Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1)
Bài làm
CHƯƠNG TRÌNH HỘI TRẠI CHÚNG EM TIẾN BƯỚC TIIEO ĐOÀN
(Lớp 5C, Trường Tiếu học Trần Phú)
I. Mục đích
- Kỉ niệm ngày thành lập đoàn 26 - 3.
- Tạo điều kiện để các Đội viên tham gia các hoạt động tập thể.
II. Phân công chuẩn bị
- Họp chi đội để phổ biến nội dung: Chi đội trưởng
- Lều trại, dây buộc: Tổ 1 và tổ 2.
- Dựng trại: Tổ 3.
- Trang trí trại: Tổ 4.
- Văn nghệ, trò chơi: Lớp phó Văn - Thể - Mĩ (Mỹ Vân) phụ trách, một số bạn khác.
- Nước uống, bánh kẹo, hoa quả: Ngọc Nữ phụ trách và các bạn Anh, My, Nga, Hằng tham gia theo sự phân công của Ngọc Nữ.
- Thuốc, dầu gió, bông, băng cá nhân: Xuân Dung và Hoài Nhân.
III. Chương trình cụ thể
1. Họp chi đội để phổ biến nội dung, kế hoạch Hội trại: tiết sinh hoạt trưa thứ sáu ngày 15/3/2013.
2. Tổ chức cắm trại chủ nhật ngày 23/3/2013.
- 7 giờ: Học sinh tập trung về trường, kiểm tra quân số, dụng cụ chuẩn bị.
- 7 giờ 30 phút: Nhận vị trí dựng trại, dự Khai mạc Hội trại.
- 8 giờ đến 11 giờ: Dựng trại, tham gia trò chơi.
- 11giờ 30 phút đến 14 giờ: Ăn trưa, nghỉ trưa.
- 14 giờ đến 15 giờ: Ban giám khảo chấm trại.
- 15 giờ đến 17 giờ: Văn nghệ.
- 17 giờ đến 17 giờ 30 phút: Tổng kết toàn trường, nhổ trại.
2)
Bài làm
CHƯƠNG TRÌNH THI NGHI THỨC ĐỘI
(Chi đội 5A, Trường Lê Hồng Phong)
I. Mục đích
- Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Động viên các bạn Đội viên tham gia sinh hoạt tập thể.
II. Phân công chuẩn bị
- Ban giám khảo: Cô giáo chủ nhiệm lớp, chi đội trưởng, chi đội phó.
- Dẫn chương trình: bạn Diệu Hiền.
- Phổ biến nội dung cuộc thi: Chi đội trưởng.
- Chọn đội viên tham gia thi: Các phân đội trưởng.
- Chọn người tham gia cuộc thi của liên đội: Ban chỉ huy chi đội.
- Đội trưởng đội tuyển của chi đội: Nguyễn Huy Hoàng (chi đội trưởng)
III. Chương trình cụ thể:
1. Họp chi Đội để phổ biến nội dung, phân công nhiệm vụ: Tiết sinh hoạt lớp trưa thứ sáu ngày 15/3/2013.
2. Thi nghi thức Đội của chi đội: Chiều ngày 18/3/2013.
- 14 giờ đến 11 giờ 10 phút: Tuyên bố lí do (chi đội trưởng).
- 14 giờ 10 đến 15 giờ 30 phút: Thi nghi thức Đội (Chào cờ, tháo khăn quàng, thắt khăn quàng, đội hình đội ngũ, điều lệ Đội).
- 16 giờ: Công bố kết quả, phát thưởng.
Hằng năm, trước khi nghỉ hè, trường em thường tổ chức cho học sinh các lớp đi du lịch dã ngoại. Năm lớp ba, lớp em được đi chơi Suối Tiên.
Từ mờ sáng, chúng em đã tập trung tại sân trường. Bạn nào cũng ăn mặc gọn gàng, mang ba lô cá nhân trên vai, đi xăng-đan hoặc giầy vải. Chúng em mang theo thức ăn và nước uống. Cô y sĩ ở phòng y tế trường cũng đi với cả lớp. Khi xe bus đến, cô giáo và các bạn tổ trưởng đưa thức ăn và nước uống lên xe. Thầy Tổng phụ trách còn mang theo cả đàn ghi-ta, mấy tấm lều bạt và một chiếc máy quay hình nhỏ. Xe khởi hành lúc bảy giờ rưỡi, xuyên qua xa lộ rồi nhập vào dòng xe cộ trên quốc lộ Một A. Một giờ sau, xe dừng sát cổng khu du lịch Suối Tiên. Cả đoàn lịch kịch chuyển đồ đạc mang theo xuống những xe đẩy nhỏ, đẩy vào cổng. Suối Tiên là một khu du lịch lớn của thành phố. Ở đây, cảnh thiên nhiên được các kiến trúc sư tô điểm thiết kế rất kì vĩ, vừa tôn nét đẹp tự nhiên của suối, núi rừng vừa pha lẫn cảnh sắc hoành tráng của văn hoá dân tộc Việt. Trên các mỏm đá cao, núi đá được đẽo, khắc tạc thành những con rồng lớn. đuôi uốn khúc rất uy dũng. Trong khu du lịch có hồ bơi, hồ nuôi cá heo. Chúng em được xem cá heo biểu diễn, chơi bóng và chúng còn biết làm toán nữa. Sau khi chúng em xem cá heo làm xiếc xong, thầy cô giáo cho chúng em sinh hoạt tập thể. Những tấm lều bạt thầy phụ trách mang theo được trải ngay ngăn dưới bóng cây. Bạn Chi đội trưởng làm người dẫn chương trình, thầy phụ trách đệm đàn cho chúng em hát. Cô giáo em tươi tắn, gọn gàng trong bộ đồ thể thao, cô tươi cười động viên các bạn còn e lệ nhút nhát xung phong hát giúp vui. Cô vỗ tay bắt nhịp cho cả lớp hát bài "Em là mầm non của Đảng". Đểkết thúc chương trình sinh hoạt tập thể, cô giáo chủ nhiệm của em và thầy phụ trách cùng song ca bài "Reo vang bình minh ". Cả đoàn ăn trưa dưới bóng cây mát rượi. Sau đó chúng em giũ sạch lều bạt,dùng ba lô cá nhân làm gối, nghỉ trưa. Đúng mười bốn giờ, chúng em thức dậy, vệ sinh cá nhân rồi được các thầy cô dẫn đi xem suối và các trò chơi, gặp cảnh đẹp, thầy phụ trách lớp em lại bấm máy quay ghi hình. Chúng em ra xe trở về lúc mười sáu giờ. Trên xe, bạn Chi đội trưởng đề nghị cô ysĩ hát một bài vì lúc nãy cô chưa hát lần nào. Chúng em vỗ tay hoan hô, yêu câu cô hát. Cô hát thật hay,giọng cô trong, mạnh. Xe chạy về thành phố trong tiếng hát ấm áp của cô y sĩ và tiếng vỗtay theo nhịp của chúng em. Buổi dã ngoại kết thúc thật vui.
Sinh hoạt dã ngoại giúp chúng em được vui chơi, giải trí, tham quan nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp,mở mang nhiều kiến thức về đời sống, ứng xử. giao tiếp. Mỗi một lần đi dã ngoại., chúng em thấy yêu thiên nhiên và thân thiết với bạn bèmình hơn. Chúng em đều thấy mình lớn thêm, mạnh dạn và đoàn kết hơn.
Bài làm
CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN LÃM VỀ CHỦ ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Lớp 5B, Trường Trần Hưng Đạo)
I. Mục đích
- Tuyên truyền cho học sinh và mọi người thấy được lợi ích của việc bảo vệ môi trường.
- Vận động mọi người và học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Phân công chuẩn bị
- Họp lớp để phổ biến nội dung: Lớp trưởng (Trần Cao Minh)
- Chuẩn bị tranh ảnh về chủ đề “Bảo vệ môi trường”: Mỗi bạn có ít nhất 2 tranh tự vẽ hoặc sưu tầm.
- Ban tuyển chọn: Cô giáo chủ nhiệm lớp, lớp trướng, chi đội trưởng, lớp phó Văn - Thể - Mĩ.
- Trang trí lớp học để triển lãm: Hồng Thắm, Mạnh Cường.
- Giới thiệu chương trình: Trà My
III. Chương trình cụ thể
1. Họp lớp để phổ biến nội dung: Tiết sinh hoạt lớp trưa thứ sáu ngày 5/3/2013.
2. Tổ chức triển lãm: Tại phòng học chiều ngày 19/3/2013.
- 14 giờ đến 15 giờ: Trang trí lớp, trưng bày tranh ảnh.
- 15giờ đến 16 giờ: Đón khách, văn nghệ, giới thiệu tranh ảnh.
- 16 giờ 10 phút: Tổng kết.
- 16 giờ 10 đến 16 giờ 30 phút: Thu dọn tranh ảnh, dọn vệ sinh lớp học.
sao bạn không tra trên mạng cũng có mà sao phải hỏi ở olm
câu hỏi khó mấy bạn chơi olm không biết đâu
mik nhé thấy mik nới có lý thì nhé
Chương trình 4:
I. Mục đích:
1. Bày tỏ sự đồng cảm của thiếu nhi trường em trước nỗi mất mát về người và của đối với nhân dân và thiếu nhi ở các vùng vừa trải qua hoạn nạn do thiên tai gây ra.
2. Nhằm biểu hiện vẻ đẹp truyền thống đạo lí dân tộc "Lá lành đùm lá rách", "Một miếng khi đói bằng một gói khi no".
3. Trên cơ sở ủng hộ, giúp đỡ nhân dân và thiếu nhi vùng bị thiên tai, việc làm này còn nhằm thể hiện tinh thần cưu mang, đoàn kết trong cộng đồng. Từ đó, nhằm động viên mọi người nơi hoạn nạn nhanh chóng khắc phục khó khăn để tiếp tục ổn định cuộc sống vật chất cũng như tinh thần.
II. Phân công chuẩn bị
1. Trao đổi mục đích, ý nghĩa việc quyên góp ủng hộ đến cả lớp vào giờ sinh hoạt lớp.
2. Thống nhất về vật chất quyên góp: Bàng tiền hoặc quà (quần áo, sách vở, dụng cụ học tập…). Việc này sẽ do lớp trưởng đảm nhiệm phổ biến. Nêu rõ thời gian cùng nộp: Tiết sinh hoạt lớp vào ngày cuối tuần.
3. Lập Ban phụ trách vận động quyên góp, ủng hộ:
- Lớp trưởng : Trưởng ban.
- Lớp phó học tập : Phó ban.
- Các tổ trưởng : Thành viên.
- Tổng phụ trách chung : Chi đội trưởng.
Ban phụ trách đồng thời có trách nhiệm sau khi đã nhận tiền, quà từ vận động quyên góp thì đóng gói cẩn thận, chuyển lên nhà trường để chuyển đi theo địa chỉ cụ thể.
III. Chương trình cụ thể:
1. Thời gian thực hiện quyên góp: Tiết 1, sáng thứ 6, ngày… tháng… năm…
2. Địa điểm: Tại lớp 5A, Trường Tiểu học…
3. Thành phần:
a. Toàn thể lớp 5A, Trường Tiểu học…
b. Ban phụ trách vận động quyên góp ủng hộ.
4. Cách thức
a. Thầy (cô) chủ nhiệm, Ban phụ trách, Chi đội trưởng và lần lượt các tổ lên thực hiện hành động quyên góp ủng hộ.
- Các phần quà được xếp gọn gàng, trang trọng.
- Tiền mặt: Bỏ vào thùng quyên góp của lớp.
b. Kết thúc đợt vận động quyên góp ủng hộ.
- Trưởng ban công bố cụ thể: Số phần quà? Tổng số tiền mặt?
- Nơi nhận quyên góp ủng hộ của lớp 5A: Ban giám hiệu, Liên đội trưởng Trường Tiểu học ...
- Thời gian chuyển đến vùng bị thiên tai: ngày... tháng ... năm ...
Triển lãm về các chủ đề Bảo vệ môi trường, Yêu hoà bình, Uống nước nhớ nguồn...
Bài làm
CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN LÃM VỀ CHỦ ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Lớp 5B, Trường Trần Hưng Đạo)
I. Mục đích
- Tuyên truyền cho học sinh và mọi người thấy được lợi ích của việc bảo vệ môi trường.
- Vận động mọi người và học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Phân công chuẩn bị
- Họp lớp để phổ biến nội dung: Lớp trưởng (Trần Cao Minh)
- Chuẩn bị tranh ảnh về chủ đề “Bảo vệ môi trường”: Mỗi bạn có ít nhất 2 tranh tự vẽ hoặc sưu tầm.
- Ban tuyển chọn: Cô giáo chủ nhiệm lớp, lớp trướng, chi đội trưởng, lớp phó Văn - Thể - Mĩ.
- Trang trí lớp học để triển lãm: Hồng Thắm, Mạnh Cường.
- Giới thiệu chương trình: Trà My
III. Chương trình cụ thể
1. Họp lớp để phổ biến nội dung: Tiết sinh hoạt lớp trưa thứ sáu ngày 5/3/2013.
2. Tổ chức triển lãm: Tại phòng học chiều ngày 19/3/2013.
- 14 giờ đến 15 giờ: Trang trí lớp, trưng bày tranh ảnh.
- 15giờ đến 16 giờ: Đón khách, văn nghệ, giới thiệu tranh ảnh.
- 16 giờ 10 phút: Tổng kết.
- 16 giờ 10 đến 16 giờ 30 phút: Thu dọn tranh ảnh, dọn vệ sinh lớp học
Bài làm
CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN LÃM VỀ CHỦ ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Lớp 5B, Trường Trần Hưng Đạo)
I. Mục đích
- Tuyên truyền cho học sinh và mọi người thấy được lợi ích của việc bảo vệ môi trường.
- Vận động mọi người và học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Phân công chuẩn bị
- Họp lớp để phổ biến nội dung: Lớp trưởng (Trần Cao Minh)
- Chuẩn bị tranh ảnh về chủ đề “Bảo vệ môi trường”: Mỗi bạn có ít nhất 2 tranh tự vẽ hoặc sưu tầm.
- Ban tuyển chọn: Cô giáo chủ nhiệm lớp, lớp trướng, chi đội trưởng, lớp phó Văn - Thể - Mĩ.
- Trang trí lớp học để triển lãm: Hồng Thắm, Mạnh Cường.
- Giới thiệu chương trình: Trà My
III. Chương trình cụ thể
1. Họp lớp để phổ biến nội dung: Tiết sinh hoạt lớp trưa thứ sáu ngày 5/3/2013.
2. Tổ chức triển lãm: Tại phòng học chiều ngày 19/3/2013.
- 14 giờ đến 15 giờ: Trang trí lớp, trưng bày tranh ảnh.
- 15 giờ đến 16 giờ: Đón khách, văn nghệ, giới thiệu tranh ảnh.
3.
Tháng 12 năm nay, trường em phát động đợt thi đua theo chủ đề "Uống nước nhớ nguồn" với mục tiêu mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh làm được một việc tốt có ý nghĩa để chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.
Có lớp tổ chức viết thư gửi các chú bộ đội đang công tác ở hải đảo, ở các chốt biên phòng xa xôi. Có lớp tỏa về các xóm để giúp các gia đình thương binh liệt sĩ. Có chi đội mang quà đến tặng các thương binh hiện đang điều trị tại gia đình. Riêng lớp 5E của chúng em lại đi chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.
Sáng chủ nhật, chúng em theo cô giáo Thư và bạn Nga, bạn Thành trong Ban chỉ huy chi đội kéo đến Đồi Ây. Mỗi tổ được phân công mang theo một dụng cụ như cuốc, dao, liềm, chổi... Tổ en được chỉ định mang liềm.
Đúng 7 giờ rưỡi, 39 bạn và cô giáo đã hành quân tới Đồi Ây. Nắng mùa đông vàng nhạt. Gió thổi nhẹ nhưng khá lạnh. Hàng thông, hàng bạch đàn và những khóm liễu xung quanh nghĩa trang lao xao, thì thầm. Mộ 49 liệt sĩ được xây theo 7 hàng thẳng tắp. Đó là các chiến sĩ, cán bộ đơn vị pháo binh đã anh dũng hi sinh trong những trận chiến đấu bảo vệ cầu Thôn năm 1972, năm 1973. Ngôi mộ nào cũng có quốc huy với ngôi sao vàng năm cánh. Em và bạn Lộ, bạn Lan cắt cỏ, nhổ những cây hoang dại quanh từng nấm mồ. Bạn Hương, bạn Quỳnh, bạn Phương đi cắt tỉa các cành liễu bị gió làm gãy, bị sâu làm cho úa vàng. Bạn Trọng, Hùng, Cư đi thay cát mới, cát vàng vào các bình hương trên các mộ chí. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong Ban chỉ huy đội đi kiểm tra, đôn đốc. Khi cỏ, cành cây được vun thành đống lấp đầy các hố phía cuối nghĩa trang, cô giáo Thư và tất cả chúng em đi thắp hương lên các ngôi mộ liệt sĩ.
Cô giáo Thư cho biết máy bay Mĩ đến ném bom cầu Thông 6 trận. Cầu bị đánh sập ta lại bắc, giặc lại phá, ta lại xây. Ba máy bay Mĩ bị quân ta bắn cháy. Dân quân, trai tráng, các mẹ trong vùng đều hăng hái, dũng cảm phục vụ chiến đấu viết nên bài ca anh hùng của quê hương.
49 liệt sĩ, mỗi người ở một miền quê xa xôi: Yên Bái, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Ngãi... đã yên nghỉ vĩnh viễn tại quê hương chúng em. Cầu Thông năm xưa nay đã được bắc lại bốn nhịp, kiên cố, hiện đại. Quê em đã đổi mới. Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân của chúng em đã được xây dựng thật khang trang. Đến thãm Đồi Ây, đọc tên các liệt sĩ, trở về em cứ nao nao, bồi hồi mãi. Nén hương thơm mà chúng em thắp lên nghĩa trang Đồi Ây mang nặng bao nghĩa tình đối với các anh hùng liệt sĩ. Làng em cũng có 32 người con đi chiến đấu lại chiến trường miền Nam, đi mãi chưa về...
Mỗi người đều có những mơ ước, những định hướng trong nghề nghiệp của mình, người thì thích làm giáo viên, người thì thích làm bác sĩ,…Còn với em, em luôn thích thú với nghề công an. Bởi vậy, hình ảnh chú công an luôn là mẫu hình lí tưởng trong em.
Hằng ngày đến trường em đều phải đi qua những ngã tư đèn xanh đèn đỏ nên em luôn bắt gặp hình ảnh của những chú công an đứng đó. Bởi vậy nên, dù đường đông nhưng em vẫn có thể đi qua đường dễ dàng mà không lo bị tai nạn. Chú công còn còn khá trẻ, năm chỉ mới ngoài ba mươi tuổi thôi. Dáng người chú cao ráo, khuôn mặt vuông chữ điền cùng với làn da bánh mật bởi chú luôn phải đứng ngoài đường những lúc trời mưa cũng như trời nắng. Mái tóc chú đen nhánh, lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng. Chú có đôi mắt to và thông minh ẩn dưới cặp lông mày rậm rạp. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ quần áo ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh, cùng với tên chú và chức vụ ở đó. Chân đi giày đen bóng lộn, khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống hay có những lúc chú lại đeo những chiếc cùi sắt, càng tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho mọi người. Chú còn đội trên đầu chiếc mũ có đính huy hiệu của người cảnh sát. Ngôi sao đó giống như lý tưởng cao đẹp chú đang theo đuổi, là trọng trách của nghĩa vụ chú đảm đương.
Nhiệm vụ của chú là không trừ trời mưa hay trời nắng chú đều có mặt. Chú luôn đứng quan sát mọi người, ai mắc lỗi thì chú tuýt còi và dừng lại hỏi và xử phạt đúng mức với những hành vi vi phạm. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự và nề nếp hơn rất nhiều. Nhờ có chú công an mà em đi lại cũng cảm thấy an tâm hơn rất nhiều. Chú làm việc vô cùng nghiêm túc, phân minh chính trực kể cả là người nhà hay người quen biết, cứ có lỗi là phạt. Một hôm em chứng kiến được hai chiếc xe máy đua nhau phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng và chú tuýt còi luôn. Vẻ mặt chú rất nghiêm nghị bởi chú nói rằng tính mạng con người là trên hết, chú làm việc trước hết là vì lương tâm sau đó mới là trách nhiệm.
Hình ảnh chú công an mang những nét đẹp bình dị đã thắp lên trong em ngọn lửa của khát vọng được chung tay gìn giữ Tổ quốc mình. Em rất yêu quý và ngưỡng mộ chú.
Ngày nào đi học, em cũng đều đi ngang ngã tư gần nhà. Nơi ấy, xe cộ luôn tấp nập qua lại suốt ngày và đêm. Mẹ em mỗi lần trước khi em ra khỏi nhà đều dặn em nhìn đường cẩn thận ở đoạn đó để tránh xảy ra tai nạn. Nhưng mỗi ngày em đều thấy có một chú công an đứng ngay ở chỗ bùng binh, không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Bởi vậy nên, dù đường đông nhưng em vẫn có thể đi qua đường dễ dàng mà không lo bị tai nạn.
Chú công an còn khá trẻ, trông có vẻ mới chỉ hơn hai mươi lăm tuổi mà thôi. Chú có vóc người cao lớn, làn da màu bánh mật khỏe mạnh. Như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ đồ ka ki màu vàng sậm. Em thấy mùa hè chú hay mặc chiếc áo ngắn tay. Trên chiếc áo ấy, ở tay áo có đeo một cái băng đô in logo của đồng phục cảnh sát giao thông. Ở trước ngực là bảng tên, đơn vị bằng tấm mê - ka nền trắng chữ xanh rất nổi bật. Bộ quần áo luôn chỉn chu và thẳng thớm phần nào cho em thấy rằng chú rất trân trọng bộ đồng phục này của mình.
Chú đi giày đen bóng loáng. Chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch xuống dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông. Những thứ ấy trông càng làm cho chú thêm oai vệ và uy nghiêm, mang vẻ đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi.
Ngày nào em đi học ngang qua cũng thấy chú đứng đó. Dù trời nắng gắt hay trời lạnh, chú đều đứng nghiêm, mắt quan sát tnhf hình giao thông đường phố. Miệng chú ngậm còi, hai cánh tay thay cho mệnh lệnh, cứ đưa lên rồi hạ xuống, sang trái rồi lại qua phải. Chính nhờ có những mệnh lệnh ấy mà dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, đi một cách có trật tự, có nề nếp.
Thi thoảng có một vài chiếc xe máy hay xe ô tô đậu chớm quá vạch sơn trắng nhô lên lấn đường, chú liền ngay lập tức thổi còi ra hiệu lùi lại. Những chiếc xe ấy vội vã lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn nghe lời như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy vậy. Chú làm việc vô cùng nghiêm túc, không thiên vị một người nào dù có quen biết hay là người nhà đi nữa.
Em nhớ có một lần trên đường đi học về đã chứng kiến một việc rất thanh liêm của chú. Lúc ấy là giờ tan tầm nên xe cộ đi lại đều rất đông, em rất khó khăn để có thể sang được đường bên kia một cách an toàn. Lúc ấy, có hai người đi một chiếc xe máy lạng lách để vượt qua những xe khác mà đi lên trước. Ngay lập tức, chú tuýt còi gọi hai người ấy lại, yêu cầu họ dừng lại, tắt máy và dắt xe lên vỉa hẻ ngay gần ấy, vừa vặn là chỗ em đứng. Chính vì vậy, em có cơ hội được lắng nghe và chứng kiến toàn bộ sự việc. Vì đi sai nên chú yêu cầu lập biên bản và tiến hành giữ xe vì họ không mang giấy tờ xe đi cùng. Khi nghe đến đấy, họ lập tức lên tiếng nói với chú rằng:
- Dẫu sao cũng là chỗ quen biết, thôi thì anh bỏ qua cho bọn em đi anh.
- Thật xin lỗi nhưng luật là luật. Hai em không tuân thủ, là người quen biết thì anh phải càng phải phạt.
Chú cương quyết đáp lại rồi tiến hành thủ tục làm việc mặc kệ hai người kia có nài nỉ thế nào. Em rất ngưỡng mộ chú ở tính cương trực, tận tâm, tận tụy với nghề. Ngày hôm ấy về nhà, em đã luôn nghĩ đến chú.
Em ngưỡng mộ chú công an nhiều lắm! Nhờ có chú mà đường phố lúc nào cũng an toàn cả. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để có một ngày được trở thành chú cảnh sát giao thông như chú.