Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những thành tựu văn minh cơ bản:
* Ý nghĩa:
- Chữ viết Hy Lạp và La Mã đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt là nền tảng chữ viết theo hệ chữ La-tinh hiện nay.
- Triết học được xem là những thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, tạo nên cơ sở hình thành của triết học châu Âu sau này.
- Thiên Chúa giáo được lan tỏa mạnh mẽ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới.
- Việc tính lịch và quan sát thiên văn có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống đương thời, đồng thời là cơ sở cho cách tính lịch sau này.
- Những hiểu biết về khoa học của cư dân Hy Lạp và La Mã được ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống và cũng là nền tảng của khoa học hiện đại.
- Hy Lạp và La Mã đạt tới trình độ cao, mang tính thực tế và tinh thần dân tộc sâu sắc trong lĩnh vực nghệ thuật, công trình kiến trúc.
=> Tất cả những thành tựu trên đã tạo ra một nền văn minh rực rỡ nhiều lĩnh vực, là cơ sở đầu tiên của nền văn minh phương Tây sau này.
* Đền Pác-tê-nông tại A-ten (Hy Lạp):
Được xây dựng từ 447 TCN đến 432 TCN, ngôi đền được dựng lên để thờ nữ thần A-the-na – vị thần bảo hộ thành A-ten. Bố cục gồm bốn khu vực chính: Tiền sảnh; gian thờ, nơi đặt tượng nữ thần A-the-na; khu vực để châu báu; hậu sảnh. Toàn bộ ngôi đền được thiết kế theo phong cách Doris đặc trưng với kết cấu đơn giản, tinh tế. Pác-tê-nông được coi là biểu tượng của nền dân chủ A-ten, là một trong những công trình kiến trúc văn hóa vĩ đại của văn minh Hy Lạp cổ đại nói riêng và thế giới nói chung.
Ý nghĩa:
Tất cả những thành tựu đạt được của văn minh thời Phục hưng là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Đó là tinh thần nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng và văn học, là sự sáng tạo và phát minh trong khoa học với những ý tưởng đi trước thời đại, là chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật.
Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới, bức tượng này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam Tứ Xuyên (Trung Quốc). Được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1996. Chiều cao 71 mét, bức tượng đã mô tả Phật Di Lặc đang ngồi và hai tay đặt lên gối. Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, bức tượng này vẫn giữ sức hút đặc biệt với người dân và khách du lịch, hàng năm khách du lịch đến tham quan rất đông, đây là một bức tượng lạc giữa bức tranh thiên nhiên tạo nên một khung cảnh khó quên đối với những ai từng đặt chân tới.
Yêu cầu số 1: Các thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại
- Các thành tựu tiêu biểu:
+ Chữ viết: người Ai Cập cổ đại sáng tạo ra chữ tượng hình, chữ được viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa-pi-rút.
+ Toán học: phát minh ra phép đểm lấy số 10 làm sơ sở; giỏi về hinh học; tính được số Pi bằng 3,16.
+ Về kiến trúc và điêu khắc: cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sự,...
+ Ngoài ra, cư dân Ai Cập cổ đại còn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác, như: Lịch pháp, Thiên văn học, Văn học, Y học
- Giới thiệu về Tượng nhân sư canh giữ Kim tự tháp Kê-ốp:
+ Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho Kim tự tháp kê-ốp, trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nin của Ai Cập.
+ Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m.
+ Theo quan niệm của người Ai Cập, tượng nhân sư (có phần đầu là nam giới, phần thân là sư tử) tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh.
=> Tượng Nhân sư đã cho thấy sự tinh tế, bài tay tài hoa và sự miệt mài sáng tạo nghệ thuật của của người Ai Cập cổ đại.
Yêu cầu số 2: Ý nghĩa những thành tựu văn minh:
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
- Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: phép đếm lấy số 10 làm cơ sở…
Những thành tựu của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại:
- Về chữ viết: cư dân Ấn Độ sớm tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Phạn.
- Về văn học: tiêu biểu là Kinh Vê-đam sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
- Về tôn giáo: là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hin-đu giáo, Phật giáo, là nơi du nhập, phát triển Đạo hồi.
- Về kiến trúc và điêu khắc: phổ biến là những công trình được khoét trong núi đá. Gắn liền với những ngôi chùa là những pho tượng Phật được tạc bằng đá rất tinh xảo.
- Về toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, đặc biệt là phát minh ra chữ số 0. Tính được căn bậc 2, căn bậc 3.
Ý nghĩa của những thành tựu văn minh đó: Phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác, các công trình kiến trúc vừa thể hiện ảnh hưởng tôn giáo tới nghệ thuật, vừa thể hiện trình độ phát triển cao của con người. Nhiều thành tựu nghệ thuật Ấn Độ đã trở thành di sản văn hóa có giá trị lớn của nhân loại.
Văn minh Chăm-pa | Văn minh Phù Nam | |
Tương đồng | - Cơ sở tự nhiên : + Có các dòng sông lớn, như: sông Thu Bồn ở Chăm-pa; sông Cửu Long ở Phù Nam. + Có các đồng bằng phù sa màu mỡ + Tiếp giáp với biển - Cơ sở xã hội: cư dân bản địa là người Môn cổ; bên cạnh đó còn có một bộ phận dân cư di cư từ nơi khác tới. | |
Khác biệt | - Địa bàn hình thành: vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay. - Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp. | - Địa bàn hình thành: ở lưu vực sông Cửu Long (thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay). - Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng |
a/ Thành tựu vật chất, tinh thần của cư dân Chăm-pa
- Thành tựu về đời sống vật chất:
+ Nguồn lương thực chính là: gạo nếp, gạo tẻ; kê, đậu,.. ngoài ra còn có nguồn hải sản đa dạng với các loại cá, tôm, ốc,…
+ Trang phục: nam, nữ thường quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức,
+ Vua thường ở trong lầu cao, dân thường ở nhà sản dựng bằng gỗ.
+ Thuyển đi biển phổ biến là loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu lái và mũi thuyền đểu uốn cong.
+ Kĩ thuật làm đồ gốm và xây dựng đền tháp rất phát triển.
- Thành tựu về đời sống tinh thần:
+ Sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn
+ Văn học dân gian và văn học viết cùng song hành tồn tại.
+ Tín ngưỡng – tôn giáo: có tục thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các mô chum; tiếp thu các tôn giáo của Ấn Độ là: Phật giáo và Hin-đu giáo
+ Cư dân có tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo cao.
+ Âm nhạc và ca múa đặc biệt phát triển.
b/ Thành tựu vật chất, tinh thần của cư dân Phù Nam
- Thành tựu về đời sống vật chất:
+ Nguồn lương thực, thực phẩm chính là: lúa gạo, rau, củ, quả; gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản…
+ Trang phục tuỳ theo từng tầng lớp xã hội: dân nghèo dùng vải may quần áo, nhà giàu dùng tơ lụa, gấm. Trang phục phổ biến là mặc áo chui đầu hoặc ở trần, dùng vải quân làm váy, người dân đi chân đất hoặc đi dép bằng gỗ; còn vua đi dép băng ngà voi. Cư dân đặc biệt thích đeo đồ trang sức làm bằng đá quý, thuỷ tinh, vàng, bạc,...
+ Cư dân sống chủ yếu trong các nhà sản bằng gỗ.
+ Việc di chuyển đi lại giữa các khu vực chủ yếu bằng thuyền bè trên kênh rạch, sông, biển
Những thành tựu cơ bản:
- Trí tuệ nhân tạo (AI): trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt rô-bốt thông minh.
- Internet kết nối vạn vật dựa trên nền tảng sự kết nối của con người với các thiết bị điện tử. Có phạm vi ứng dụng rộng lớn.
- Dữ liệu lớn (Big Data) chỉ một tập hợp dữ liệu lớn và phức tạp bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám sát.
- Ngoài ra còn đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực : công nghệ sinh học, công nghệ nano, xe tự lái, điện toán đám mây,…
Giới thiệu thành tựu công nghệ sinh học:
Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới. Sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải… Ba công nghệ sinh học chủ yếu tác động đến sự thay đổi cuộc sống con người là công nghệ gen (công nghệ di truyền), nuôi cấy mô và nhân bản.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (còn được gọi là Cách mạng công nghiệp của máy móc) đã diễn ra vào khoảng thế kỷ 18 và 19, và đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản quan trọng.
Một số thành tựu đáng chú ý bao gồm:
1. Sự phát triển của máy móc và công nghệ sản xuất: Các máy móc đã được phát triển để thay thế lao động thủ công, giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
2. Sự phát triển của ngành công nghiệp: Các ngành công nghiệp mới đã được tạo ra, bao gồm ngành dệt may, ngành thép và ngành điện.
3. Sự phát triển của hệ thống giao thông: Các phương tiện vận chuyển mới đã được phát triển, bao gồm tàu hỏa và tàu thủy, giúp vận chuyển hàng hóa và người dễ dàng hơn.
4. Sự phát triển của khoa học và công nghệ: Các phát minh mới đã được tạo ra, bao gồm đèn điện, động cơ đốt trong và điện thoại.
Trong số các thành tựu này, sự phát triển của máy móc và công nghệ sản xuất có vai trò quan trọng nhất. Các máy móc đã giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, mở ra cơ hội cho sự phát triển của các ngành công nghiệp mới và tạo ra những công việc mới. Sự phát triển của máy móc và công nghệ sản xuất cũng đã thay đổi cách thức sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, đưa ra một mô hình sản xuất công nghiệp hiện đại.
Ai Cập cổ đại
Trung Hoa
cổ - trung đại
Ấn Độ
cổ - trung đại
Chữ viết
- Chữ tượng hình (viết trên giấy Pa-pi-rút)
- Giáp cốt văn
- Kim văn
- Tiểu triện,
- Lệ thư
- Khải thư….
- Chữ Bra-mi
- Chữ Phạn
Tư tưởng,
tôn giáo
- Thờ các vị thần tự nhiên
- Tin vào sự bất tử của linh hồn
- Nho giáo
- Đạo giáo
- Tiếp thu Phật giáo của Ấn Độ và sáng tạo ra nhiều tông phái mới
- Phật giáo
- Ấn Độ giáo
Toán học
- Phép đếm lấy số 10 làm sơ sở
- Số Pi = 3.16
- Sách Cửu chương toán thuật…
- Hệ thống 10 chữ số (từ 0 đến 9)
Kiến trúc,
Điêu khắc
- Kim tự tháp
- Tượng nhân sư
- Vạn lí trường thành
- Lăng Li Sơn…
- Chùa hang A-gian-ta
- Đại bảo tháp San-chi
- Lăng Ta-giơ Ma-han
Lĩnh vực
khác
- Lịch
- Lưỡi cày
- Bánh xe…
- Kĩ thuật làm giấy
- La bàn
- Kĩ thuật in
- Thuốc súng
- Kinh Vê-đa
- 2 bộ sử thi Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta
- Vở kịch Sơ-cun-tơ-la