai? (nhà em hay nhà hàng xóm mà em có dịp đến chơi; ở đâu?)
- Kích thước: Rộng hay hẹp? Vườn được tả vào buổi sáng sớm của mùa nào trong năm?
Màu sắc, hình ảnh chung nhất là gì?
+ Tả chi tiết khu vườn:
- Không gian: Bầu trời, mây, nắng, gió...
- Vườn trồng những loại cây gì? Tả đặc điểm của từng loại cây? (hoa, lá, quả, hương thơm riêng...).
- Những con vật trong vườn: Đàn gà đang đi kiếm mồi, lũ chim trên các cành cây...
- Âm thanh: Huyên náo, ồn ào, tưng bừng…
Bài tham khảo 3
Mở bài:
Buổi sáng đầu hè, khu vườn thật đẹp và sôi động bởi tiếng chim ca.
Thân bài
* Tả khu vườn:
- Hoa lá chuyển mình theo tiếng gọi của ngày mới:
+ Cây hoa lan nở từng chùm.
+ Hoa dẻ mảnh khảnh, hoa móng rồng bụ bẫm.
+ Hàng râm bụt đỏ tươi và bóng bẩy.
+ Ong vàng, ong mật, ong vò đi hút mật.
- Chim muông hội tụ, cuộc sống sôi nổi:
+ Bồ các kêu vang.
+ Sáo sậu, sáo đen hót thánh thót.
+ Bìm bịp lững thững trong bụi cây.
+ Chào mào liến thoắng.
+ Chim sâu nhảy nhót trong vòm lá.
+ Chim ngói ghé qua rồi vội vã kéo nhau về phía cánh đồng.
* Tả trận đánh giữa diều hâu, gà mẹ và chèo bẻo:
- Trên tầng cao, một con diều hâu rú lên và liệng vòng quanh.
- Đàn gà con đang vui đùa bỗng chạy núp vào cánh mẹ.
- Gà mẹ dang rộng cánh để che chở cho đàn con.
- Diều hâu quắp chú gà con bay lên ngọn tre.
- Chèo bẻo tấn công diều hâu, cắt.
* Khu vườn thật sinh động, xinh đẹp.
Kết bài
- Nhìn khu vườn, lòng em thêm rạo rực.
- Em mong nó mãi phảng phất mùi hương của hoa thơm, trái ngọt, mãi mãi vọng về tiếng chim hót líu lo.
Bài tham khảo 4
a) Mở bài: Giới thiệu khu vườn vào buổi sáng đẹp trời.
b) Thân bài: Miêu tả chi tiết khu vườn.
- Không khí trong lành, mát mẻ.
- Ánh sáng chiếu len lỏi trên từng kẻ lá.
- Cây, hoa: Hình dáng, màu sắc, hương thơm...
- Cảnh sinh hoạt của thế giới động vật.
+ Chim, ong , bướm, kiến...
+ Đặc trưng của từng loài: Hình dáng, hành động.
c) Kết bài: Cảm nghĩ của em về khu vườn.
MB: Giới thiệu tình huống gặp gỡ: Buổi sáng hôm qua, lớp em có một tiết ngoại khóa Ngữ văn. Cả lớp sôi nổi bàn về chủ đề: Truyện cổ tích. Bao nhiêu thắc mắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện dân gian này chúng em đều được cô giáo giải đáp ngọn ngành. Nhưng cuối giờ, cô giáo cho chúng em một bài tập mà đứa nào đứa nấy cứ bắt đầu bứt tại mãi không trả lời cho được. Các em hãy cho Cô biết tại sao Cô Tấm hiền như thế mà kết cục truyện lại có hành động trả thù mẹ con Cám lạ kỳ như vậy.
- Cô giao bài tập, em ngồi nghxi suốt buổi trưa rồi chằng thể tìm được câu trả lời cho thoả đáng. Những ý nghĩa làm hai mắt em mỏi mệt vô cùng, em chìm vào giấc ngủ và rồi... đi vào một giấc mơ.
TB: *Kể lại diễn biến câu chuyện:
- Ngạc nhiên, không biết đây là đâu.
- Thấy 1 cô gái hiền dịu bước ra.
- Giới thiệu, biết đó là Tấm.
- Vui mừng khi gặp được Tấm.
- Giới thiệu về bản thân.
- Kể lại kết thúc truyện sáng nay học. Đưa ra thắc mắc.
- Chị Tấm buồn rầu, chị đứng dậy và giải đáp: (Bạn có thể sử dụng cách giải đáp sau nhé!):
A! Chị hiểu ra rồi. Trên thực tế dù có ác đến mấy cũng chẳng ai làm như vậy và nếu là chị thì lại càng không thể. Nhưng em biết không, dù sao thì chuyện về chị cũng là cổ tích, điều gì cũng có thể xảy ra. Có lẽ lưu truyền lâu đời ở dân gian nên câu chuyện về chị đã thay đổi ít nhiều. Nhân dân ta vốn thích sự công bằng và yêu thương rất mực những người hiền lành hiếu thảo nên mới thêm vào cái nội dung như em vừa kể. Mẹ con chị Cám dù sao cũng gây ra bao điều tàn ác, riêng với chị, chị cũng đã phải chết đi chết lại đến mấy lần. Dân gian nghĩ rằng gây ra ác nghiệp chắc chắn sẽ bị người đời ác báo nên mới nghĩ ra cái chết xứng đáng với mẹ con chị Cám như vậy.
- Cảm ơn chị rồi tạm biệt ra về.
KB: Bừng tỉnh dậy và vui mừng cảm ơn chị Tấm đã giải đáp thắc mắc của mình.
(P/s: k dùm mình nhé! Cảm ơn trước nha)
Bài dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu chung
- Người đó là sai trong gia đình? Tại sao bạn lại nói về người đó ( VD như đó là người mình yêu quí nhất, thương mình nhất hay quan tâm mình nhất..)
b. Thân bài:
* Ngoại hình:
- Tả Vóc dáng
- Giọng nói
- đặc điểm nổi bật nhất:
* Tính nết:
- Thương yêu, giúp đỡ đỡ bạn…
- Căm ghét kẻ xấu…
- kể một câu chuyện đáng nhớ vs người đó khiến bạn cảm động
* Tình cảm bạn dành cho người đó:
- Sự đáp lại của bạn với những gì người đó đã làm
- luôn gđỡ vô điều kiện
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em:
( Bài học nhận thức và hành động) Sẽ luôn yêu quý, kính trọng, thương yêu người đó, đồng thời luôn có hết sức để giúp đỡ người đó, xem người đó là tấm gương học tập và làm việc....
Chúc bn học tốt!!!!!!!!!!!!!!!
1. Phần Mở bài
- Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi" của báo Thiếu niên tiền phong.
- Câu chuyện nói về tình cảm, suy nghĩ của người anh với cô em gái Kiều Phương của mình.
- Tuy chỉ xuất hiện qua lời kể và qua tâm trạng của người anh, nhưng nhân vật Kiều Phương đã để lại ấn tượng rất đẹp trong em.
2. Phần Thân bài
a). Em yêu thích nhân vật Kiều Phương vì Kiều Phương là cô bé hồn nhiên và ngây thơ.
- Sự hồn nhiên và ngây thơ trước hết thể hiện ở chỗ Kiều Phương vui vẻ nhận biệt hiệu là “Mèo". Kiều Phương còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè.
- Sự hồn nhiên ngây thơ còn thể hiện ở chỗ Kiều Phương hay lục lọi các đồ vật trong nhà một cách thích thú.
- Kiều Phương “vênh mặt” trả lời hồn nhiên “Mèo mà lại! Em không phá là được.,” khi người anh trai tỏ vẻ khó chịu “Này, em không để chúng nó yên được à!"
- Kiều Phương vừa làm những việc bố mẹ phân công vừa hát vui vẻ.
- Tất cả những chi tiết trên đều nói lên Kiều Phương là nhân vật luôn hồn nhiên ngây thơ và đáng yêu. Chính vẻ hồn nhiên ngây thơ này mà nhân vật Kiều Phương đã để lại trong em những tình cảm rất đẹp.
b). Kiều Phương là cô bé có tài năng hội họa
- Kiều Phương là người có lòng say mê hội họa. Tự mình, Phương cho ra thuốc vẽ với nhiều màu khác nhau: đỏ, vàng, xanh, đen,... Chĩ cần qua chi tiết mà người anh trai Kiều Phương kế lại việc chế ra thuốc vẽ màu đen, ta cũng đủ thấy Kiều Phương say mê hội họa như thế nào: “Một hôm, tôi gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào, các đít xoong chảo bị nó cạo trổng cả”.
- Kiều Phương là cô bé có tài hội họa. Qua lời khen của họa sĩ Tiến Lê và qua sự ngạc nhiên của ba mẹ Kiều Phương thôi, ta cũng thấy rõ điều đó.
+ Họa sĩ Tiến Lê nói với ba của Kiều Phương: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?”
- Ba của Kiều Phương thì hết sức ngạc nhiên: “Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó. cái con Mèo hay lục lọi ấy!”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.”
- Mẹ của Kiều Phương thì không kìm được xúc động trước lời khen của họa sĩ Tiến Lê dành cho con gái mình.
- Tài hội họa đó được thể hiện qua sáu bức tranh mà họa sĩ Tiến Lê đã quan sát và nhận xét.
- Tài hội họa của Kiều Phương được khẳng định qua bức tranh Phương đoạt giải nhất trong trại thi vẽ quốc tế.
Sự tài năng hội họa của Kiều Phương có được nhờ vốn bẩm sinh cộng với lòng yêu thích say mê nghệ thuật của Phương.
c). Kiều Phương là cô bé có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu
- Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm thật trong sáng. Chính anh trai Kiều Phương đã phải nói về em gái của mình: “Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ dang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Chi một lời nói, một cử chi cũng đủ nói lên Kiều Phương có tình cảm trong sáng và đáng yêu.
- Phải là người có tình cảm trong sáng và nhân hậu, Kiều Phương mới vẽ được tranh về anh trai mình đẹp và có ý nghĩa như vậy:
“Trong tranh, một chủ bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú kì nhông chỉ sự suy tư mà còn mơ mộng nữa”,
- Lời người anh trai muôn nói với mẹ mình ở cuối tác phẩm chính là lời khẳng định về tâm hồn của Kiều Phương: “Không phải con dâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu cứa em con đấy".
3. Phần Kết bài
- Nhân vật Kiều Phương trong truyện không chỉ là người có tài hội họa mà còn có tấm lòng nhân hậu. Chính tấm lòng trong sáng và nhân hậu của người em đã làm cho người anh trai nhìn rõ hơn về mình, để vượt lên những hạn chế của bản thân. Nhân vật người anh trai có thể hoàn thiện mình hơn nhờ tấm chân tình của người em gái hồn nhiên và đáng yêu.
- Kiều Phương là tấm gương sáng cho em: phải say mê trong học tập cũng như trong việc thực hiện những ước mơ hoài bão của mình thì mới có được thành công.
- Trong cuộc sống, ta không tự ti, mặc cảm và ích kỉ, nhỏ nhen. Ta cần vượt lên chính mình trong mọi hoàn cảnh để cuộc sống tốt đẹp luôn đến với chúng ta.
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nói đến
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi.
II. Thân bài
1. Quê tôi trước đổi mới
a. Cơ sở hạ tầng
- Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kỉ;
- Đường: đường đất; nhỏ; đầy bùn;….
- Trường học: lụp xụp; bất tiện; mái ngoái cũ;….
- Chợ: diện tích nhỏ; ích hàng hóa; ít người mua bán;….
b. Đời sống con người:
- Con người vất vả và lam lũ
- Làm ruộng là chủ yếu
- Thu nhập rất thấp
- Trẻ em không được đến trường, phải nghĩ học sớm; lâm vào tệ nạn xã hội;….
2. Quê tôi sau đổi mới:
a. cơ sở hạ tầng:
- Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự dổi mới của quê hương
- Quê em có rất nhiều đổi mới
- Em rất yêu que em
- Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn
Hk tốt
Bài lam :
Buổi sáng hôm qua, lớp em có một tiết ngoại khóa Ngữ văn. Cả lớp sôi nổi bàn về chủ đề: Truyện cổ tích. Bao nhiêu thắc mắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện dân gian này chúng em đều được cô giáo giải đáp ngọn ngành. Nhưng cuối giờ, cô giáo cho chúng em một bài tập mà đứa nào đứa nấy cứ bắt đầu bứt tại mãi không trả lời cho được. Các em hãy cho Cô biết tại sao Cô Tấm hiền như thế mà kết cục truyện lại có hành động trả thù mẹ con Cám lạ kỳ như vậy.
Cô cho chúng em mang bài tập về nhà nhưng ngồi nghĩ suốt cả buổi trưa, em cũng chẳng thể tìm được câu trả lời cho thoả đáng. Những ý nghĩa làm hai mắt em mỏi mệt vô cùng, em chìm vào giấc ngủ và rồi... đi vào một giấc mơ.
- Ôi! Ở đâu mà trang hoàng nguy nga như vậy! Em băn khoăn tự hỏi.
Đúng lúc đó có một cô gái hiền dịu bước ra:
- Em là ai? Có chuyện gì mà lại đến đâu?
- Em... em... không biết! Vậy chị là ai?
- Chị là chị Tấm!
Vậy là em đang ở trong thế giới của truyện cổ tích à? May quá! Gặp chị Tấm ở đây chắc mình sẽ hỏi được câu trả lời. Nghĩ vậy, em liền cất tiếng:
- Thưa chị! Em đang sống ở thế kỷ XXI. Hôm nay chúng em học một bài về chị. Nhưng cả lớp em đều thắc mắc, tại sao hiền như cô Tấm mà lại giết chết cô Cám thảm thương như vậy?
- Có chuyện như thế thật sao? Chị Tấm ngỡ ngàng.
- Em nói thật mà, chị không tin sao?
Thế là em kể lại cho chị Tấm nghe trọn kết cục câu chuyện mà chúng em được học.
Câu chuyện vừa kết thúc, chị Tấm liền ngồi thụp xuống, mặt chị tỏ vẻ rất buồn rầu. Nhưng rồi tự nhiên chị đứng dậy mạnh mẽ và dứt khoát:
- A! Chị hiểu ra rồi. Trên thực tế dù có ác đến mấy cũng chẳng ai làm như vậy và nếu là chị thì lại càng không thể. Nhưng em biết không, dù sao thì chuyện về chị cũng là cổ tích, điều gì cũng có thể xảy ra. Có lẽ lưu truyền lâu đời ở dân gian nên câu chuyện về chị đã thay đổi ít nhiều. Nhân dân ta vốn thích sự công bằng và yêu thương rất mực những người hiền lành hiếu thảo nên mới thêm vào cái nội dung như em vừa kể. Mẹ con chị Cám dù sao cũng gây ra bao điều tàn ác, riêng với chị, chị cũng đã phải chết đi chết lại đến mấy lần. Dân gian nghĩ rằng gây ra ác nghiệp chắc chắn sẽ bị người đời ác báo nên mới nghĩ ra cái chết xứng đáng với mẹ con chị Cám như vậy.
- Ôi! Cảm ơn chị bây giờ thì em đã hiểu rồi.
Em tạm biệt chị, không ngờ cũng đã đến giữa buổi chiều, em giật mình ra khỏi giấc mơ khi nghe tiếng reo của chiếc đồng hồ báo thức. Em bừng tỉnh, vui mừng cảm ơn chị Tấm. Bây giờ trong lòng em đang thầm nghĩ, câu trả lời của em ngày mai chắc chắn sẽ được cô giáo đánh giá rất cao. Em tin cô sẽ rất hài lòng.
( Dàn ý mình không chi tiết mấy, mình ghi một số ý tưởng làm bài, khi viết bài văn hoàn chỉnh, bạn dựa theo các ý nha!)
LẬP DÀN Ý:
I: Mở bài:
Tôi có một người chị cùng cha khác mẹ với tôi. Mẹ chị ấy đã mất. Sau đó, bố lấy mẹ và sinh ra tôi. Chị ta không có tình yêu của mẹ, còn tôi thì lúc nào cũng được mẹ yêu chiều và chăm sóc tốt. Bởi vì không cùng một mẹ đẻ ra nên tôi không yêu quý gì đến chị ta mặc dù lúc nào chị ấy cũng rất yêu thương tôi như em ruột. Một hôm, tôi được gặp nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám.
II: Thân bài:
- Miêu tả lại sự ngạc nhiên khi được gặp Tấm, miêu tả dáng người và vui vẻ nói chuyện cùng nhân vật này.
- Tấm hỏi tôi có biết Cám- người em cùng cha khác mẹ với Tấm không? Tôi trả lời là có và nhận xét luôn về nhân vật Cám này. Đặc biệt phải nhận xét một cách không có ấn tượng với nhân vật Cám.
- Tấm sẽ nói cho tôi biết mình cx giống như Cám trong câu chuyện và khuyên tôi bài học phải yêu lấy người chị cùng cha khác mẹ của mình. Tôi nhận ra mình đã sai và yêu chị hơn.
- Bỗng nghe thấy tiếng mẹ gọi dậy, tôi biết đó là một giấc mơ nhưng giấc mơ đó thật ý nghĩa, tôi đi làm lành với chị và yêu chị ấy hơn.
III:KB:
Hai chị em tôi, mặc dù không phải cùng một mẹ đẻ ra nhưng chúng tôi giờ đã rất gắn kết với nhau, yêu thương nhau khiến bố mẹ vui lòng.
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nói đến
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi.
II. Thân bài
1. Quê tôi trước đổi mới
a. Cơ sở hạ tầng
- Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kỉ;
- Đường: đường đất; nhỏ; đầy bùn;….
- Trường học: lụp xụp; bất tiện; mái ngoái cũ;….
- Chợ: diện tích nhỏ; ích hàng hóa; ít người mua bán;….
b. Đời sống con người:
- Con người vất vả và lam lũ
- Làm ruộng là chủ yếu
- Thu nhập rất thấp
- Trẻ em không được đến trường, phải nghĩ học sớm; lâm vào tệ nạn xã hội;….
2. Quê tôi sau đổi mới:
a. cơ sở hạ tầng:
- Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự dổi mới của quê hương
- Quê em có rất nhiều đổi mới
- Em rất yêu que em
- Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn
Xin loi ban nha nhung mk o tp co.Sorry cau tra loi cua ban rat hay nhung mk ko o mien Trung ma o mien Bắc co:-!
1. Mở bài
- Suốt chín tháng học tập ở thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.
- Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.
- Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.
2. Thân bài
a) Giới thiệu về quê nội
Quê nội em ở tỉnh Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.
Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sữa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.
Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...
Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.
b) Kỉ niệm đáng nhớ trên quê nội
- Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sữa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.
- Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.
- Kì nghỉ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.
- Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cùng muốn diều của mình bay cao nhất.
- Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.
- Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều của mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.
- Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.
- Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.
- Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.
- Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.
- Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.
3. Kết bài
- Một tháng về quê nội trôi qua thật nhanh. Em phải về nhà để chuẩn bị cho năm học mới.
Rồi một năm học sẽ trôi qua, em sẽ lại được về vùng quê yên bình của nội để được đi chăn trâu thả diều cùng các anh các chị ở quê.
Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kỉ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.
I- Mở bài:
- Giới thiệu khỏi quát về mẹ (bố)
II- Thân bài: Miờu tả chi tiết về mẹ (bố) trong hai tình huống cụ thể
1. Hình ảnh mẹ (bố) khi em mắc lỗi :
+ Nêu lí do: em mắc lỗi gì (ngắn gọn)
+ Miêu tả:
- Gương mặt: buồn bã
- Ánh mắt: ngạc nhiên/bực bội/đau đớn/thẫn thờ,…
- Thái độ: im lặng, không mắng mỏ, không hay nói cười
- Dáng đi: lặng lẽ,…
- Lời nói: Nghiêm khắc/ bao dung, nhẹ buồn,…
- Hình ảnh mẹ: da sạm lại, vết rạn chân chim nơi khoé mắt hằn sâu thêm, tay thô ráp, nụ cười vắng trên môi,...
- Cảm nghĩ: thương mẹ (bố), ân hận, tự trách mình, hứa và quyết tâm không bao giờ làm mẹ (bố) buồn nữa.
2. Hình ảnh mẹ (bố) khi em làm được việc tốt:
+ Việc tốt em làm…
+ Miêu tả:
- Nét mặt; tươi vui, rạng rỡ
- Ánh mắt: lấp lánh niềm vui
- Đi lại nhanh nhẹn
- Nói cười vui vẻ
- Lời nói: âu yếm, động viên khích lệ,...
à Cảm nghĩ bản thân: cố gắng làm nhiều việc tốt để bố mẹ vui lòng
III- Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ chung về tình yêu thương con cái của bố mẹ…
I. Mở bài:
Cũng như bao đứa trẻ khác, tôi có bố chở che, có mẹ yêu thương chăm sóc. Tôi yêu, tự hào và kính trọng bố vô cùng. Nhưng có lẽ người gần gũi dấu yêu nhất trong gia đình đối với tôi là mẹ. Mẹ đã sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn trưởng thành. Đôi tay thân thương, dòng sữa ấm áp, lời hát ru ngọt ngào của mẹ cứ lớn dần trong tôi, để tôi thêm yêu tha thiết và khắc ghi sâu hình ảnh mẹ lúc buồn cũng như lúc vui, khi tôi mắc lỗi cũng như khi làm được một việc tốt.
II. Thân bài:
- 1. Hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi:
“Vì con là con ba, con của ba rất ngoan
Vì con là con mẹ, con của mẹ rất hiền…”
Tôi thuộc bài hát này từ hồi đi học mẫu giáo. Nhưng tôi chưa hẳn là đứa con ngoan hiền của mẹ. Bởi cái tính hiếu động, nghịch ngợm của mình mà nhiều lúc tôi đã khiến mẹ buồn. Có một lần, mặc dù đã hơn một năm trôi qua, song mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh mẹ lúc ấy.
Lần đó tôi được điểm 4 môn toán. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ. Bởi đến trưa, vừa đi học về, tôi đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà với nét mặt vừa buồn vừa giận. Biết có chuyện, tôi len lén ôm cặp sách định lẻn lên gác, nhưng mẹ đã gọi lại. Tôi sợ hãi nghĩ thế nào mẹ cũng quát mắng và đánh cho một trận. Nhưng không, mẹ không đánh cũng chẳng nói to, chỉ nhẹ nhàng hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Tôi thở phào đoán mẹ chưa biết chuyện nên yên tâm nói dối một cách trơn tru. Khi mẹ hỏi về bài kiểm tra toán, tôi nói: “Mẹ hỏi làm gì? Con làm được tất. Với lại cô giáo chưa trả bài mẹ ạ!”(Nói dối vậy thôi, chứ thật ra điểm 4 toán to tướng đang nằm chềnh ềnh trong cặp sách tôi rồi). Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại. Trong đôi mắt mẹ thoáng một chút ngỡ ngàng, một chút bực bội, một chút thất vọng và cả đau đớn nữa. Cái cặp rơi xuống, xổ tung ra. Bài kiểm tra toán rơi ra ngoài nằm phơi giữa sàn nhà. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được. Mặt mẹ sầm lại, mẹ nhìn tôi nghiêm khắc như muốn nói: “Lâm! Con hư quá, đã học kém mà lại còn nói dối ư?”… Rồi mẹ buồn bã, thẫn thờ đi vào bếp.
Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng nề. Bố tôi ở lại cơ quan còn anh trai thì đi công tác, chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh thang. Mẹ lặng lẽ chuẩn bị bữa trưa một mình, không cần tôi giúp như mọi ngày. Rón rén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn phiền hiện trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ làm nhưng ánh mắt nhìn buồn bã xa xăm. Thường ngày mẹ rất hay cười và nói chuyện với tôi tôi, thế mà hôm nay mẹ chẳng nói cười gì cả. Hình như mẹ đang lén tiếng thở dài. Trên khuôn mặt hiền từ của mẹ đã có nhiều nếp nhăn nơi khoé mắt. Mấy sợi gân xanh nổi trên vầng trán rộng, đôi môi mẹ không còn tươi thắm như trước… Có phải vì tôi mà mẹ già trước tuổi hay không?
Tuy rất buồn, nhưng mẹ vẫn quan tâm chăm sóc tôi chu đáo. Mẹ giục tôi ăn cơm, nhắc tôi ngủ trưa để có sức học chiều. Mẹ càng quan tâm, tôi càng xót xa ân hận. Còn mẹ, chưa kịp nghỉ ngơi đã lại vội vã đến trường làm việc. Ánh nắng vàng vẫn nhảy nhót ngoài sân nhưng tôi chẳng thấy vui chút nào. Ánh mắt thất vọng, giọng nói buồn rầu của mẹ cứ ám ảnh mãi tâm trí tôi. Tôi biết, mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít mà mẹ đau đớn vì thái độ ngang ngạnh nói dối của tôi thì nhiều. Tôi thấy mình quả là một đứa trẻ hư. Tôi chỉ muốn oà khóc cho vơi đi phần nào nỗi ân hận đang giày vò trong lòng mình.
- 2. Hình ảnh mẹ khi em làm được một việc tốt:
Thời gian dần trôi, mẹ không bao giờ nhắc lại lỗi lầm của tôi nữa. Nhưng tôi thì luôn tự nhủ phải cố gắng sửa chữa sai lầm và làm nhiều việc giúp đỡ mẹ. Thế rồi điều mong ước cuối cùng cũng đến: tôi đã làm vui lòng mẹ với điểm 10 môn toán. Tuy đây chẳng phải là một việc tốt lớn lao như việc làm của nhiều bạn khác, song với tôi, nó đã để lại một dấu ấn khó phai. Hình ảnh mẹ lúc ấy đến tận bây giờ tôi cũng vẫn chưa quên được.
Hôm đó, khi đi học về, tôi tung tăng chạy ngay đến bên mẹ giơ bài kiểm tra ra khoe. Nhìn điểm 10 đỏ chói trên tay tôi, dường như bao vất vả, mệt nhọc trên khuôn mặt mẹ tan biến đi đâu hết. Mẹ ngạc nhiên, vui mừng hỏi lại: “Lâm được điểm 10 toán thật cơ à?” Mẹ kéo tôi vào lòng, đưa đôi bàn tay xương xương, gầy gầy vuốt nhẹ mái tóc rễ tre rối bù của tôi. Rồi mẹ đặt đôi tay ấm áp ấy lên hai má tôi khẽ nói: “Con trai của mẹ giỏi lắm! Nhưng con đừng tự thỏa mãn, phải cố gắng thật nhiều hơn nữa con a!”
Buổi trưa mùa đông hôm ấy cũng chỉ có mẹ và tôi, nhưng căm nhà không hề lạnh lẽo mà đầy ắp niềm vui và rộn rã tiếng cười. Mẹ đi lại nhanh nhẹn, vừa dọn dẹp nhà cửa vừa vui vẻ trò chuyện với tôi và đôi lúc còn cất tiếng hát khe khẽ nữa. Chuyện ở lớp, ở trường, chuyện thầy cô bè bạn,.. chuyện nào tôi kể mẹ cũng chăm chú lắng nghe. Vừa nghe mẹ vừa mỉm cười, gật gật đầu trìu mến. Gương mặt mẹ rạng rỡ niềm vui, đôi môi nở nụ cười tươi tắn. Hình như bao lo toan, tất bật hàng ngày không còn in dấu trên khuôn mặt mẹ. Ánh mắt mẹ lấp lánh rạng ngời. Mẹ nhìn tôi bao dung, âu yếm. Cái nhìn của mẹ vừa như muốn chia vui vừa như muốn động viên khích lệ tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trên cành cây, mấy chú chim lích chích truyền cành, ngó nghiêng ngoài cửa sổ như cũng muốn chia vui cùng với mẹ con tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc trước niềm vui của mẹ.
Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có rau với trứng, nhưng tôi ăn rất ngon miệng. Có lẽ bởi lòng tôi náo nức một niềm vui: Vui vì đã làm được một việc tốt nho nhỏ khiến mẹ hài lòng. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt để niềm vui và nụ cười đọng mãi trên gương mặt mẹ.
III. Kết bài:
Giờ đây, tuy đã là một cậu học sinh mười hai tuổi, nhưng tôi vẫn rất thích chạy nhảy, chơi đùa, nghịch ngợm. Song nhờ có mẹ, tôi cũng đã phần nào khôn lớn. Tôi biết rằng: hình ảnh mẹ, ánh mắt mẹ trong những lần tôi phạm lỗi cũng như làm được việc tốt sẽ luôn theo tôi, nhắc nhở tôi không mắc sai lầm trong cuộc sống, giúp tôi có thêm nghị lực vững bước trên đường đời
1. Phần Mở bài
- Mỗi cảnh đẹp của làng quê Việt Nam đều đem đến cho em một ấn tượng riêng thật lí thú: Cảnh một dòng sông, cảnh một vườn dừa, cảnh một vườn cây trái sum suê hoặc cảnh một vườn cau vươn mình trong nắng sớm...
- Có một khu vườn làm say lòng em không kém, đó là khu vườn trong bài văn Lao Xao của nhà văn Duy Khán. Đọc bài văn Lao Xao của ông, trước mắt em hiện ra một bức tranh làng quê Việt Nam với khu vườn đầy màu sắc, âm thanh và hương vị vào một ngày chớm hè, đẹp trời.
2. Phần Thân bài
a). Cảnh cây cối, hoa, ong và bướm
- Khu vườn có màu xanh của cây cối um tùm. Nhiều loại cây trái cao thấp khác nhau với những cành lá xum xuê.
- Khu vườn hiện lên với màu sắc và hương thơm đặc trưng của những thứ hoa của vùng quê Kinh Bắc: “Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ …thơm như mùi mít chín”
- Khu vườn có âm thanh của đàn ong “ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau dễ hút mật ở hoa”.
- Từng đàn bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao khi bị các loài ong xua đuổi.
- Cây cối, hoa, ong và bướm là những sự vật góp phần tạo nên vẻ sống động, tươi đẹp của khu vườn.
b). Cảnh các loài chim
Nổi bật trên bức tranh đầy màu sắc, âm thanh và hương vị của khu vườn chính là hình ảnh các loài chim. Bao nhiêu loài chim tụ hội về đây khoe sắc và khoe tếng hót. Mỗi loài có tiếng kêu, tiêng hót riêng nhưng tất cả hòa vào nhau tạo nên âm thanh ồn ã của khu vườn.
- Chim bồ các vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuối đánh “Các... các... các"
- Những chú sáo sậu, sáo đen đậu trên lưng trâu mà hót mừng được mùa.
- Riêng chim tu hú kêu báo mùa vải chín.
- Đàn chim ngói hay qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn.
- Những chú chim nhạn bay liệng tít tận mây xanh.
- Những chú chim hiền lành gắn liền với cuộc sống của con người.
Chúng họp thành một thế giới đáng yêu với những âm thanh rộn rã tưng bừng. Nó làm cho cuộc sống của con người thêm vui, thêm sống động...
Bên cạnh những loài chim gần gũi đáng yêu, ta bắt gặp trong khu vườn những loài chim mà bấy lâu nay con người gán cho nó những “cái tội” mà nó không có hoặc mọi người ghét chúng bởi chúng có hại cho cuộc sống của con người.
- Những chú chim bìm bịp khoác bộ áo cánh nâu suốt đêm ngày rúc trong bụi cây kêu “bịp bịp”. Không biết từ bao giờ, con người gán cho nó cái tội “lừa bịp” để rồi suốt ngày đêm nó phải rúc trong các bụi cây và cất tiếg kêu ai oán.
- Những con diều hâu mũi khoằm luôn rình mò để bắt trộm gà.
- Những con quạ đen, quạ khoang lia lia láu láu thường bắt gà con và ăn trộm trứng gà.
- Những con chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Chúng thường dùng cánh xía chết chim bồ câu của người nuôi.
- Những chú chim chèo bẻo vừa có tật xấu lại vừa “làm” được việc tốt. Nó xấu bởi nó là “kẻ cắp”. Còn nó “tốt” bởi nó biết đánh diều hâu, đánh quạ, đánh chim cắt, những loài chim chuyên rình lấy trộm trứng, bắt trộm gà và giết chim bồ câu...
3. Phần Kết bài
- Khu vườn với cây cối xanh tươi, với hương hoa ngào ngạt, với muôn vàn âm thanh của ong bướm chim muông đã làm cho bức tranh làng quê Việt Nam thêm thân thương, nồng ấm.
- Em thêm yêu cảnh làng quê Việt Nam với thiên nhiên tươi đẹp đầy âm thanh, màu sắc và hương vị ngọt ngào...